Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích truyện ngắn Người trong bao của Sê-Khốp

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
520
0
0
Trần Đan Phương
01/08/2017 01:43:35
Đề bài: Phân tích tác phẩm Người trong bao của Sê-Khốp
Bài làm
An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp là nhà văn nổi tiếng của văn học Nga thế kỉ XIX. Ông là đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga. Vốn là một bác sĩ, ông đã viết văn để chỉ ra những căn bệnh tinh thần của thời đại ông.
Tác phẩm Người trong bao kể về một viên chức có cách sống của một kẻ thích "trong bao". Thực chất, đó là một cách sống trốn tránh, hèn nhát, xu phụ, luôn sống trong sơ hãi. Và chính cách sống đó cũng gây nên một hoàn cảnh đen tối, sự ngột ngạt, khó thở cho chính những người xung quanh. Tâm lí nô lệ, hèn đớn, bạc nhược, tự ti là hình ảnh của cuộc sống công chức Nga cuối thế kỉ XIX, một lối sống thảm hại, bạc nhược khiếp sợ trước cường quyền. Lối sống đó phản ánh bầu không khí ngột ngạt, nặng nề thời chuyên chế bao trùm xã hội.

1. Người trong bao - chân dung mang tính biếm hoạ
Người trong bao là biệt hiệu người ta gọi Bê-li-cốp - một giáo viên trung học. Bỡi lẽ, hắn có một nếp sống lạ kì: chỉ thích chui vào những cái bao. Qua lời Bu-rkin, một đồng nghiệp : ô hắn để trong bao ; chiếc đồng hổ quả quýt cũng để trong bao ; dao cũng đặt ở trong bao ; bộ mặt dường như cũng ở trong bao ; xe ngựa cũng cho kéo mui lên ; phòng ngủ của hắn cũng chật như một cái hộp ; dù nóng bức, hắn cũng trùm chăn kín đầu ; cả ý nghĩ của mình, hắn cũng cố giấu vào bao. Nói tóm lại, con người này có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hẳn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
Hơn thế nữa, trong cách sống, hắn còn tự tạo nên những cái bao vô hình khác, rất an toàn : lúc nào cũng ngợi ca quá khứ ; ca ngợi chữ Hi Lạp, một thứ từ ngữ ; ngợi ca những gì không bao giờ có thật; che giấu cả ý nghĩ.
Với những chi tiết được miêu tả rõ ràng như vậy, chân dung kì quặc của người trong bao đã hiện lên thật sinh động. Bên cạnh đó, hắn còn được đặc tả : lúc nào cũng kè kè giày cao su và cái ô. Chi tiết này nhắc lại nhiều lần làm hoàn chỉnh bức chân dung đầy tính biếm hoạ : người "trong bao" !
Vì sao vậy ? Vì sao hắn luôn muốn trốn trong những cái bao như vậy ? Con người đó sợ cái gì ? Hoá ra, hắn sợ tất cả. Hắn sợ cuộc sống hiện thực với tất cả những cái bề bộn, vừa vui thú, vừa tẻ nhạt, vừa vô nghĩa nhưng cũng có nhiều vẻ đẹp tinh thần, vừa ích kỉ song cũng có cái cao thượng : lấy vợ gả chồng, đọc sách, biết những tư tưởng dân chủ của Tuốc-ghê-nhép, Sê-đrin với những ầm ĩ (tụ tập, tổ chức diễn kịch tại nhà), những việc có vẻ phạm pháp (giới tu hành mà ăn thịt, đánh bài),... Hắn sợ cả những cái vớ vẩn : kẻ trộm chui vào nhà, sợ bị chế giễu, sợ nhìn thấy những cái nghịch mắt. Hắn trốn tránh cuộc sống hiện thực, bởi cuộc sống đó làm cho hắn khó chịu, ghê tởm, và luôn sợ hãi.
Hắn luôn sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì. Ý nghĩ này được nhắc đến năm lần trong câu chuyện, như một nỗi ám ảnh khủng khiếp, khiến hắn không dám nghĩ, dám làm bất cứ điều gì. Ban ngày thì chui vào mọi thứ bao, ban đêm chui vào trong chăn. Và vì sợ hãi quá, nên trốn trong một cái bao là an toàn nhất.
Đó là hình ảnh con người luôn muốn trốn tránh, không dám đối đầii với hiện thực. Vì vậy, khi gặp liển một lúc nhiều phức tạp, biến động, những điều "khủng khiếp" : bị đồng nghiệp trêu chọc về tình cảm của hắn với một cô gái, bị phản đối thô bạo vì những lời dạy dỗ của mình, bị chứng kiến đồng nghiệp tỏ ra không sợ gì cấp trên, bị gọi đúng tên là kẻ mách lẻo, bị cười nhạo vì ngã, sợ ông hiệu trưởng, ông thanh tra biết, sẽ bị chế giễu, bị ép về hưu..., tất cả đã khiến con người luồn sợ có cái gì xảy ra đã không thể chịu đựng được, và hắn đã chết.
Cái chết này cũng là một sự biếm hoạ. Làm sao mà một người bình thường có thể chất và tâm hồn lành mạnh lại có thể chết vì những chuyên vớ vẩn như thế được. Kể cả một kẻ bạc nhược vể mặt tinh thần cũng không dễ chết như vậy. Ngay cả khi chết, dáng vẻ của hắn cũng mang vẻ "trong bao". Hắn có vẻ thanh thản vì đã đạt được mục đích cuộc đời : Không có cái gì xảy ra nữa, hắn đã được chui vào một cái bao vĩnh cửu !
2. Người trong bao - ẩn dụ về tâm lí nô lệ, cuộc sống hèn nhát, nặng nề, ngột ngạt, vô vị.
Tại sao Bê-li-cốp lại sợ tất cả mọi thứ trên đời này như vậy ? Tại sao hắn chọn cho mình lối sống nặng nề, bạc nhược như vậy ? Nhà văn đã chỉ rất rõ : đó là do tâm lí hèn nhát, nô lệ của chính hắn.
Tâm lí đó khiến hắn sợ bất cứ cái gì phiền nhiều của cuộc sống.
Thứ nhất, hắn hèn nhát đến nỗi sợ tất cả những điều khác lạ, sợ cái gì tân tiến, sợ trở thành trò cười cho thiên hạ. Hắn cũng muốn kết giao bè bạn, nhưng chỉ làm người khác sợ hãi vì không biết được những suy nghĩ thật của hắn. Hắn cũng muốn kết hôn, nhưng chỉ cần gặp một trở ngại nhỏ là hắn đã không thể vượt qua : bị chế giễu, bị đối diện với phong cách mới mẻ của cô gái. Bị chế giễu vì chuyện tình cảm, hắn rất buồn bực bởi thấy mình chẳng làm điều gì sơ suất đáng để bị giễu cợt như vậy. Thấy cô gái Va-ren-ca đi xe đạp - thời đó, đi xe đạp là chuyện lạ, nhất là đối với phụ nữ - hắn đã ngạc nhiên đến hoảng hốt, sợ phút kinh lên. Đấy là giọt nước tràn li, hắn không chịu nổi điều đó. Qua cuộc cãi cọ với Kô-va-len-cô, những ý nghĩ của hắn mới dần bộc lộ rõ. Theo hắn, cần phải cư xử cho thận trọng. Đi xe đạp, mặc áo thêu ra đường, tay cầm sách là những việc buông thả, còn phụ nữ đi xe đạp là chuyện kinh khủng, chẳng ra cái thế thống gì nữa. Nghĩa là, hắn luôn trong trạng thái bảo thủ và luôn sống rất mẫu mực, lúc nào cũng xử sự như một người tử tế, đứng đắn. Thực ra, có lẽ, hắn là một công chức mẫu mực. Nhưng tâm lí luôn sợ những cái vượt ra ngoài chuẩn mực ấy đã khiến con người hắn trở nên bé nhỏ, tầm thường, vô vị và hèn nhát.
Thứ hai, đó là tâm lí đớn hèn, luôn sợ cấp trên. Nô lệ vào cấp trên đến nỗi không dám có ý nghĩ riêng của mình. Đối với hắn, chỉ có những thông tư, chỉ thị mới là cái rõ ràng. Ngợi ca quá khứ, dạy chữ cổ, ngợi ca những cái không có thật, là an toàn. Và an toàn nhất là không làm gì cả, chỉ làm những điều cấp trên cho phép ! Hắn còn giải thích rõ vì sao, cái nguyên nhân sâu xa khiến mọi người không được lùm bất cứ việc gì : nếu không có chỉ thị nào cho phép.
Cấp trên ở đây chính là ông hiệu trưởng, ông thanh tra ! Hắn thấy rằng phải luôn luôn kính trọng cấp trên, và đề nghị mọi người "khi có mặt tôi, đừng bao giờ ăn nói như thế vé cấp trên. Anh cần phải có thái độ kính trọng đối với chính quyền"! Vì thế, vừa sợ bị cấp trên hiểu lầm, vừa thấy thái độ không kính trọng cấp trên của đồng nghiệp, hắn đã định mang cuộc cãi cọ của minh với Kô-va-len-cô đi mách với ông hiệu trưởng. Ở đây lại xuất hiện một đặc tính của hắn : luôn xu phụ cấp trên, chỉ điểm, chụp mũ đồng nghiệp (nói những điều không đúng, quy kết sang thái độ chính trị, đạo đức của ai đó). Suy cho cùng, các nét hành động này chính là hệ quả của cách sống hèn nhát : bảo vệ mình bằng cách bôi xấu kẻ khác.
Còn đối với mọi người, tại sao, một giáo viên quèn, dạy môn tiếng Hi Lạp vớ vẩn, lại có thể làm cho mọi người không chỉ quanh hắn, mà cả thành phố sợ hãi ?
Nguồn gốc của tất cả nỗi khiếp sợ ấy, khiến nó có cơ sở để lây lan, chính là tâm lí nô lệ, hèn nhát phổ biến của tất cả mọi người, không chỉ Bê-li-cốp : sợ cấp trên, sợ cường quyền, sợ dư luận, sợ các vãn bản, thống trị, chỉ thị,... Qua phản ứng dữ dội của Kô-va-len-cô, hoá ra mọi người đều sợ bị chụp mũ (tức là bị buộc những tội không phải mình làm) và rất sợ bị chỉ điểm, mách lẻo, bị đưa chuyện với cấp trên. Điều này hình như trong tâm lí, mọi con người đều sợ, như là một thứ sợ bản năng. Vì nó, người ta phải dẹp bớt các nhu cầu, kể cả những nhu cầu chính đáng của mình, và đâm ra nghi ngờ, dò xét lẫn nhau.
Tâm lí sợ hãi ấy như một bệnh dịch, cũng hay lây lan. Bê-li-cốp đến chơi nhà mọi người, chỉ ngồi lì một chỗ, chẳng nói chẳng rằng. Cũng vì chẳng hiểu hắn nghĩ gì, muốn gì, bởi đến cả ý nghĩ, hắn cũng cố giấu, nên rốt cuộc mọi người đâm ra sợ hắn. Chắc là họ sợ hắn sẽ tố cáo họ với cấp trên, sợ hắn như sợ một con chó săn ngồi canh cửa cho chính quyền. Và rồi họ cũng chẳng dám làm gì nữa, kể cả những việc bình thường như diễn kịch, những việc sai phạm nhỏ nhặt như nhà tu đánh hài, ăn thịt, thậm chí cả những việc tốt mang tính tiến bộ, dân chủ như gửi thư, làm quen, đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ,...
Tâm lí sợ hãi ấy chính là cái bao vô hình bao phủ thường trực cuộc sống của tất cả mọi người. Cái bao đó không chỉ bao bọc Bê-li-cốp mà còn bao phủ một bức màn u ám lên cuộc sống của con người trong thị trấn suốt mười lăm năm. Mười lăm năm, thật là một cuộc sống khủng khiếp, không ra cuộc sống con người.
Nhưng mười lăm năm ngột ngạt, không dám làm gì ấy, theo người kể chuyện, cứ tướng là do sự hiện diện của "kẻ trong bao". Nhưng không ngờ, kẻ trong bao dù đã chết rồi, không khí ngột ngạt, bức bối vẫn bao trùm cuộc sống của người dân thành phố. Hoá ra, cái không khí ngột ngạt ấy là do chính cách sống của mọi người tạo nên. Điều dó đã được chính bác sĩ I-van tổng kết : "chúng ta viết những giấy tờ vô dụng, đánh bài đánh bạc..., sống cả đời bên những kẻ vô công rồi nghề" (kẻ đã châm biếm tình cảm của Bê-li-cốp), "những kẻ xui nguyên giục bị" (Bê-li-cốp định mách lẻo với cấp trên), "những mụ đàn bà nhàn rỗi ngu si" (tiếng cười ha ha vô duyên của Va-ren-ca khi nhìn người khác bị ngã là ví dụ), "chúng ta nói và nghe đủú thứ chuyện nhảm nhí, vô nghĩa". Tất cả đó là những cái bao, làm không khí ngột ngạt, u ám, tối tăm. Như vậy, lỗi cũng chẳng phải là do lối sống của kẻ trong bao, mà là lỗi của chính cuộc sống thị dân tăm tối, vô nghĩa.
Cái u ám của cuộc sống bị bóp nghẹt tự do, dân chủ, dưới sự độc đoán, tàn bạo, luôn có nhà tù, xích xiềng kề bên, cuộc sống tăm tối đó của nước Nga dưới chế độ chuyên chế đã ánh chiếu vào trong đời sống của những kẻ thị dân này.
Và cần phải có một cuộc sống khác ! Không thể sống mãi như thế được ! Đó là lời cảnh báo và cũng là lời phê phán mạnh mẽ lối sống tiêu cực đó của nhà văn Sê-khốp.
Bức chân dung mang tính biếm hoạ người trong bao đã cho thấy một thực trạng đang phổ biến ở nước Nga thời bấy giờ : sự bạc nhược, ốm yếu về tinh thần với tâm lí nô lệ, hèn nhát là một trạng thái thường trực của thời đại, hệ quả của sự bóp nghẹt dân chủ và tự do. Muốn vượt qua được tâm lí đó, cần có một lối sống khác và những điều kiện xã hội dân chủ cởi mở hơn. Điều ấy, phải do chính những con người dám dũng cảm cải tạo căn bệnh tinh thần của thế hộ mình và phải cùng nhau xây dựng một chế độ tốt đẹp, để có thể giải phóng chính mình, giải phóng con người khỏi những xích xiềng tinh thần vô nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×