Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát biểu cảm nghĩ của em về 1 nhân vật phụ bất kì thuộc văn học ViệtNam mà em yêu thích

3 trả lời
Hỏi chi tiết
223
0
0
Bạch Phàm
25/08/2019 16:37:16
Nhân vật anh thanh niên trong bài Lặng lẽ Sa Pa:
Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” – một cuốn sách gối đầu giường của thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80). Riêng tôi, tôi vẫn không thể không yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích giống như tôi.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông bắt đầu từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.
Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa đào. Nhân vật chính của truyện là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp xếp cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn của sự nhàm chán và sự cô đơn ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn. Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.
Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn “thèm tiếng người” nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.
Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.
Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao đẹp. Nội dung câu chuyện đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.
Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
TOÁN HỌC
25/08/2019 16:39:49
Trong cuộc sống có nhiều sự việc đi qua mà không bao giờ trở lại. Tuy nhiên chính bản thân sự việc đó lại để lại trong ta những kỉ niệm khó phai nhòa. Đọc một tác phẩm cũng vậy, có những câu chuyện ta chỉ đọc một lần nhưng nó lại khắc sâu vào tâm trí mỗi chúng ta mãi mãi, riêng với bản thân tôi, truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong tôi những dư ba, ấn tượng mà có thể nói, đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ quên. Đặc biệt là qua đoạn trích cùng tên, với nhân vật bé Thu và ông Sáu với những tình cảm cha con đầy tha thiết và xúc động.
Ông Sáu khi đi kháng chiến, có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến vợ của ông cũng đến thăm ông vài lần và lần nào ông Sáu cũng bảo mang con đến. Tuy nhiên vì chiến trường miền Đông đầy ác liệt nên vợ của ông không dám đưa Thu - tên con gái họ đi. Và ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Và giờ đây, khi trở về thì tình cha con ấy lại trỗi dậy trong lòng ông, ông cảm thấy nôn nao. Ngay lập tức, khi xuống thuyền, ông thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình rồi chưa chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: "Thu! con". Điều đó thể hiện một tình cảm của người cha một cách tự nhiên, quá xúc động. Chính điều này đã làm cho tôi cảm thấy dường như chính lúc này đây trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng khi sau tám năm trời mới được nhìn thấy mặt con và dường như ông cũng mong sự đáp lại tình cảm của con. Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lợi, giọng lặp bặp: "Ba đây con"! Lúc đó chính là lúc tình cảm của người cha trào lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đã quá xúc động. Sau đó ngay lập tức Thu đã chạy vào nhà còn ông Sáu thì đứng sững lại đó có lẽ do quá bất ngờ trước hành động của con. Tuy nhiên theo tôi thấy, thái độ, cách cư xử của Thu là hoàn toàn hợp lý vì Thu là một đứa trẻ và Thu cũng chưa bao giờ gặp người đó. Còn ông Sáu thì đầy thất vọng, ngỡ ngàng trước cách cư xử của con.
Sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Tuy nhiên càng gần gũi để kéo gần khoảng cách cha con bao nhiêu thì con bé lại càng đẩy ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng "ba". Chỉ một tiếng "ba" mà thôi! Đó là một mong muốn mà với người khác có thể là điều hoàn toàn bình thường, nhưng với ông Sáu điều đó thật khó khăn. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Nhưng chính cái tình cha đó đã giúp ông kiên trì vượt qua. Đến một bữa cơm, khi ông gắp trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Chính điều này đã làm ông hối hận và theo tôi thì dường như lúc đó ông muốn lại nói với nó: "Ba xin lỗi con, thực tình ba không muốn đánh con". Còn Thu thì có lẽ hơi hối hận vì việc làm của mình.
Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó. Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: "Ba... a...a... ba". Đó là tiếng "ba" đầy xót xa nghe sao mà xé lòng ta đến thế! Tiếng "Ba" đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng "ba" với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yêu thương của cha. Giờ đây tiếng "ba" vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết theo dài trên má của ba nó nữa. Thành ra lí do nó không nhận ba là do vết thẹo đó, nó thấy ra lí do nó không nhận ba là do vết thẹo đó, nó thấy trong ảnh ba nó khi đánh Tây thì nó mới hiểu ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa mua cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.
Ở chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng anh vẫn cố công làm bằng được chiếc lược ngà.
Trong khi làm, anh cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Anh cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong anh cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó anh lại khắc trên sống lưng chiếc lược “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Hàng đêm nhớ con anh lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, mượt. Điều đó đã làm cho tôi xúc động về tình cảm đầy thiêng liêng của người cha dành cho con. Rồi một chuyện không may xảy ra, đó là anh Sáu hi sinh. Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng phải chăng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người anh. Anh đưa chiếc lược cho Ba – một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối rằng: “Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu”. Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn anh qua đó. Đọc đến đây, tôi cảm thấy như mình đang sống cùng nhân vật, trong cùng một hoàn cảnh và tôi cảm thấy có một cái gì đó bức bối, ngột ngạt trong tôi. Phải chăng tôi quá xúc động? Đó là sự xúc động trước tình cha con đầy thiêng liêng, cao quý, nó có thể trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang đối mặt giữa sự sống và cái chết. Khi nhân vật Ba nhận lời thì anh mới nhắm mắt tức ước nguyện xem như được chấp nhận.Sau này, bác Ba đã gặp Thu - giờ đây là cô gái giao liên đầy dũng cảm và bác đã trao lại kỉ vật đó cho Thu.
Qua tác phẩm chúng ta có thể thấy vì hạnh phúc của con người cha sẵn sàng làm tất cả và ngay khi chúng ta sắp chết thì tình phụ tử nó luôn trỗi dậy. Nó giúp cho tôi nhận thấy tình phụ tử là một tình cảm đầy thiêng liêng và đáng trân trọng. Đồng thời qua đây tôi cũng muốn gửi gắm một bức thông điệp: Chúng ta cần phải giữ gìn và quý trọng tình phụ tử vì đó là tình cảm đầy thiêng liêng.
1
0
TOÁN HỌC
25/08/2019 16:40:24
“Lão Hạc” là tác phẩm văn học được nhắc đến rất nhiều khi nói đến tình người trong thời kì kháng chiến. Tác phẩm này được coi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945. Đó là một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn, bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã khắc họa vào lòng người đọc một cách sâu đậm về hình ảnh một lão nông dân đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con. Và đó cũng chính là tác phẩm đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Xuất hiện trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ 7” năm 1943. “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về tình cảm của người nông dân trước cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bọt bèo, đồng thời hiểu được sự biến chất của từng bộ phận trong xã hội xưa.
Câu chuyện viết về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe dọa của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại nỗi xúc động sâu sắc trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng đổ xuống những cuộc đời lương thiện. Lão Hạc là một sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, sự ngợi ca trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố và nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với phẩm chất đáng quý: chăm chỉ, cần cù, giàu yêu thương và đầy đức hi sinh... Ta gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trân trọng: Lão Hạc và cậu con trai, ông giáo và người vợ, Binh Tư.... Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng, ta vẫn tìm thấy một ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa tình yêu.
Cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những ngày tháng đau khổ bất hạnh, một kiếp người chua chát và cay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng. Góa vợ từ khi còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ những mong con khôn lớn, trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau khi tuổi già. Nhưng niềm hạnh phúc ấy đã không đến với lão. Vì ko đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồn điền cao su. Cảnh chia lìa của cha con lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc mất vợ nay lại thêm nỗi đau mất con. Cảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha. Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh này rồi nối tiếp bất hạnh khác, nó cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khốn khổ ấy. Kiệt sức vì lam lũ lầm than, vì mòn mỏi chờ đợi khiến Lão ốm nặng. Sau trận cơn bệnh đó lão ốm đi rất nhiều và không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão hạc rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn. Lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ khoai, củ ráy, sung luộc... Những thứ cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực.
Cùng đường sống, lão Hạc tìm đường đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình, Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, mồm tru tréo bọt mép sùi ra". Vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết ”Cái chết thật dữ dội! Số phận con người, một kiếp người như lão Hạc thật đau thương". Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, Nam Cao đã nói lên bao tình thương nỗi xót xa con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như lão. Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao, Lang Rận thắt cổ chết và lão Hạc cũng quyên sinh bằng bả chó! Lão Hạc từng hỏi ông giáo: “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng?”. Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một con người.
Cái chết của Lão Hạc là một cú giáng vào thời đó, hờ hững, cố chấp vẫn cầm tù chúng ta. Khi chúng ta sáng mắt lên, hiểu ra rằng, lúc lão gàn dở nhất chính là lúc lão cao đẹp nhất, rằng tất cả những toan tính, lo liệu lẫn thẩn của lão, thực chất chứa đựng một phẩm chất thuần khiết, cao quí vô ngần thì đã muộn, quá muộn rồi! Bản lĩnh lớn nhất của Nam Cao có lẽ là ở đây. Cứ viết về những chuyện vặt vãnh dường như tẻ nhạt mà làm ta dằn vặt. Bởi dưới ngòi bút Nam Cao, cái nhỏ nhặt không đâu trở nên thăm thẳm, cái hàng ngày dễ quên lại chứa đựng muôn đời. Phát hiện càng sâu sắc bao nhiêu, càng truyền cảm bấy nhiêu. Viết về cái tầm thường mà làm sống dậy những ý nghĩa không thể xem thường, đó mới là Nam Cao.
Đọc Lão Hạc ta thấy đâu chỉ mình ta mới khổ. Như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà trở thành trộm cắp. Đó là một ông giáo, một người tri thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát khỏi áp lực của cảnh nghèo.
Truyện ngắn Lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn gửi gắm một nỗi niềm riêng tư. Có lẽ là nỗi đau của hàng ngàn, hàng vạn nỗi đau của nông dân trước Cách mạng. Tác giả đề cao vai trò của nhân phẩm trong đời sống. Tha biến nhưng không tha tâm.
Tôi không nghĩ thành công của truyện ngắn “Lão Hạc” là chỉ nhờ vào bàn tay của cấu trúc. Nhưng dù sao, ở đâu nó cũng là nhân tố chủ lực. Trước hết là cấu trúc mạch truyện. Truyện được triển khai theo bốn chủ đề lớn. Nó khiến cho câu chuyện đơn sơ mà có sức chan chứa, sức nén không ngờ. Vừa triết luận lại nhìn đời bằng đôi mắt tình thương. Vừa nghiên ngán vẽ kiếp sống nhục nhã của con người. Vừa triết lí về một thế trong nhân sinh “không nên hoãn sự sung sướng lại”. Nam Cao đã làm chủ cây bút của mình. Mà ở điểm này, nhân tố quyết định sự sống còn của tác phẩm là chiều sâu và sức sống của hình tượng nhân vật chứ không phải sự lôi cuốn của mạch truyện hay cấu trúc ý tưởng và cảm ứng. Vậy là cái thần, cái hồn thiên nhiên nằm ở Lão Hạc.Và tinh hoa của bút Nam Cao hội tụ ở nhân vật này mà thôi! Mà nó thật sinh đậm, thể hịên việc kiến tạo một hình tượng cấu trúc phạm vi và sống động.
Tuy đọc qua nhiều lần truyện này. Nhưng có lẽ không lần nào tôi dừng lại khi chưa đọc xong. Những lúc đó, tôi lại thấy má mình lành lạnh. Cuộc sống có quá nhiều khó khăn, nhưng Lão Hạc luôn là một tấm gương để chúng ta học tập không ngừng và sống tốt hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo