Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện lợn cưới, áo mới.
Bài làm
Tính khoe của là tâm lí của con người rất muốn thiên hạ khen những đồ vật của mình. Đặc biệt có gì mới thường hay khoe.
Câu chuyện Thạch Sùng (hay là sự tích con thằn lằn) trong truyện cổ tích Việt Nam là bằng chứng cho thói khoe của dẫn đến sự hợm hĩnh, u tối mà chết một cách thảm khóc.
Anh đi tìm lợn hỏi người ta có xem con lợn nào chạy qua đây không? Lẽ ra chỉ cần hỏi: “Anh có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?. Tính từ cưới làm định ngữ cho lợn rõ ràng không thích hợp với điều cần thông báo để người ta trả lời giúp anh tìm được con lợn sổng chuồng. Đây là thông tin thừa so với mục đích hỏi và cho người được hỏi.
Trong thực tế người mất lợn muốn tìm được lợn, cho nên sự quan tâm là mong ai chỉ cho mình biết con lợn ấy giờ đây đang ở đâu để bắt lại nó chứ không phải khoe lợn nhà mình là lợn cưới. (Có thể là con lợn mình mua về để làm đám cưới hay nay mai; có thể là con lợn này béo tốt và đẹp mã có thể bán cho người ta làm đám cưới).
Người được hỏi đáng nhẽ phải trả lời: “Tôi không thấy”. Người mất lợn rõ ràng không cần cái thông tin thừa về cái áo mới. Và câu nói dài dòng của anh là nhằm có điều kiện thời gian để kheo áo.
Tiếng cười bật lên chính là ở những thông tin thừa ấy. Đối với ta thì đây là thừa nhưng với hai chàng khoe của này thì nó mới là thông báo chính. Chúng ta cười bởi cái tính khoe của hợm hĩnh đó. Đáng lẽ lo kiếm lợn mà lại nói là lợn cưới một cách nói rất lạ đời! Đáng lẽ phải trả lời về con lợn thì lại khoe chiếc áo mới. Muốn người ta thừa nhận minh có cái áo mới.
Thật lạ “Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”. Người thứ nhất khoe lợn cưới ta đã thấy ngồ ngộ và đến người thứ hai khoe áo mới thì ta phải bật cười.