LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh đặc điểm 3 miền tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam? Em hiểu thế nào là hiệu ứng phơn? Trên lãnh thổ việt nam hiệu ứng phơn xảy ra rõ rệt ở khu vực nào?

Câu 1: So sánh đặc điểm 3 miền tự nhiên trên lãnh thổ việt nam?
Câu 2: Em hiểu thế nào là hiệu ứng phơn? Trên lãnh thổ việt nam hiệu ứng phơn xảy ra rõ rệt ở khu vực nào?
Câu 4: Hãy cho biết địa hình núi nước ta đã phân hóa khí hậu nước ta như thế nào?
11 trả lời
Hỏi chi tiết
6.466
12
5
Lê Thị Thảo Nguyên
29/05/2017 11:13:06

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
4
Lê Thị Thảo Nguyên
29/05/2017 11:14:43
Câu 2. Hiệu ứng phơn là:
Trong khí tượng học hiện tượng gió vượt đèo được gọi là Phơn (foehn). Từ bên sườn núi đón gió, không khí chuyển động đi lên, càng lên cao không khí càng bị lạnh dần đi rồi ngưng kết tạo thành mây cho mưa ở sườn đón gió, đồng thời thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra. Sau khi vượt qua đỉnh đèo, gió thổi xuống bên này núi, khi đó không khí đã trở nên khô hơn, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, do vậy đến chân núi bên này không khí trở nên khô và nóng hơn so với không khí ở sườn đón gió. Hiện tượng này gọi là “Phơn” và hiệu ứng tăng giảm nhiệt, ẩm gọi là “Hiệu ứng phơn”. Hiệu ứng phơn càng mạnh nếu không khí đến bên sườn đón gió càng ẩm và đỉnh núi càng cao. Ví dụ với dãy núi cao 3000m, nhiệt độ không khí bên kia núi là 100C, sang chân núi bên này nhiệt độ đó lên tới 180C.
3
2
Lê Thị Thảo Nguyên
29/05/2017 11:17:15
Câu 3: Địa hình nước ta ảnh hưởng đến khí hậu là:
Tạo ranh giới khí hậu:  Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng miền, tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Ví dụ, dãy Bạch Mã chính là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc (từ Huế trở ra) và miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào), dãy Bạch Mã đã ngăn gió mùa Đông Bắc nên từ Đà Nẵng trở vào rất ít khi chịu sự tác động của loại gió này ; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới khí hậu giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc ; dãy Trường Sơn đã tạo nên gió phơn khô nóng cho một số tỉnh Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ…

Tạo phân hóa khí hậu:  Độ cao của địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu theo đai cao, tại các khối núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu á nhiệt đới và vành đai khí hậu ôn đới. Một số vùng lãnh thổ có địa hình cao ở nước ta có khí hậu quanh năm mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt,…

2. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng đến sinh vật và thổ nhưỡng nước ta:
- Với quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm và lượng ẩm tăng lên đã làm thay đổi thảm thực vật và thổ nhưỡng theo đai cao.
+ Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Trên các khối núi cao hình thành đai rừng á nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2 400 m là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.
- Địa hình đồi núi đã góp phần phân hoá khí hậu giữa các vùng miền và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng giữa các vùng miền trong cả nước. Đi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đồng bằng lên miền núi, chúng ta gặp đủ các kiểu cảnh quan khác nhau, rất phong phú và đa dạng.
chúc bn hc tốt^^
3
1
ngọc
29/05/2017 13:04:49
Câu 1:
a, Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
- Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
- Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
b, Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.
- Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.
c, Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
- Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
1
1
ngọc
29/05/2017 13:08:48
Câu 2:
- Trong ngành khí tượng, có hiện tượng gió vượt qua đèo\núi được gọi là gió "phơn" (foehn). Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao (đèo\núi) bị biến đổi tính chất, trở nên khô nóng hơn, gọi là gió “phơn”.

Từ chân núi, gió thổi lên đèo\núi, không khí sẽ bị lạnh dần đi (cứ cao lên 100m thì nhiệt độ không khí giảm đi khoảng 0,6oC) và ngưng kết, có thể tạo thành mưa. Trong quá trình ngưng kết, khối khí sẽ thu thêm nhiệt do ngưng kết tỏa ra.

Gió sau khi vượt qua đỉnh đèo\núi, không khí sẽ bị nén đoạn nhiệt. Vì vậy, qua phía sau chân núi, gió sẽ khô, nóng hơn do quá trình ngưng kết phía trước núi đã thu thêm nhiệt và quá trình không khí xuống núi bị nén đoạn nhiệt. Mặt khác, độ ẩm xuống rất thấp do đã trút ẩm (gây mưa) phía trước đèo\núi.

Đèo\núi càng cao thì chênh lệch nhiệt độ\độ ẩm của hai bên càng lớn. Hiệu ứng chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm của 2 bên đèo\núi được gọi là hiệu ứng phơn.

Hậu quả của hiệu ứng phơn là gió khô nóng.

Người ta thường đặt tên gió khô nóng theo tên địa phương, nơi xảy ra gió khô nóng.

- Trên lãnh thổ Việt Nam hiệu ứng phơn xảy ra rõ rệt ở khu vực từ Nghệ An đến cực Nam Trung Bộ
1
1
ngọc
29/05/2017 13:10:05
Câu 3:
Địa hình có ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu và sông ngòi Việt Nam.

* Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu.

- Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ( khoảng 15 độ)  làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam.

-  Địa hình Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. NHưng ở miền nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m.

- Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam códãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc  thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.

* Địa hình cũng ảnh hưởng đến sông ngòi.

- Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi có hướng tây bắc dông nam nên các con sông của Việt Nam chủ yếu có hướng tây bắc dông nam.

- Ở miền trung do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển => bởi vậy các sông chủ yếu ở đây có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc đông nam.

- Địa hình Việt Nam nhiều đồi núi xem lẫn các bồn địa, thung lũng => địa hình bị chia cắt nhiều => hình thành nhiều con sông.
2
1
Trần Thị Huyền Trang
29/05/2017 14:20:04
Câu 1: So sánh đặc điểm 3 miền tự nhiên trên lãnh thổ việt nam?
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
- Các đặc điểm cơ bản:
+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
- Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
- Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.
- Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên:
+ Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.
+ Tính không ổn định của thời tiết.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
- Các đặc điểm cơ bản:
+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.
- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).
- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.
- Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.
- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
- Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm.
- Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).
2
1
1
1
0
1
Đặng Quỳnh Trang
10/06/2017 11:10:55
- Trên lãnh thổ Việt Nam hiệu ứng phơn xảy ra rõ rệt ở khu vực từ Nghệ An đến cực Nam Trung Bộ
0
1

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư