Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài câu trần thuật đơn không có từ LÀ

2 trả lời
Hỏi chi tiết
593
0
0
Nguyễn Thị Nhài
01/08/2017 01:48:34
Soạn bài câu trần thuật đơn không có từ LÀ
I. Đặc điểm
1. Xác định C – V.
a. Phú ông (c) mừng lắm (v)
b. Chúng tôi (c) tụ hội (v) ở góc sân.
2.
- Vị ngữ a do cụm tính từ tạo thành
- Vị ngữ b do một động từ tạo thành
- Xem Ghi nhớ trang 119.
3.
a. Phú ông chưa (chưa phải) mừng lắm.
b. Chúng tôi không (không phải) tụ hội ở góc sân.
II. Câu miêu tả và câu tồn tại.
1.
a. Hai cậu bé con (c) tiến lại (v)
b. Chủ ngữ bị đảo ngược so với a.
2. Ta chọn b.
III. Luyện tập
1. Xác định C – V và nội dung câu
a.
- Bóng tre (c) trùm lên (v) -> Câu miêu tả (MT)
- Thấp thoáng (v) mái đình (c) -> Câu tồn tại (TT)
- Ta (c) giữ gìn (v) -> (MT)
b.
- Có cái hang (v) dế choắt (c) -> (TT)
- Dế choắt (c) là tên (v) -> (MT)
c.
- Tua tủa (v) những mầm măng (c) -> TT.
- Măng (c) trồi lên… (v) -> MT
2. Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những tòa nhà khổng lồ và chọn trời. Trường học chúng em là một tòa nhà lót thảm vào khối kiến trúc ấy, cho nên nó gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh thoa màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông.
Dưới mái vòm của cổng, nhộn nhịp những cô cậu học sinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Câu trần thuật đơn không có từ LÀ

I. Đặc điểm

Câu 1: Tìm chủ ngữ, vị ngữ:

 a.

   CN: Phú ông

   VN: mừng lắm

 b.

   CN: Chúng tôi

   VN: tụ hội ở góc sân

Câu 2:

   - Vị ngữ câu ( a) và (b) đều do cụm động từ tạo thành.

Câu 3: Chỉ có thể nói:

   a, Phú ông (chưa) mừng lắm.

   b, Chúng tôi (không) tụ hội ở góc sân.

II. Câu miêu tả và câu tồn tại

Câu 1:

 a.

   CN: Đằng cuối bãi, hai cậu bé con

   VN: tiến lại.

→ Câu miêu tả

 b.(Cấu trúc đảo ngữ)

   VN: Đằng cuối bãi, tiến lại

   CN: hai cậu bé con.

→ Câu tồn tại

Câu 2:

   Chọn câu “đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con” sẽ hợp lý hơn vì câu này nhấn mạnh hoạt động tiến lại gần, tạo sự bất ngờ, gay cấn.

Câu 3:

   Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,... của sự vật nêu được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

   Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách để tạo câu tồn tại là đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 120 sgk ngữ văn 6 tập 2): Xác định C – V và nội dung câu:

 a.

   CN: Bóng tre

   VN: trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

   → Câu miêu tả

   VN: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng

   CN: mái đình, mái chùa cổ kính.

   → Câu tồn tại

   CN: Dưới bóng tre xanh , ta

   VN: gìn giữ một nền văn hóa từ lâu đời.

   → Câu miêu tả

 b.

   CN: Bên hàng xóm tôi có

   VN: cái hang của Dế Choắt.

   → Câu tồn tại

   CN: Dế Choắt

   VN: là tên tôi đặt cho nó một cách giễu nhại và trịch thượng thế.

   → Câu miêu tả

 c.

   VN: Dưới gốc tre, tua tủa

   CN: những mầm măng.

   → Câu tồn tại

   CN: Măng

   VN: trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.

   → Câu miêu tả

Câu 2 (trang 120 sgk ngữ văn 6 tập 2): Xác định rõ chủ đề (cảnh trường em); chú ý những hình ảnh, chi tiết làm nổi bật quang cảnh ngôi trường của mìn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo