Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài con rồng, cháu tiên

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.539
9
2
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 03:06:32
Soạn bài con rồng, cháu tiên
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Những chi tiết thể hiện tính chất lạ kì, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ.
(1) Lạc Long Quân là con trau thần Long Nữ, mình rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn.
Có nhiều phép lạ: Giết ba con yêu tinh hại dân.
(2) Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.
Gặp gỡ yêu thương Lạc Long QUân và thành vợ chồng
Sinh ra bọc nở trăm người con trai khỏe mạnh, tuấn tú.
(3) Họ chia con để cai quản các phương, kẻ ở núi, người ở biển.
(4) Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ là hoàn toàn tự nguyện do yêu thương nhau mà có, Âu Cơ sinh nở không phải như phụ nữ mỗi lần 1 con (nhiều lắm cũng 6, 7 người) mà là một bọc trứng. Sau đó mới nở ra 100 con.
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia đôi mỗi người 50 con theo mẹ lên chốn non cao, 50 người con theo cha về ven biển để chiếm lĩnh các vùng đất, mở rộng nơi cư trú, làm ăn, để cho gia đình tương lai thành dân tộc, đất nước. Đặc biệt có việc gì (chiến tranh, thiên tai…) thì giúp đỡ lẫn nhau dễ hơn.
Theo truyện ngày thì người Việt Nam ta là con cháu của vị thần nòi Rồng là Lạc Long Quân và của bà Âu cơ nòi giống Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào.
Câu 3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo tạo nên hình tượng thần kì, lạ lùng mà chúng ta khó có thể chứng kiến được trong thực tế.
Các chi tiêt này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
Câu 4. Thảo luận:
- Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên.
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
- Phần đọc thêm:
+ Dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
+ Câu ca dao khuyên chúng ta đoàn kết.
+ Nguồn gốc Tiên Rồng khiến cho Đất nước Việt Nam là mái nhà chung cho mọi gia đình đoàn tụ, cho mọi thế hệ có trách nhiệm hi sinh vì nhau. Đáng chú ý là cha ông không dặn dò con cháu làm ăn ra sao mà dặn phải tự hào, thành kính với tổ tiên, nguồn gốc (hai tiếng “cúi đầu” rất thiêng liêng, thành tâm).
II. Luyện tập
Câu 1. Có thể lấy truyện Quả bầu mẹ của người Khơ-mú để cho thấy nó cũng giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam như Con Rồng, Cháu Tiên.
… “Người mẹ sinh được trái bầu, sau đó từ quả bầu chui ra những người con trai khôi ngô tuấn tú. Người anh đầu tiên chui ra vì dính phải muội than (do đốt bầu) nên rất đen, là người Khơ-mú, người em út da dẻ trắng trẻo là người Kinh, do thứ tự ra đời trước sau như vậy nên địa bàn sinh sống của Việt Nam từ núi rừng, xuống trung du và đồng bằng”…
Sự giống nhau (cùng mẹ cha, cùng trong một bào thai) đã khẳng định quan hệ huyết thống gắn bó trong một đại gia đình Việt Nam. Điều này giải thích sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam quyết định mọi thành công trong chống thiên tai địch họa và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Câu 2.
- Hãy nắm bố cục thứ tự các sự kiện của tác phẩm.
- Chú ý lời nói của Lạc Long Quân khẳng khái rõ ràng và lời Âu Cơ dịu dàng.
Có thể tham khảo thêm câu chuyện Kinh và Bana là an hem.
…”Hai anh em thấy cha say rượu trần truồng. Người em cười bị cha đuổi đi. Vợ chồng em lên mãi miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp đẻ ra con cháu người Bana; người anh ở lại miền đồng bằng và là nguồn gốc của người Kinh”…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
4
Trần Bảo Ngọc
05/08/2017 02:30:48
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I. VỀ THỂ LOẠI 1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.


(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượngbằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.
Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.
2. Tóm tắt:
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.
- Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.
- Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.

- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.
2
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Con Rồng cháu Tiên

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu ... Long Trang): giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

   - Phần 2 (tiếp ... lên đường): việc sinh con và chia con.

   - Phần 3 (còn lại): việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc dân tộc Việt.

Tóm tắt:

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Về nguồn gốc, hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ:

   - Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ. Thân mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, diệt yêu trừ ma.

   - Âu Cơ dòng họ Thần Nông, xinh đẹp.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Kết duyên và đẻ bọc trứng: nước – cạn là hai môi trường sống tách biệt; bọc trăm trứng nở ra trăm con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.

   - Lạc Long quân và Âu Cơ chia con để khi có việc giúp đỡ lẫn nhau, đây là sự phát triển của cộng đồng mở mang đất nước.

   - Theo truyện, người Việt Nam là con cháu vua Hùng, nguồn gốc rồng tiên.

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết hư cấu hoang đường, được sáng tạo có mục đích. Chúng tạo sự hấp dẫn, màu sắc thần thoại, tô đậm tính kì lạ, cao quý của nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc Rồng Tiên của người Việt.

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa câu chuyện : giải thích, tôn vinh nguồn gốc cao đẹp của dân tộc, đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết dân tộc anh em mọi miền đất nước.

Luyện tập

Câu 1* (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Một số truyện các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện Con Rồng cháu Tiên:

   - Quả trứng to nở ra con người của dân tộc Mường.

   - Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

   Sự giống nhau ấy cho thấy sự tương đồng cách giải thích nguồn gốc và sự giao thoa văn hóa các tộc người trên nước ta.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Xem lại phần tóm tắt ở trên.

1
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Con Rồng cháu Tiên

I. Về thể loại

Truyền thuyết

- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

- Thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

II. Tóm tắt

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:

- Cả hai đều thuộc dòng dõi các thần

   + Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước)

   + Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi).

- Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi

- Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Câu 2:

Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao

- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con, đàn con "không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần" => chi tiết hoang đường kỳ ảo.

- Cuộc chia tay đầy ân tình, cảm động, 50 người theo mẹ lên chốn non cao, 50 người theo cha xuống biển => sự phát triển của cộng đồng dân tộc để mở mang đất nước.

Như vậy, người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào.

Câu 3:

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Các chi tiết này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Câu 4:

Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

1
0
Nguyễn Thị Nhài
07/04/2018 11:13:07

Soạn bài: Con Rồng cháu Tiên

I. Về thể loại

Truyền thuyết

- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

- Thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

II. Tóm tắt

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:

- Cả hai đều thuộc dòng dõi các thần

   + Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước)

   + Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi).

- Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi

- Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Câu 2:

Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao

- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con, đàn con "không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần" => chi tiết hoang đường kỳ ảo.

- Cuộc chia tay đầy ân tình, cảm động, 50 người theo mẹ lên chốn non cao, 50 người theo cha xuống biển => sự phát triển của cộng đồng dân tộc để mở mang đất nước.

Như vậy, người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào.

Câu 3:

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Các chi tiết này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Câu 4:

Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×