Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài dấu ngoặc kép

5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.495
2
3
Bạch Tuyết
01/08/2017 03:27:29
Soạn bài dấu ngoặc kép
I. Công dụng
Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trong sách giáo khoa (trang 141, 142) có công dụng.
a. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi).
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: dùng từ ngữ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu (hình ảnh chiếc cầu trông như một dải lụa).
c. Dùng từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Đáng chú ý là tác giả dùng ngay từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng để nói về sự thống trị của chúng đối với Việt Nam: “khai hóa”, “văn minh” cho một dân tộc lạc hậu. Vì vậy có thể coi dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng để đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
d. Nhằm mục đích đánh dấu tên các vở kịch.
II. Luyện tập
1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích.
a. Dùng để đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. Những câu nói của lão Hạc tưởng như con Vàng đang muốn nói với lão.
b. Dùng đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: một anh chàng được coi là “hậu cận ông lí” mà bị người đàn bà có con mọn túm lấy lẳng nhào ra thềm.
c. Dùng để đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d. Dùng để đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai.
e. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. “Mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu của Nguyên Du.
2.
a. Đặt hai dấu chấm sau “cười bảo” để đánh dấu / báo trước lời đối thoại.
Dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi” để đánh dấu từ ngữ được dẫn lại.
b. Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Viết hoa chữ “cháu” vì là chữ mở đầu câu.
c. Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn” để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “Đây là cái vườn… không chịu bán đi một sào” để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Cần viết hoa chữ “đây” (chữ đầu câu) và chú ý lời dẫn trực tiếp trong trường hợp này không phải là lời người khác mà là lời nói của chính người nói (ông giáo) được dùng vào một thời điểm khác (khi con trai lão Hạc trở về).
3. Hai câu có ý nghĩa giống nhau mà lại dùng những dấu câu khác nhau, vì:
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời gián tiếp).
4. Trong một bài học ở SGK Ngữ Văn lớp 8 có viết:
“Người ta cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khấu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giản hẳn số người hút và người ta thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”.
- Dấu ngoặc đơn trên đây dùng để chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm hình phạt đối với những người hút thuốc lá ở nơi công cộng ở Bỉ.
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó. (Triển vọng của châu Âu trong việc cấm hút thuốc lá).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Bạch Tuyết
05/08/2017 02:02:25
DẤU NGOẶC KÉP
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Đây là một loại dấu được dùng rất phổ biến , nó có những công dụng sau đây:
- Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Ví dụ: + Em hãy giải thích câu tục ngữ sau "Không thầy đố mày làm nên".
+ Em đang ngồi ở ghế thì các bạn đến rủ: "Muốn đi chơi trận giả không?". Em trả lời: "Có". Thế là cùng chơi. Một bạn lớn bảo: "Cậu là trung sĩ nhé".
(Tiếng Việt 5, tập 1, 2001)
+ Khổ thơ đầu nói đến rặng liễu nhưng cách nói đang hướng người đọc nhìn về một cô gái có gương mặt buồn rười rượi. Lá liễu rủ vừa được xem là "tóc buồn buông xuống", vừa được ví là "lệ hàng ngàn". Lối so sánh thiên nhiên - con người này khá phổ biến ở thời đại thơ lãng mạn. Anh Thơ trong "Bến đò ngày xưa" cũng nhân hoá thiên nhiên như thế :
"Tre rũ rượi bên bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa"
(Dẫn theo 125 bài văn)
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
Ví dụ: + Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ và cả người "Nê - giơ - rô" lẫn người "Am nam mít" mặc nhiên trở thành "giống người bẩn thỉu".
(Nguyễn Ái Quốc)
+ Một thế kỷ "văn minh", "khai hoá" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.
(Thép Mới)
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, … một danh hiệu, một cụm từ mới tạo đáng chú ý.
Ví dụ: + Hoài Thanh đã nhận xét về Xuân Diệu trong "Thi nhân Việt Nam": đó là một hồn thơ "tha thiết, rạo rực, băn khoăn". Hãy chứng tỏ điều đó qua các bài thơ "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", "Thơ duyên" của ông.
(Dẫn theo 125 bài văn)
+ Nếu trong "Tràng Giang", nỗi buồn thấm qua từng con chữ, đầy như dòng sông Hồng đang cuộn chảy thì trong "Đây mùa thu tới" nỗi buồn lại toả ra từ niềm cô đơn, quạnh vắng, còn trong "Đây thôn Vĩ Dạ", nỗi buồn lại nhè nhẹ cất lên từ ý thức bị lãng quên của nhà thơ.
(Dẫn theo 125 bài văn)
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau đây:
a. Nguyễn Trãi đã gắn "nhân nghĩa" với "dân" khi ông viết "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" trong "Bình ngô đại cáo". Ông lại gắn "nhân nghĩa" với "nước" khi ông viết "Nhân nghĩa duy trì thế nước yên" trong bài thơ "Hạ quy Lam Sơn". Thật là rõ ràng, với Nguyễn Trãi "nhân nghĩa" gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, với tấm lòng ưu ái thương dân.
(Võ Nguyên Giáp)
b. Ngày 15/8, cuộc đấu giá sôi nổi diễn ra giữa gần 20 doanh nghiệp để giành quyền sở hữu cuốn sách "độc nhất vô nhị" này.
(Hà Châu Sơn)
c. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc "bốn phương lồng lộng, Thủ đô gió ngàn". Những năm máu lửa ấy, Bác có viết một số bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt, tiêu biểu nhất là các bài "Cảnh rừng Việt Bắc", "Cảnh khuya", "Đi thuyền trên sông Đáy"… Tình yêu nước, thương dân, tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, yêu đời… dào dạt trên những bài thơ của Bác.
d. Chính mẹ chị đã nói: "Các con này, công an, bộ đội, nhà báo lành lặn, sáng sủa không lấy, lại đi lấy một người vừa mù, vừa bị mất chân".
(Tố Quyên)
Gợi ý: Mẫu: a. Dấu ngoặc kép sử dụng trong đoạn trích này thể hiện những công dụng sau:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu tên tác phẩm.
2. Hãy đặt dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lý do.
a. Tống biệt hành là một áng thơ hay, Tô Hoài đã từng nói nó mang tâm sự của người cầm bút của thời đại, giữa lúc cả đất nước và dân tộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại.
b. Nguyễn Tuân viết nói về Thạch Lam người ta vẫn nghĩ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn.
c. Báo Tiền Phong ngày 15/8/2004 đưa tin nhiều bài giảng vẫn chỉ xào đi xào lại những bài cũ mông má râu ria, trong đó, những bài thật có, những bài giả cũng có.
(Báo Thể thao Văn hóa, số 1575)
Gợi ý:
Mẫu: a. "Tống biệt hành" là một áng thơ hay. Tô Hoài đã từng nói: "Nó mang tâm sự của người cầm bút của thời đại, giữa lúc cả nước và dân tộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại".
- Lý do sử dụng dấu 2 chấm: Báo trước đoạn trích dẫn nguyên văn.
- Lý do sử dụng dấu ngoặc kép: Đánh dấu sự trích dẫn trực tiếp và tên tác phẩm.
3. Đặt 5 câu có sử dụng dấu ngoặc kép, biểu thị những công dụng khác nhau.
Gợi ý:
Viết câu đủ thành phần, nội dung sáng sủa, rõ ràng, sử dụng các dấu ngoặc kép đúng chỗ, đúng công dụng.
p> / 0� `^ class=MsoNormal style='margin-top:5.0pt;text-align:justify;text-indent:21.25pt; line-height:16.0pt;mso-line-height-rule:exactly;mso-pagination:none'>c) Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài văn đã trình bày những nội dung nào? Nhận xét về độ chính xác, đúng đắn của các nội dung mà bài văn trình bày.

Gợi ý: Bài văn trình bày nội dung theo trình tự các bộ phận của chiếc xe đạp: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở, các bộ phận phụ khác. Các nội dung đưa ra cụ thể, rõ ràng, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
d) Nhận xét về phương pháp thuyết minh của bài văn.
Gợi ý: Bài văn sử dụng các phương pháp: nêu định nghĩa; liệt kê; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Chọn một trong những đề bài cho ở trên rồi tiến hành lập ý, lập dàn ý với đề bài ấy.
Gợi ý: Để lập ý, cần tiến hành tìm hiểu kĩ về đối tượng thuyết minh (quan sát, nghi chép từ sách báo, hỏi người lớn,…)
Tham khảo dàn ý sau:
Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
a) Mở bài:
Chiếc nón lá Việt Nam là… (nêu một định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam)
b) Thân bài:
- Giới thiệu khái quát chiếc nón:
+ Hình dáng, màu sắc;
+ Nguyên liệu làm nón;
+ Cách làm, nơi làm (những nơi làm nón nổi tiếng: Huế, Quảng Bình, Hà Tây,…);
+ Các bộ phận của chiếc nón;
+ Giá trị sử dụng của nón;
+ Giá trị văn hoá của nón: trang điểm, quà tặng, biểu diễn nghệ thuật;
ý nghĩa biểu tượng của nón lá Việt Nam;
c) Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về chiếc nón;
- Cần giữ gìn nghề làm nón, nét đẹp văn hoá người Việt như thế nào?
0
1
NoName.119267
04/12/2017 19:39:51
Câu 1 tự làm
câu 2 //   //
câu 3 //  //
câu 4 // //
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Dấu ngoặc kép

Công dụng

   a. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi).

   b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ.

   c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai : văn minh, khai hóa thực chất là bóc lột.

   d. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.

Luyện tập

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   a. Đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.

   b. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai : hầu cận ông lí là kẻ xu nịnh.

   c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp

   d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.

   e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp.

Câu 2(trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt dấu câu phù hợp :

   a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :

   …

   Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

   → Dấu hai chấm đánh dấu lời đối thoại.

   → Dấu ngoặc kép đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

   b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

   → Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

   c.bảo hắn : “ Đây là cái vườn … đi một sào” …

   → Dấu ngoặc kép và dấu hai chấm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Câu 3 (trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hai câu ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau vì câu (a) có trích lời dẫn trực tiếp, còn câu (b) là lời dẫn gián tiếp.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn văn tham khảo :

   “ Người ta cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khấu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giản hẳn số người hút và người ta thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX : “ Một châu Âu không còn thuốc lá””.

   - Dấu ngoặc đơn dùng để giải thích, bổ sung thêm hình phạt đối với những người hút thuốc lá ở nơi công cộng ở Bỉ.

   - Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó. (Triển vọng của châu Âu trong việc cấm hút thuốc lá).

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Dấu ngoặc kép

Công dụng

Dấu ngoặc kép trong những trường hợp sau dùng để làm gì?

a, Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của thánh Găng-đi.

b, Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ mang nghĩa nhấn mạnh hình ảnh cầu Long Biên

c, Dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai, châm biếm

d, Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm kịch.

Luyện tập

Bài 1 (trang 142sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)

b, Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng

c, Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.

d, Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.

e, Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.

Bài 2 (trang 143 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a, Dấu hai chấm sau từ "cười bảo" (báo trước lời đối thoại)

Dấu ngoặc kép đánh dấu từ "cá tươi" và "tươi" – đánh dấu từ ngữ của người khác.

b, Dấu hai chấm sau từ "chú Tiến Lê" (báo hiệu lời dẫn trực tiếp)

Dấu ngoặc kép "Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu."

c, Dấu ngoặc kép sau từ "bảo hắn"

Dùng dấu ngoặc kép từ "Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào"

Bài 3 (trang 143 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

- Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì:

a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

b, Dẫn lời gián tiếp, không dẫn nguyên văn của Chủ tích Hồ Chí Minh nên không dùng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.

Bài 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Tràng An, đó còn là biểu tượng đẹp của Hà Nội. Trước kia hồ có tên là hồ Thủy Lục bởi nước ở đây quanh năm xanh ngắt. Hồ gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi sau khi giành thắng lợi quân giặc Minh nên câu chuyện về "gươm thần" cũng vì thế mà trở nên li kỳ và gợi nhắc mọi người nhớ về thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Bên cạnh hồ còn có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác làm tăng thêm nét đẹp cổ kính của quần thể danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Bút, đền vua Lê Thái Tổ… Hồ Gươm mãi trở thành biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bài 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

- Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"…

- Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3 ;Ru-an-đa : 8,1

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo