Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài làm thơ bảy chữ

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.125
1
0
Trần Đan Phương
01/08/2017 00:48:04
Soạn bài làm thơ bảy chữ
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập : Đối với thơ thất ngôn bát cú.
a. Vần thơ.
Căn cứ vào chữ cuối cùng các câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Thơ Đường luật thường gieo vần bằng, ít gieo vần trắc.
- Cả bài thơ chỉ gieo một vần, gọi là độc vần, và gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Vần gieo có thể là vần chính hay vần thông.
- Bài gieo vần cưỡng ép sẽ mất giá trị nhiều.
- Thơ Đường chỉ gieo vần ở cuối câu, không gieo vần ở lưng chừng câu.
b. Đối
- Trong bài thơ theo luật Đường :
+ Hai câu 3, 4 và 5, 6 phải đối nhau từng đôi.
+ Và buộc phải đối thanh, nếu đối ý được thì càng hay.
c. Luật bằng trắc:
- Luật bằng trắc rất nghiêm ngặt:
+ Buộc các chữ 2, 4, 6 trong mojtoj câu thơ phải theo đúng luật.
+ Còn các chữ 1, 3, 5 được miễn theo luật:
Nhất tam ngũ bất luận
Nhị tứ lục phân minh.
Muốn viết bài thơ theo luật nào, ta căn cứ vào chữ thứ hai câu đầu tiên, nếu là bằng thì bài thơ theo luật bằng, ngược lại là luật trắc.
Ở mỗi câu thơ, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 cùng vần, hoặc bằng hay trắc cả, chữ thứ tư đối vần với hai chữ đó.
Tuy có luật bấn luận ở các chữ 1, 3, 5 nhưng có hai trường hợp sau nếu không theo đúng luật bằng trắc chữ đó sẽ khó đọc.
Chữ thứ ba trong các câu 2 và 5 ở những ài theo luật bằng, vần bằng; chữ thứ 3 trong câu 4 và 8 trong bài theo luật trắc vần bằng, luôn phải là bằng, nếu trắc là khó đọc.
Nếu không theo đúng quy luật bằng trắc như luật gọi là thất luật.
d. Niêm
- Niêm nghĩa là dính, hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi có cùng một thứ tự bằng, trắc như nhau.
- Các cặp sau của bài thơ Đường phải niêm với nhau:
+ Câu 1 với 8
+ Câu 2 với 3
+ Câu 4 với 5
+ Câu 6 với 7
e. Bố cục của bài Đường luật:
- Để gồm có phá đề (câu 1) tức là mở bài và thừa đề (câu 2) dùng để nối câu phá mà vào bài.
- Thực hay trạng (câu 3 và 4): giải thích ý bài.
- Luận (câu 5 và 6): bàn bạc rộng nghĩa đầu bài.
- Kết (câu 7 và 8): tóm ý toàn bài.
f. Tiết tấu trong bài thơ:
- Tức là cách ngắt các chữ cho có nhịp điệu uyển chuyển.
- Thường có ba cách ngắt:
+ Ngắt làm 2, 2, 3 như:
Một duyên / hai nợ / âu đành phận
Năm nắng / mười mưa / dám quản công.
+ Ngắt làm 4, 3 như:
Cơm áo đến rồi / ơn đất nước.
Mày râu giữ vẹn / phận tôi trung.
+ Ngắt 2, 5 như hai câu sau:
Lìa Ngô / bịn rịn chìm mây bạc
Về Hán / trau chia mảnh má hồng.
(Nguyễn Đình Chiểu)
2. Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ :
Cảnh khuya – Hồ Chí Minh
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Làm thơ bảy chữ

I. Chuẩn bị ở nhà

II. Hoạt động trên lớp

1. Nhận diện luật thơ

+ Thơ bảy chữ cổ thể (thơ cổ phong)- thất ngôn có hình thức đối tự do

+ Thất ngôn Đường luật ( 8 câu 7 chữ) và thất ngôn tứ tuyệt ( bốn câu 7 chữ) có niêm luật chặt chẽ

+ Thơ bảy chữ hiện đại tự do, linh hoạt

2. Nhịp trong thơ thường là 4/3 hoặc 2/2/3

3. Vần trong thơ bảy chữ

+ Có thể các vần chính trùng hoàn toàn nhau

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vấn giữ tấm lòng son.

+ Vần thông, có thể không trùng nhau hoàn toàn

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy

Sống trào sinh lực, bốc men say.

+ Vần có thể bằng, cũng có thể trắc.

Mẹ ơi! Chiếc áo con đã rách

Con biết làm sao trở lại nhà

Để mẹ và giùm? Con thấy lạnh

Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.

4. Sưu tập một số bài thơ 7 chữ để chép vào vở

- Những bài thơ bảy chữ như Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh), Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan), bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến)…

Qua Đèo Ngang

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

II Hoạt động trên lớp

1. Nhận diện luật thơ

a, Chiều

Chiều hôm/ thằng bé/ cưỡi trâu về

Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe

Tiếng sáo/ diều cao/ vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê

b, Sửa lại bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ

Trong túp lều tranh cánh liếp che

Ngọn đèn mờ, tỏa ánh sáng xanh lè

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng

Như bước thời gian đếm quãng khuya.

- Từ “xanh xanh” được sửa thành “ xanh lè” bởi tiếng cuối cùng câu thứ hai phải vần với tiếng cuối cùng thứ nhất.

2. Tập làm thơ

a,

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Một mình buồn bã trông với ngóng

Hướng xuống dương gian nỗi nhớ nhà.

b,

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve

Nét mực tím giấu bàn tay mùa hạ

Lướt ngang trời bầy chim sẻ vừa qua

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×