Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
619
0
1
Nguyễn Thị Sen
01/08/2017 01:50:35
Soạn bài đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự
I. Gợi ý trả lời câu hỏi phần bài học
a. Trong ba cầu đầu của đoạn trích có hai người tản cư đang nói chuyện với nhau.
- Dấu hiệu nhận biết đây là một cuộc trò chuyện qua lại.
+ Có hai lượt lời qua lại.
+ Nội dung : Hướng tới người tiếp chuyện.
+ Hình thức : có hai gạch đầu dòng đứng đầu hai lượt lời qua lại.
b. Câu « Hà ! nắng gớm ! Về nào ».
- Đó là lời ôn Hai nói với chính mình :
+ Đây không phải là một đối thoại vì nội dung lời nói của ông không liên quan đến câu chuyện của hai người đàn bà cũng chẳng hướng vào ai.
+ Sau lời của ông chẳng có ai đáp lại. Đây là ông Hai nói với chính mình một cách bâng quơ, đánh trống lảng, tìm cách rút lui. Đây là độc thoại.
- Trong đoạn trích có một số câu như thế :
Ví dụ : « Ông lão nắm tay rít lên :
- Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt Gian bán nước để nhục nhã như thế này »
c. Những câu « Chung nó cũng là trẻ con làng Việt Gian đây ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đất ư ? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu… » là những câu ông Hai hỏi chính mình. Những câu này không phát ra thành tiếng, chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Nó diễn tả tâm trạng đau đớn của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Vì không thốt lên thành lời chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng. Đó là những câu độc thoại nội tâm.
d. Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu theo giặc, tạo tình huống, đi sâu vào nội tâm nhân vật.
Các hình thức độc thoại và đối thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ôn Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
II. Luyện tập
Câu 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích :
- Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hai vợ chồng ông Hai.
- Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp. Lời thoại đầu cua bà Hai, ông Hai không đáp : câu hỏi hai của bà được ông Hai khẽ nhúc nhích đáp lại bằng cách hỏi lại « Gì ? » Lần ba ông cũng chỉ đáp lời bà bằng một câu cụt lủn « Biết rồi ». Cuộc đối thoại này giú người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọn của ông Hai.
Câu 2. Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. HS chọn một vấn đề nào đó quen thuộc với mình và viết theo yêu cầu trên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
09/04/2021 20:01:30
+4đ tặng

Trả lời:

a. Trong ba câu mở đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất là hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hiệu cho biết điều đó vì có hai lượt lời qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng (hai lượt lời qua lại).

b. 

- Đây cũng không phải là đối thoại. Nội dung ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể, không  liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa sau câu nói to của ông cũng không có ai đáp lại. Thực ra ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Đó chỉ là một lời độc thoại.

- Trong đoạn trích này còn có những câu như thế, chẳng hạn:

“Ông lão nắm tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.

c.

- Đây là những câu của ông Hai hỏi chính mình.

- Những câu hỏi này ông phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông  trong  phút giây nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc,  không thốt thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có dấu gạch đầu dòng, chúng là những câu độc thoại nội tâm.

d.  

Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với người dân Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.

- Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện đã theo giặc,  làm cho câu chuyện sinh động hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×