Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài động từ

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.983
10
2
Bạch Tuyết
01/08/2017 01:42:26
Soạn bài động từ
I. Đặc điểm của động từ
1. Tìm động từ.
a. Đi, ra, hỏi.
b. Quý, lấy, làm, lễ.
c. Treo, qua, xem, cười, bảo, bán, đề.
2. Đây là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
3. Đặc điểm: xem Ghi nhớ trang 146.
II. Các loại động từ chính.
1. Xếp các động từ.
(1) Động từ tình thái: dám, định, đường, toan.
(2) Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?): chạy, cười, đi, đọc, hỏi, ngồi.
(3) Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?): buồn, đau, gãy, nhức, nứt, yêu, vui.
2. Có thể tìm thêm.
(1) Cần, nên, phải, có thể, không thể.
(2) Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ…
(3) Vỡ, bẻ, mòn, nhức nhối, bị, được…
III. Luyện tập
Câu 1.
(1) Động từ tình thái: hay (khoe), chả (thấy), chợt (thấy), có (thấy), liền (giơ).
(2) Động từ chỉ hành động: khoe, may, đem, mặc, đứng, hóng khen, thấy, hỏi, tất tưởi, chạy, thấy chạy, giơ, ra, bảo, mặc.
(3) Động từ chỉ hình thái: (may) được, tức, tức tối.
Câu 2. Buồn cười ở chỗ là thà chết chứ không chịu đưa cho ai cái gì.
Nếu nói cầm thì anh ta mới chịu cho người ta cứu.
Đây là bản tính bần tiện khiến cho việc dùng từ đưa và càm đã trở thành thói quen máy móc của anh hà tiện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Phạm Văn Bắc
05/08/2017 00:59:04
ĐỘNG TỪ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Động từ có những đặc điểm gì?
a) Tìm động từ trong các câu dưới đây:
(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
(2) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [...] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
(3) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?
(Treo biển)
Gợi ý:
Các động từ: đi, đến, ra, hỏi (1); lấy, làm, lễ (2); treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề (3)
b) Các động từ vừa tìm được có gì giống nhau về ý nghĩa?
Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
c) Hãy rút ra đặc điểm về khả năng kết hợp của động từ.
Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.
Nhận xét về chức vụ của các động từ trong các ví dụ (1), (2), (3).
Gợi ý: Phân tích thành phần câu để xác định chức vụ ngữ pháp của động từ. Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ "là" và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng. Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.
2. Phân loại động từ
a) Hãy xếp những động từ sau vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.


Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi
Làm gì?


đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời các câu hỏi
Làm sao?, Thế nào?
dám, toan, định
buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu
b) Loại động từ nào không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau?
Gợi ý: Nhận xét về nghĩa khái quát của các động từ đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng; buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu. Đây là những động từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
c) Những động từ luôn đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau có ý nghĩa khái quát như thế nào?
Gợi ý: Nhận xét về nghĩa khái quát của các động từ dám, toan, định. Loại động từ này được gọi là động từ tình thái.
d) Như vậy, động từ có những loại chính nào? (xem lại phần ghi nhớ trong bài học).
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.
Gợi ý:
- Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,...
- Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, ...
- Động từ tình thái: đem, hay, ...
2. Đọc truyện Thói quen dùng từ và trả lời câu hỏi.
a) Tìm các động từ.
b) Động từ đưacầm khác nhau về ý nghĩa như thế nào?
c) Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Gợi ý:
- Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá,...
- Động từ đưacầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa: đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.
- Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưacầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.
1
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Động từ

Đặc điểm của động từ

Câu 1 + 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Các động từ trong câu:

   a. đi, đến, ra, hỏi

   b. lấy, làm, lễ

   c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề

   → Các động từ đều chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Điểm khác động từ với danh từ:

   - Về những từ xung quanh: động từ thường kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, hãy, đang, chớ, đừng, vẫn,... tạo thành cụm động từ.

   - Khả năng làm vị ngữ: động từ thường làm vị ngữ, danh từ thường làm chủ ngữ.

Các loại động từ chính

Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì? đi, chạy, vấp, ngồi, đứng,...
Trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào? dám, toan, định, sẽ, muốn, có thể,... buồn, vui, yêu,...

Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Một số động từ tương tự

   - Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể...

   - Động từ chỉ hành động (làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ...

   - Động từ chỉ trạng thái (Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, nhức nhối, bị, được...

Luyện tập

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:

   - Động từ chỉ hành động, trạng thái: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo, thấy, tức tối, tất tưởi, ...

   - Động từ tình thái: đem, hay, ...

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Câu chuyện buồn cười ở tính keo kiệt của anh chàng nọ. Cách sử dụng động từ “cầm” và “đưa” thể hiện hai ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. “Cầm” là nhận từ người khác, còn “đưa” mang nghĩa trao cho người khác.

0
1
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Động từ

I. Đặc điểm của động từ

Câu 1: Các động từ:

Câu 2: Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Câu 3:

Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.

Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ "là" và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.

Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.

II. Các loại động từ chính

Câu 1: Bảng phân loại:

Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì? đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời các câu hỏi Làm sao? Thế nào? dám, toan, định buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

Câu 2: Có thể tìm thêm:

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.

Câu 2:

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×