Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.794
7
5
Nguyễn Thị Sen
01/08/2017 01:55:14
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng
I. Mục đích yêu cầu
- Tập giải quyết một số đề bài tưởng tượng sáng tạo.
- Chú trọng khâu học sinh có thể tự làm dàn bài cho đề tài tưởng tượng vào thực hành luyện tập.
Trọng tâm: học sinh biết vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng vào thực hành luyện tập.
II. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới.
4. Luyện tập.
Tiến trình bài giảng
Phần ghi bảng
1. Giáo viên mời học sinh đọc đề bài luyện tập trang 128 -> GV chép đề bài lên bảng.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
[?] Em hãy cho biết chủ đề của truyện em sẽ kể?
[?] Nếu lấy móc thời gian hiện tại, với yêu cầu của đề thì việc kể lại của em có thực hay không trong thực tế? Vậy kể lại truyện này thuộc kiểu bài nào?
[?] Nhân vật kể lại truyện là ai? Đó là ngôi thứ mấy?
- GV gợi ý, hướng dẫn HS làm dàn ý.
[?] Em hãy tưởng tượng trong phần thân bài sẽ có những ý gì?
(Khi chuẩn bị đến thăm trường, tâm trạng em ra sao? Gặp lai trường cũ em thấy có gì đổi thay không? Thử tưởng tượng lại buổi trò truyện giữa em và thầy cô cũ sẽ là những gì?)
[?] Phần kết bài em sẽ làm gì?
I. Đề bài luyện tập
Đề: Kể chuyện 10 năm sau em về thăm trường.
A. Tìm hiểu bài
- Chủ đề: chuyến thăm trường sau 10 năm xa cách.
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng.
- Nhân vật kể: em (ngôi thứ nhất).
B. Dàn ý
1. Mở bài: lí do em về thăm trường sau 10 năm xa cách (nhân dịp nào: lễ khai giảng? Lễ 20/11…)
2. Thân bài.
- Chuẩn bị đến thăm trường (miêu tả tâm trạng: bồn chồn, náo nức…)
- Đến thăm trường:
+ Quang cảnh chung của trường (có gì thay đổi? Những gì còn lưu lại)
+ Gặp thầy cô, bạn bè cũ (nếu có).
Trò chuyện, hỏi han, tâm sự, nhắc lại những kỉ niệm cũ.
3. Kết bài: chia tay với trường, với thầy cô… cảm xúc.
2. GV chuyển ý, kết thúc phần 1, chuyển sang phần 2: đề bài bổ sung.
= > GV mời HS đọc đề a trang 140.
Tương tự như các bước đã làm ở đề bài luyện tập, GV sẽ gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
[?] Chủ đề của truyện sẽ kể là gì?
(Tình cảm giữa em và đồ vật – hay con vật)
[?] Em sẽ chọn đồ vật (con vật) nào vào vai nhân vật kể?
[?] Khi xây dựng một câu chuyện mà trong khi đó nhân vật là một con vật (đồ vật) thì em sử dụng cách kể như thế nào? (nhân cách hóa)
[?] Khi đã xác định được chủ đề, nhân vật, cách kể: bây giờ em hãy tự lập dàn ý theo đề bài trong SGK.
GV mời 1 HS lên bảng làm, cả lớp cùng làm vào nháp.
(HS có thể có những dàn ý với những sự việc, diễn biến… khác hơn, GV tùy theo bài làm của HS mà sửa chữa, hướng dẫn).
II. Đề bài bổ sung.
Đề A: Sách giáo khoa trang 140.
Dàn ý
A. Mở bài
- Đồ vật (con vật) tự giới thiệu mình.
- Đồ vật (con vật) giới thiệu về tình cảm giữa mình và người chủ.
B. Thân bài
- Lí do đồ vật (con trâu) trở thành vật sỡ hữu của người chủ.
- Tình cảm ban đầu giữa đồ vật (con vật) và người chủ.
- Những kỉ niệm vui, buồn khó quên của hai người.
- Tình cảm lúc sau (nếu có sự thay đổi trong tình cảm người chủ) lí do sự thay đổi.
C. Kết bài
Suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật (con vật) đó.
GV mời HS đọc đề b trang 140
Tương tự, GV sẽ gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. (GV cần định hướng cho HS rõ: nhân vật trong truyện cổ tích hay truyền thuyết có rất nhiều loại: thiện có, ác có, thông minh có…
Do đó HS cần phải lựa chọn nhân vật nào mà mình yêu thích để kể thì mới đúng theo yêu cầu của đề bài).
[?] Chủ đề truyện? (cuộc gặp gỡ, trò chuyện thú vị với nhân vật cổ tích).
[?] Nhân vật được chọn là ai? (nhân vật được yêu thích trong truyện cổ tích hay truyền thống).
[ ?] Nhân vật kể lại truyện sẽ là ai ? (em)
[ ?] Đó là ngôi thứ mấy ? (ngôi thứ nhất)
Đề B : Sách giáo khoa trang 140.
Dàn ý.
A. Mở bài:
- Giới thiệu không gian, thời gian của buổi gặp gỡ.
- Xây dựng tình huống gặp nhân vật trong truyện (nằm mơ? Tưởng tượng?...)
B. Thân bài: cuộc trò chuyện thú vị.
- Hỏi han.
- Trao đổi suy nghĩ, thắc mắc (nếu có)… của mình.
C. Kết bài.
Bày tỏ tình cảm đối với nhân vật đó.

Dựa vào các dàn bài vừa được lập, HS lên kể chuyện.
5. Dặn dò.
Làm các bài tập còn lại: c, d trang 140.
Tập kể lại chuyện theo đề bài đã cho.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
11
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/08/2017 00:43:17
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Ở bài trước, chúng ta đã bàn đến tưởng tượng - vai trò, biểu hiện của nó trong văn tự sự; cách kể một câu chuyện tưởng tượng. Cần nắm chắc những kiến thức này trước khi tiến hành luyện tập.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Tóm tắt truyện Con cò với truyện ngụ ngôn và trả lời câu hỏi sau:
- Người ta đã tưởng tượng ra những gì trong câu chuyện này?
- Các yếu tố tưởng tượng đã dựa trên sự thực nào?
- Mục đích của tưởng tượng trong câu chuyện? CON HỔ CÓ NGHĨA
(Vũ Trinh)
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, thời trung đại (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại.
2. Truyện trung đại Việt Nam vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật); cốt truyện hầu hết còn đơn giản; nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật(1).
3. Tác giả Vũ Trinh (1759 - 1828) có tên tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan Trì ngư giả; người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê. Khi nhà Nguyễn lên ngôi, ông được triệu ra làm quan, từng được phong chức Thị trung học sĩ, Hữu tham tri bộ Hình, có thời kì bị Gia Long đày vào Quảng Nam.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Văn bản này thuộc thể loại truyện trung đại. Truyện có hai đoạn. Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ, đoạn thứ hai kể chuyện con hổ với bác tiều phu.
2. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.
3. Trong truyện thứ nhất, bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ nên được hổ biếu cục bạc, lại còn đưa ra tận cửa rừng. Trong truyện thứ hai, bác tiều gỡ xương cho hổ, hổ không những biếu bác nai mà khi bác mất còn về viếng, mỗi ngày giỗ còn đem thú rừng đến biếu gia đình bác.
Bà đỡ Trần nửa đêm bị hổ cõng đi, tưởng bị hổ ăn thịt, té ra là hổ nhờ bà giúp hổ cái sinh con. Hổ biếu bà cục bạc, tiễn bà ra tận cửa rừng. Bác tiều phu sau khi gỡ xương cho hổ, chỉ nói chơi rằng: "hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé", không ngờ hổ mang nai đến thật, lại còn đến viếng và nhớ đến bác mỗi khi đến ngày giỗ. Đó là những chi tiết hay, thú vị, có tính chất gợi mở cho câu chuyện.
Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.
4. Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt:
Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
2. Lời kể:
Kể câu chuyện Con hổ có nghĩa cần chú ý phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật bà đỡ Trần và nhân vật người kiếm củi; diễn tả sinh động các chi tiết li kì:
- "Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay... Bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không giám nhúc nhích";
- "Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót...".
3. Kể về một con chó có nghĩa.
Gợi ý: Phát huy những điều đã biết nhất là trên phim ảnh. Có thể kể theo cốt truyện sau đây.
- Giới thiều về con chó (tên con chó, nó được bố mẹ em mua về hay ai mang cho hoặc nó là con chó của ai mà em được biết chẳng hạn,…).
- Kể về hành động “có nghĩa” của con chó mà em từng được chứng kiến hoặc nghe kể lại. Ví dụ:
+ Cứu cô (cậu chủ) khỏi bọn bắt cóc trẻ em.
+ Con chó được nuôi dưỡng chu đáo, đến khi bị bán đi, nó vẫn nhớ về chủ cũ và một hôm nó đã cứu người chủ cũ thoát khỏi một tai nạn ở giữa đường,…
- Suy nghĩ về tình cảm của những con vật đang sống ở quanh ta.
Tham khảo thêm truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã, tiểu thuyết Nanh trắng của Jack Lon Don.


(1) Trong bài Khái quát về văn học trung đại Việt Nam, tác giả Bùi Duy Tân cho rằng:
"Văn học trung đại Việt Nam, từng được gọi là Văn học cổ Việt Nam, từng được gọi là Văn học cổ Việt Nam, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Văn học Hán Nôm, hoặc Văn học viết hay Văn học thành văn Việt Nam... thời trung đại. Dòng văn học này, có tác giả là trí thức thời phong kiến (nhà sư, vua, quan, tướng lĩnh, nhiều nhất là nho sĩ) chính thức ra đời từ thế kỉ X, khi dân tộc ta khôi phục được nền độc lập tự chủ. Sau đó, văn học ngày càng phát triển với nhiều danh gia kiệt tác qua các triều đại phong kiến. Văn học viết có hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Văn học chữ Nôm tuy xuất hiện muộn và không có được vị thế như văn học chữ Hán, song với tính chất của một bộ phận văn học tiếng Việt, văn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh mẽ, giành được vị trí quan trọng và cuối cùng chiếm được vị thế ưu việt trên văn đàn. Về nội dung, văn học viết chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến, của tinh thần dân tộc qua thực tiễn phát triển của quá trình dựng nước và giữ nước. Văn học viết chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Lão, của quan niệm Tam giáo hoà hỗn, có đặc điểm và tính chất của một dòng văn học thuộc hệ thống thi pháp văn học phương Đông trung đại.
Như vậy là, từ sự hình thành đén quá trình phát triển, từ diện mạo đến tính chất, từ thể loại đến văn tự, văn học viết đều có những nét riêng của một dòng văn học cổ truyền thống" (Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, H., 2001).
3
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Đề a (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

Mở bài: Đồ vật (con vật) tự giới thiệu mình, giới thiệu về tình cảm giữa mình và người chủ.

Thân bài:

   - Lí do đồ vật, con vật trở thành sở hữu của người chủ.

   - Tình cảm ban đầu khi mới chơi cùng, quen biết.

   - Những kỉ niệm, những gắn bó của em với đồ vật, con vật.

Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em với con vật, đồ vật.

Đề b (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích. (trong bài lựa chọn nhân vật Thạch Sanh)

Mở bài: Không gian để nhân vật bộc lộ tâm tình: có thể là trong rừng, trong hang tối,...

Thân bài:

   - Ta là Thạch Sanh bản tính lương thiện mà hay bị người khác hãm hại. Thật đáng buồn biết bao.

   - Niềm tin vào công lí.

   - Nỗi buồn, thất vọng khi người mình vẫn coi là anh em lại hết lần này lần khác lừa dối, hãm hại mình.

   - Với công chúa, ta đã cứu nàng, người con gái hiền lành, xinh đẹp, yếu đuối mà nàng đã chẳng thể nói lên nỗi lòng với vua cha cứu ta.

   - Chỉ có cây đàn là tri kỉ ta nói lên nỗi lòng mình. Ta tức giận Lí Thông đã lừa dối, cướp công ta, sao lại có kẻ ăn ở bất nhân như vậy.

Kết bài: Hóa thân vào nhân vật mới nhận ra tâm tư, tình cảm của nhân vật ấy.

Đề c (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (Sọ Dừa)

Mở bài: Nối tiếp câu chuyện Sọ Dừa, từ đoạn Sọ Dừa cứu vợ, từ hoang đảo trở về, mở tiệc nhưng giấu vợ trong buồng. Đoạn kết mới bắt đầu.

Thân bài:

   - Hai cô chị nghĩ cô em đã chết, ra vẻ khóc lóc tiếc thương.

   - Sọ Dừa gọi vợ ra, hai cô chị sửng sốt, xấu hổ, lén ra về.

   - Trong hai năm, vợ chồng Sọ Dừa và dân làng không ai biết tin gì về hai cô chị.

   - Thật ra họ đã xấu hổ cùng ra đi đến một vùng đất mới, xây nhà trồng trọt làm ăn lương thiện. Hai năm sau họ đã trở nên khá giả nhưng trong lòng vẫn ân hận về lòng đố kị của mình trước kia. Và thế là họ đã quyết định chia hết của cải cho dân nghèo, trở về thành tâm xin lỗi hai vợ chồng Sọ Dừa.

   - Vợ chồng Sọ Dừa thấy họ ăn năn cũng không còn giận và tha lỗi cho họ.

   - Hai người chị dù được tha thứ vẫn không nguôi nỗi day dứt, tiếp tục ra đi, đi khắp miền núi, miền biển giúp đỡ những người nghèo.

Kết bài: Kết thúc truyện tốt đẹp.

3
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

A. Đề bài: Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

1. Mở bài:Giới thiệu nhân vật:

- Đồ vật (con vật) tự giới thiệu mình.

- Đồ vật (con vật) giới thiệu về tình cảm giữa mình và người chủ.

2. Thân bài:

- Lí do đồ vật (con trâu) trở thành vật sỡ hữu của người chủ.

- Tình cảm ban đầu giữa đồ vật (con vật) và người chủ.

- Những kỉ niệm vui, buồn khó quên của hai người.

- Tình cảm lúc sau (nếu có sự thay đổi trong tình cảm người chủ) lí do sự thay đổi.

3. Kết bài:Suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật (con vật) đó với chủ của mình.

B. Đề bài: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích.

1. Mở bài:

- Giới thiệu không gian, thời gian của buổi gặp gỡ.

- Xây dựng tình huống gặp nhân vật trong truyện (nằm mơ? Tưởng tượng?...)

2. Thân bài:cuộc trò chuyện thú vị.

- Hỏi han.

- Trao đổi suy nghĩ, thắc mắc (nếu có)… của mình.

3. Kết bài:Bày tỏ tình cảm đối với nhân vật đó.

C. Đề bài: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (chẳng hạn: truyện sọ dừa, cây bút thần)

Gợi ý:

- Mã Lương sau khi vẽ biển, đánh chìm thuyền rồng, tiêu diệt cả triều đình, cả bè lũ Vua, quan tham ác thì cũng bất ngời bị sóng cuốn trôi dạt vào một hoang đảo.

- ở đây Mã Lương lại dùng cây bút thần chiến đấu với thú dữ, trùng độc, với hoàn cảnh sống khắc nghiệt để tồn tại.

Mã lương tình cờ gặp một con tàu thám hiểm vòng quanh trái đất chạy qua, ghé đảo để trữ nước ngọt.

Mã Lương được mời lên tàu làm quen với nhà hàng hải nổi tiếng Magienlăng.

Magienlăng mời Mã Lương đi cùng để vẽ những cảnh đẹp trên đường.

Mã Lương sung sướng nhận lời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo