LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài hai đứa trẻ

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.029
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 02:18:58
Soạn bài hai đứa trẻ của Thạch Lam
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình cống chức gốc quan lại. Gia đình Thạch Lam có tryền thống về dân tộc, cả ba anh em ông đều là những tác giả xuất sắc trong Tự lực văn đoàn. Ông bắt đầu sự nghiệp làm báo, viết văn sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất.
Thạch Lam là người đôn hậu và rất tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị và thâm trầm, sâu sắc.
Thạch Lam để lại những tác phẩm xuất sắc như tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939); tập tiểu luận Theo dòng (1941); tùy bút Hà Nội ba sáu phố phường (1943).
2. Tác phẩm
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
II. Tìm hiểu tác phẩm
Câu 1. Thời gian và không gian cảnh chiều nơi phố huyện
- Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám với những chi tiết thơ mộng, chứa chan tình cảm (một buổi chiều êm ả như ru). Đây là một không gian thực. Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mở tưởng – nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.
- Thời gian là một biểu chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ “một đêm tối tịch mịch”.
- Cảnh vật xơ xác, vương vãi trên đất những thức rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn… lũ trẻ thì tranh nhau nhặt nhạnh, bòn mót.
Câu 2. Cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện.
- Cuộc sống của những con người nơi phố huyện nghèo rất ngột ngạt, đơn điệu, tù túng, nhàm chán, vô vị và luôn bị cái nghèo đói đe dọa bất cứ lúc nào. Những hình ảnh như: gánh hàng nước ế ẩm của mẹ con chị Tí, gánh phở của bác Siêu, cảnh bó gối trên manh chiếu ngồi giữa trời đêm của gia đình bác Xẩm và bà cụ Thi hơi điên cho thấy những mảnh đời buồn tẻ của những người dân nghèo trước Cách mạng.
- Họ sống một cuộc đời lam lũ nhưng lại rất trung thực, tình nghĩa, chịu thương chịu khó và luôn mong ước một điều gì tươi sáng cho cuộc sống ngày mai. Điều này được thể hiện qua các chi tiết sau:
+ Mẹ con chị Tí ban ngày sinh sống bằng cách mò cua bắt tép, tối đến lại bày hàng nước cho đến khuya dù rất ế ẩm; chỉ có mấy người phụ gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mới có mấy chú lính lệ tạt qua uống chén nước.
+ Gánh phở bác Siêu cứ tối lại bày bán nhưng đó lại là một món quà hết sức xa xri đối với những người dân nghèo nơi phố huyện.
+ Gia đình bác Xẩm đói nghèo, lam lũ vẫn đều đặn hàng đêm chờ đợi khách nơi phố chợ nghe đàn nhưng hầu như chẳng ai buồn quan tâm; và giữa màn đêm tĩnh mịch ấy, tiếng đàn góp “vui” của bác khiến cảnh vật và con người buồn ảm đảm hơn.
+ Hình ảnh bà cụ Thi hơi điên hay mua rượu ở cửa hàng của hai chị em Liên là dấu hiệu chứng tỏ cuộc sống bế tắc, nghẹt thở đến tột đỉnh của con người.
Câu 3. Tâm trạng của hai chị em Liên và An trong tác phẩm.
- Hai chị em Liên và An là những đứa trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, chân thực. Dù còn ít tuổi nhưng họ đã có những cảm nhận thật sâu sắc trước hoàn cảnh sống.
- Sống ở nơi buồn bã, nghèo khó, một mặt họ rât yêu thiên nhiên, cảm thấy gắn bó thân thuộc trước những hình ảnh bình dị của quê hương “nghe mùi ẩm mốc củ đất hòa lẫn với mùi cát bụi bốc lên khiến họ cảm thấy như mùi vị của quê hương”; nhưng mặt khác, họ lại cảm thấy cuộc sống ở đây thật buồn tẻ, nhàm chán, muốn hướng về một nơi mới tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơ.
Câu 4. Hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa của nó
- Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, thể hiện một chút niềm tin, hy vọng tươi sáng cho cuộc sống của người dân nơi phố chợ. Đoàn tàu được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn, nhộn nhịp hơn. Đối với chị em Liên, đêm này cũng vậy, dù buồn ngủ đến đâu cũng cố thức đợi chuyến tàu qua. Chuyến tàu mang đến cho họ một ước vọng mơ hồ về “một Hà Nội sáng rực và huyên náo”, chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây – xem đó như là một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện tại.
- Và để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị - cuộc sống mà “món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xị không bao giờ mua được”. Để rồi tối hôm sau, họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ – một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Hai đứa trẻ

I. Về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

   - Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường Lân), sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình nhà nho gốc quan lại.

   - Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày. Văn của Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

   - Các tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1977), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Tập tuỳ bút Hà Nội 36 phố phường...

2. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn. Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông Hai đứa trẻ có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   - Thời gian: Từ buổi chiều tàn cho tới lúc đoàn tàu đi qua phố huyện đêm.

   - Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám. Xung quanh là cánh đồng và xóm làng. Gần bờ sông. Có đường sắt chạy qua, có một ga tàu. Chiều hè tiếng ếch nhái râm ran. Đêm xuống, phố vắng, tối im lìm. Rất ít đèn.

Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An lúc còn ở Hà Nội; và không gian mơ tưởng – Hà Nội xa xăm, tấp nập, huyên náo, sáng rực và hạnh phúc.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện được cảm nhân qua con mắt của Liên. Cuộc sống nơi đây đều gợi sự tàn tạ, hiu hắt:

       + Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve... bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.

       + Cảnh chợ tàn: Mấy đứa trẻ nhặt nhạnh, mùi ẩm mốc quen thuộc...

       + Bóng tối bao trùm phố huyện: phố tối, đường ra sống tối...Một vài ngọn đèn leo lét...

       + Cảnh kiếp người tàn tạ: Vợ chồng bác xẩm, gia đình chị Tý, bà cụ Thi hơi điên, mấy đứa trẻ con nhà nghèo, bác Siêu và chính cả hai chị em Liên... Cuộc sống của họ hòa lẫn cùng bóng tối như những cái bóng vật vờ, lay lắt.

=> Phố huyện nghèo và đầy bóng tối. Cuộc sống của con người nơi đây đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ: “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tâm trạng của Liên Và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

   - Chị em Liên cảm nhận buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó.

       + Liên cảm thấy: “lòng buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn”.

       + Cô cảm nhận được cả “cái mùi riêng của đất của quê hương này”.

   - Khi phố huyện khi đêm xuống: Liên và An lặng lẽ ngắm bầu trời lúc về đêm: “ Qua khẽ lá bàng ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy.. rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

* An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra nơi phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực, nghèo đói, tù đọng trong bóng tối của họ.

→ Nỗi buồn cùng bóng tối tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành cho cho một mong ước, sự đợi chờ trong đêm: Chuyến tàu đêm qua.

Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Phố huyện lúc chuyến tàu đêm qua:

   - Hình ảnh con tàu được lặp lại 10 lần trong tác phẩm.

   - Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của hai chị em Liên:

       + Chuyến tàu mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, các toa đèn sáng trưng, âm thanh náo nức, tiếng hành khách ồn ào... hoàn toàn đối lập với cuộc sống buồn tẻ, quẩn quanh và đầy bóng tối nơi phố huyện.

       + Chuyến tàu còn gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp của hai chị em: “Một Hà Nội xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.

→ Chuyến tàu trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hai chị em Liên. Nó biểu tượng cho một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nhưng nó đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, bế tắc.

=> Qua tâm trạng đợi tàu của Liên, Thạch Lam như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, bế tắc ấy hãy cố vươn tới điều gì đó tốt đẹp hơn.

Câu 5 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong truyện:

   - Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: Thạch Lam thành công trong việc miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của con người.

   - Giọng văn nhẹ nhàng, thấm đợm chất thơ trữ tình; lời văn bình dị nhưng vẫn luôn ẩn chứa một niềm xót thương đối với những con người nghèo khổ, sống lam lũ, quẩn quanh.

Câu 6 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Qua truyện ngắn này, thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời Thạch Lam cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước nhỏ bé, bình dị của họ: “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.

Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   - Trong truyện có nhiều nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc như: Liên, gia đình chị Tí, bà cụ Thi, gia đình bác xẩm...

   - Các chi tiết nghệ thuật: hình ảnh đoàn tàu đêm qua phố huyện, bóng tối và ánh sáng...

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, điều đó thể hiện ở:

   - Cốt truyện đơn giản, nổi bật ở những dòng tâm trạng trôi chảy, cảm xúc mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

   - Miêu tả tinh tế sự chuyển biến của cảnh vật và tâm trạng con người.

   - Bút pháp tương phản đối lập: vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn.

   - Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình, thấm đợm chất thơ trữ tình sâu sắc.

0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Bố cục: gồm 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "cho chúng"): Cảnh chiều tàn và tâm trạng của Liên.

- Phần 2 (Còn lại): Cảnh đêm tối và tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.

Câu 1: Thời gian và không gian cảnh chiều nơi phố huyện:

- Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám với những chi tiết thơ mộng, chứa chan tình cảm (một buổi chiều êm ả như ru). Đây là một không gian thực. Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mở tưởng – nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.

- Thời gian là một biểu chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ "một đêm tối tịch mịch".

- Cảnh vật xơ xác, vương vãi trên đất những thức rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn… lũ trẻ thì tranh nhau nhặt nhạnh, bòn mót.

Câu 2: Cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện.

– Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, khi đã vãn chợ lúc này chỉ còn rác và hình ảnh hai chị em Liên và An, những hình ảnh đèn thắp sáng nhỏ trong quán của Liên thấp thoáng hiện lên.

– Cuộc sống nghèo đói ở nơi đây đã thấy những không gian tẻ nhạt, hai chị em vẫn đang leo lắt trong cái quán nhỏ của mình, mọi người thì đã ra về hết rồi.

– Cuộc sống ở phố huyện thật buồn khi không gian yên tĩnh trầm lặng nó đưa con người tới một cảm giác cô đơn và tuyệt vọng, mọi người mong có cái gì đó mới lạ sẽ diễn ra.

– Lúc này con người xuất hiện chỉ là điểm tô thêm cho cuộc sống ở nơi đây, những người còn lại duy nhất lúc này là những người đang bươn trải kiếm sống những người bán hàng về muộn, họ đang thu xếp hàng hóa và tranh thủ nói với nhau dăm ba câu chuyện để tiếp tục những câu truyện đang dở.

– Hình ảnh những đứa trẻ em nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom đi tìm tòi nhặt nhạnh, còn những hình ảnh của những người ngày cắm mặt với đất bán lưng cho trời.

– Cuộc sống của họ nghèo khổ họ vẫn bươn trải và kiếm từng đồng để có tiền bươn trải lo cho cuộc sống của mình.

– Một trong những sự nghèo khó đó đã làm cho họ chỉ biết đến lao động mà không biết đến chơi hoặc thưởng thức sự sống.

– Hình ảnh bà cụ Thi điên hay hình ảnh vợ chồng bác xẩm hiện lên sắc nét trong bài văn.

--> Tác giả đã vẽ ra một bức tranh có cuộc sống và hình ảnh con người hiện lên thật sinh động đây là những con người đang phải bươn trải và lo cho cuộc sống của mình.

Câu 3: Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên và An trước khung cảnh và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

- Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó. Có lẽ chính bởi thế mà Liên mới cảm thấy cái "mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc "là" cái mùi riêng của đất, của quê hương này". Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên phố huyện "tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu".

- An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.

Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa của nó:

- Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, thể hiện một chút niềm tin, hy vọng tươi sáng cho cuộc sống của người dân nơi phố chợ. Đoàn tàu được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn, nhộn nhịp hơn. Đối với chị em Liên, đêm này cũng vậy, dù buồn ngủ đến đâu cũng cố thức đợi chuyến tàu qua. Chuyến tàu mang đến cho họ một ước vọng mơ hồ về "một Hà Nội sáng rực và huyên náo", chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây – xem đó như là một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện tại.

- Và để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị - cuộc sống mà "món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xị không bao giờ mua được". Để rồi tối hôm sau, họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ – một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.

Câu 5: Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam

– Đây là một truyện ngắn miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.

– Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm. Giọng văn góp phần tích cực vào việc tạo nên một truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.

Câu 6:

   Qua truyện ngắn tác giả muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ, quanh quẩn một cuộc sống cơ cực ở nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời, ông cũng biểu hiện niềm ao ước về một cuộc sống sẽ thay đổi cho nơi đây.

II. Luyện tập

Câu 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ có nhiều nhân vật ấn tượng và chi tiết gợi ấn tượng sâu sắc. Có thể chọn:

- Một trong các nhân vật: chị Tí, Liên, An, bác Siêu, bà cụ Thi, …

- Một trong các chi tiết: đoàn tàu, bóng tối, và ánh sáng, âm thanh, hình ảnh Hà Nội xa xăm trong tưởng tượng của Liên.

Câu 2: Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:

- Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.

- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).

0
0
Phạm Minh Trí
07/04/2018 11:22:56

Soạn bài: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Bố cục: gồm 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "cho chúng"): Cảnh chiều tàn và tâm trạng của Liên.

- Phần 2 (Còn lại): Cảnh đêm tối và tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.

Câu 1: Thời gian và không gian cảnh chiều nơi phố huyện:

- Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám với những chi tiết thơ mộng, chứa chan tình cảm (một buổi chiều êm ả như ru). Đây là một không gian thực. Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mở tưởng – nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.

- Thời gian là một biểu chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ "một đêm tối tịch mịch".

- Cảnh vật xơ xác, vương vãi trên đất những thức rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn… lũ trẻ thì tranh nhau nhặt nhạnh, bòn mót.

Câu 2: Cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện.

– Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, khi đã vãn chợ lúc này chỉ còn rác và hình ảnh hai chị em Liên và An, những hình ảnh đèn thắp sáng nhỏ trong quán của Liên thấp thoáng hiện lên.

– Cuộc sống nghèo đói ở nơi đây đã thấy những không gian tẻ nhạt, hai chị em vẫn đang leo lắt trong cái quán nhỏ của mình, mọi người thì đã ra về hết rồi.

– Cuộc sống ở phố huyện thật buồn khi không gian yên tĩnh trầm lặng nó đưa con người tới một cảm giác cô đơn và tuyệt vọng, mọi người mong có cái gì đó mới lạ sẽ diễn ra.

– Lúc này con người xuất hiện chỉ là điểm tô thêm cho cuộc sống ở nơi đây, những người còn lại duy nhất lúc này là những người đang bươn trải kiếm sống những người bán hàng về muộn, họ đang thu xếp hàng hóa và tranh thủ nói với nhau dăm ba câu chuyện để tiếp tục những câu truyện đang dở.

– Hình ảnh những đứa trẻ em nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom đi tìm tòi nhặt nhạnh, còn những hình ảnh của những người ngày cắm mặt với đất bán lưng cho trời.

– Cuộc sống của họ nghèo khổ họ vẫn bươn trải và kiếm từng đồng để có tiền bươn trải lo cho cuộc sống của mình.

– Một trong những sự nghèo khó đó đã làm cho họ chỉ biết đến lao động mà không biết đến chơi hoặc thưởng thức sự sống.

– Hình ảnh bà cụ Thi điên hay hình ảnh vợ chồng bác xẩm hiện lên sắc nét trong bài văn.

--> Tác giả đã vẽ ra một bức tranh có cuộc sống và hình ảnh con người hiện lên thật sinh động đây là những con người đang phải bươn trải và lo cho cuộc sống của mình.

Câu 3: Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên và An trước khung cảnh và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

- Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó. Có lẽ chính bởi thế mà Liên mới cảm thấy cái "mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc "là" cái mùi riêng của đất, của quê hương này". Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên phố huyện "tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu".

- An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.

Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa của nó:

- Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, thể hiện một chút niềm tin, hy vọng tươi sáng cho cuộc sống của người dân nơi phố chợ. Đoàn tàu được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn, nhộn nhịp hơn. Đối với chị em Liên, đêm này cũng vậy, dù buồn ngủ đến đâu cũng cố thức đợi chuyến tàu qua. Chuyến tàu mang đến cho họ một ước vọng mơ hồ về "một Hà Nội sáng rực và huyên náo", chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây – xem đó như là một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện tại.

- Và để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị - cuộc sống mà "món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xị không bao giờ mua được". Để rồi tối hôm sau, họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ – một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.

Câu 5: Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam

– Đây là một truyện ngắn miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.

– Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm. Giọng văn góp phần tích cực vào việc tạo nên một truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.

Câu 6:

   Qua truyện ngắn tác giả muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ, quanh quẩn một cuộc sống cơ cực ở nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời, ông cũng biểu hiện niềm ao ước về một cuộc sống sẽ thay đổi cho nơi đây.

II. Luyện tập

Câu 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ có nhiều nhân vật ấn tượng và chi tiết gợi ấn tượng sâu sắc. Có thể chọn:

- Một trong các nhân vật: chị Tí, Liên, An, bác Siêu, bà cụ Thi, …

- Một trong các chi tiết: đoàn tàu, bóng tối, và ánh sáng, âm thanh, hình ảnh Hà Nội xa xăm trong tưởng tượng của Liên.

Câu 2: Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:

- Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.

- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư