LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài luyện tập thao tác lập luận so sánh

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.149
5
4
Nguyễn Thị Sen
01/08/2017 00:48:23
Soạn bài luyện tập thao tác lập luận so sánh
1. Cho bài thơ Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn và Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Tình cảm của hai nhà thơ trong hai đoạn thơ trên:
- Điểm giống nhau : cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.
Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương)
Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)
- Khi trở về, cả hai đều trở thành người xa lạ trên chính nơi mình đã sinh ra.
+ Hạ Tri Chương viết: Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.
+ Chế Lan viên viết: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh; không còn cảnh cũ, người xưa đâu nữa.
- Hạ Chi Chương sống trước Chế Lan Viên hơn 1000 năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có bao biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa hai người xưa và nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn và để hiểu những tình cảm nhân văn mang tính nhân loại vậy.
2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.
3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự Tình I và bài Chiều hôm nhớ nhà.
- Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 3 và câu 5, 6).
- Hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:
+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?
+ Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu.
- Sự khác nhau trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:
+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.
+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong khách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.
- Mỗi bài thơ đều có nét đọc đáo và cái hay riêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hạ Tri Chương) và bài thơ Trở lại An Nhơn (Chế Lan Viên):

   - Điểm giống nhau: Cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.

   - Khi trở về về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” trên chính nơi mình đã sinh ra.

       + Hạ Tri Chương viết: Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? Vì không còn ai nhận ra mình cả.

       + Chế Lan Viên viết: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người, vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy, cùng với sự chăm chỉ tích lũy kiến thức chúng ta sẽ dần tiến bộ và rồi sẽ thành công.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

So sánh

   - Giống nhau: Cùng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

   - Khác nhau:

       + Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày (tiếng gà, văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm...) kể cả những chữ rất khó dùng (cớ sao om, duyên mõm mòm, già tom).

       + Trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn,.. Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ.

→ Tạo nên sự khác biệt về phong cách giữa hai nhà thơ:

   - Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có mang tâm trạng xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch, phá cách.

   - Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Ví dụ câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân

   - Khuyên nhủ, thương yêu người khác như chính bản thân mình.

   - Đây là lời khuyên, triết lí về cách sống, ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người. Lời khuyên và triết lí sống ở đây đầy giá trị nhân văn.

0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1: Hai bài thơ Trở lại An Nhơn của Chế Lan Viên, và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.

   Tình cảm khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ:

- Điểm giống nhau: Đều rời quê hương đi xa từ lúc trẻ và trở về khi tuổi đã cao. Khi trở về đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình.

   + Khi đi trẻ, lúc về già – Khách ở chốn nào lại chơi (Hạ Tri Chương).

   + Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi – Chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người (Chế Lan Viên).

- Hai nhà thơ sống ở hai thời đại cách xa nhau hơn một nghìn năm, có tâm sự giống nhau: Khoảng khắc giật mình với những tiếc nuối, bâng khuâng.

Câu 2:

   Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.

Câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự Tình I và bài Chiều hôm nhớ nhà.

- Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).

- Hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:

   + Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?

   Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu.

- Sự khác nhau trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:

   + Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.

   + Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong khách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

- Mỗi bài thơ đều có nét đọc đáo và cái hay riêng.

Câu 4: Các ví dụ như:

 - Lanh chanh như hành không muối. - Lừ đừ như ông từ vào đền. - Lăng xăng như thằng mất khố. - Lôi thôi như cá trôi xổ ruột. - Rành rành như canh nấu hẹ. - Mẹ già như chuối chín cây. - Lời chào cao hơn mâm cỗ. 

Gợi ý: "Lời chào cao hơn mâm cỗ" hàm ý câu chào hỏi rất quan trọng, rất tình nghĩa, còn quý hơn cả việc mời nhau đến ăn uống tiệc tùng. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" ý muốn nói đến phép lễ nghĩa hơn cái ăn. Sâu hơn là nhân cách của con người cao hơn "vật chất". Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là "phương tiện" tình cảm mang hơi thở của xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư