LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Kiểm ra phần tiếng việt

2 trả lời
Hỏi chi tiết
571
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/08/2017 01:25:06
KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT

Luyện tập theo các đề bài sau:
1. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại câu này thành câu không có khởi ngữ.
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !".

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Gợi ý: Khởi ngữ là “mắt tôi”; có thể viết lại câu này thành: Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
2. Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
a) Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
(Kim Lân, Làng)
b) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý:
- (a): “Thật đấy” là thành phần tình thái, dùng để xác nhận điều được nói đến trong câu.
- (b): “may” là thành phần tình thái, dùng để bộc lộc thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.
3. Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào. Đó là phép liên kết nào ?
a) - Ba không giống cái hình ba chụp với má.
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.
- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
à ra vậy, bây giờ bà mới biết.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem :
- ái chà ! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.
Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
- (a): Phép lặp (giống, ba, già, ba con); phép thế (vậy).
- (b): Phép nối (Thế là).
4. Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thé để liên kết câu trong đoạn trích sau đây :
- Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa ! ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhièu hoạ sĩ như bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý: Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ; Phép thế: Sa Pa - đấy.
5. Chỉ ra sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn ở một bài tập làm văn của em.
Gợi ý: Liên kết về nội dung là gì? Nó được biểu hiện trong văn bản như thế nào? (Bài văn của em có thống nhất về nội dung không? Chọn một đoạn văn thể hiện sự thống nhất về mặt nội dung – chủ đề). Liên kết hình thức là gì? Bài làm của em đã sử dụng những phép liên kết hình thức nào? Chọn một đoạn văn có sử dụng phép liên kết hình thức (thế, lặp, nối,…).
6. Đọc truyện cười sau đây và trả lời câu hỏi.
HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dan, người thợ may bèn hỏi :
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên :
- Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp :
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bão :
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trường Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
a) Tìm câu chứa hàm ý.
Gợi ý: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
b) Nêu nội dung hàm ý của câu vừa tìm được.
Gợi ý: Hàm ý của câu này là: Ngài phải cúi đâù (luồn cúi) trước quan trên, ngửng cao đầu (hách dịch) trước dân đen.
c) Theo em, người nghe có giải đoán được hàm ý của người nói không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Gợi ý: Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
09/04/2021 21:48:18
+4đ tặng

Trả lời câu 1 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy của bốn câu trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Lời giải chi tiết:

- Bốn câu thơ là hình ảnh của cảnh vật trên đường chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Những cảnh này cũng thấm đẫm tâm trạng của nhân vật mà Nguyễn Du muốn gửi tới người đọc. Cảnh vật ấy, tâm trạng ấy được thế hiện rất rõ qua cách sử dụng các từ láy của đoạn thơ.

- Những từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu vừa tả cảnh, vừa tả tâm trạng. Nó gợi vẻ hoang vắng, trơi trọi, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn của ba chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh đồng thời báo hiệu một sự kiện sắp xảy ra.

Trả lời câu 2 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Đọc đoạn trích Mã Giảm Sinh mua Kiều - tìm lời dẫn trực tiếp. Nêu nhận xét về cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh và bà mối.

Lời giải chi tiết:

-  Lời dẫn trực tiếp: “Mã Giám Sinh”, “Huyện Lâm Thanh cũng gần”; “Mua ngọc đến Lam Kiều,... Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường": “Giá đáng nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”.

-  Nhận xét về cách xưng hô: Lời của Mã Giám Sinh vừa trịnh thượng, vô học (nói năng cộc lốc ở phần giới thiệu lai lịch), vừa kiểu cách giả tạo. Lời của mụ mối đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái.
 

Trả lời câu 3 (trang 205 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a. Trong số những từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp, đâu không phải lời dẫn

b. Vận dụng các phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lời nhận xét của mình.

Lời giải chi tiết:

a.

- Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

- Lời dẫn gián tiếp: Ngày trước, trước kia, đã có thời...

-  Những chữ in đậm còn lại không phải là lời dẫn.

b.

Sở dĩ nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong nhận xét của mình là vì: nhân vật chưa dám khẳng định chắc chắn điều mình nói (các bà đều rất tốt). Như vậy, nhân vật thằng lớn đã tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư