Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài lão Hạc

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.321
1
0
Trần Bảo Ngọc
01/08/2017 00:37:42
Soạn bài lão hạc của Nam cao
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
- Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:
+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.
+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”.
+ “Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”.
+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.
+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.
- Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.
+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.
Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…”. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”.
Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc?
- Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình.
- Lão Hạc đã tìm đến cái chết trong khi vẫn còn trong tay mấy chục bạc (không kể vẫn còn mảnh vườn đáng giá mà không ít kẻ nhòm ngó). Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền của lão cậy ông giáo cầm giúp đó. Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cùng, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má… Nhưng lão lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu rõ là chân tình, “lão từ chối một cách gần như là hách dịch”.
Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Câu 3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?
- Người kể chuyện (cũng chính là tác giả tuy không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật với nguyên mẫu) đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”.
- Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.
- Suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đây chính là một quan điểm quan trọng trong “đôi mắt”, ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao.
Câu 4. Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào?
- Phải chăng ông giáo – nhân vật “tôi” thấy cái đáng buồn là người ta không thể hiểu nỗi khổ của nhau và ngờ vực lẫn nhau.
+ Lão Hạc sống lủi thủi, thầm lặng, bề ngoài lão có vẻ như lẩm cẩm, gàn dở.
+ Vợ ông giáo cũng chẳng ưa gì lão: “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!”.
+ Chính ôn giáo cũng có lúc nghĩ là lão “quá nhiều tự ái”.
+ Còn Binh Tư thì “bĩu môi” nhận xét: “Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. Binh Tư còn cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt chó nhà hàng xóm.
+ Ông giáo đã ngờ vực lão Hạc. Nhưng khi lão Hạc chết thì ông giáo lại cảm thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý.
Câu 5. Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật gì?
- Việc kể chuyện bằng lời kể của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật rất cao vì nó gây xúc động cho người đọc.
- Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ:
+ Rất mực chân thực.
+ Thấm đượm cảm xúc trữ tình.
- Qua nhân vật “tôi”, người kể chuyện – tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán. Nhiều khi không nén được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện, than thở: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão?” “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão có thể làm liều hơn ai hết…”, “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng nhắm mắt…”.
Câu 6. Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích: “Chao ôi! … che lấp mất”.
- Em hiểu ý nghĩa của nhân vật “tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của “tôi” như:
+ Chung quanh việc “tôi” phải bán mấy quyển sách – “ôi những quyển sách rất nâng niu (…) kỉ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng”.
+ Và thể hiện rõ nhất là những đoạn văn trữ tình đậm màu sắc triết lí:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…”
Những câu văn triết lí đó là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt.
Câu 7. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
- Nói về cuộc đời.
Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.
- Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào?
+ Ở Tức nước vỡ bờ là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đườn cùng.
+ Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.
Câu 8. Nghệ thuật.
Nhân vật Lão Hạc được xây dựng bằng phương pháp đối lập. Lão Hạc bề ngoài có vẻ lẩm cẩm, gàn dở, thậm chí còn bị nghi là đánh bả chó nữa, nhưng bên trong là con người lương thiện, giàu lòng tự trọng và cũng giàu lòng vị tha. Nhân vật lão Hạc được miêu tả qua những chi tiết về ngoại hình, qua bộ dạng, hành vi, ngôn ngữ đối thoại nội tâm.
Câu 9. Ý nghĩa.
Truyện vừa nêu bật một hình ảnh đáng thương, đáng kính của một con người với cái chết đau đớn, vừa thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong cái xã hội tàn nhẫn, mục nát và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Lão hạc

Tóm tắt:

   Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu...một thêm đáng buồn): chuyện lão Hạc bán chó cùng sự day dứt và cuộc sống sau đó của lão.

   - Phần 2 ( Không! Cuộc đời ... hết): cái chết của lão Hạc.

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:

   - Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.

   - Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước...Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.

   → Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Nguyên nhân cái chết: túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, không đợi được con trai về. Lão chết vì lòng tự trọng, vì tình thương, vì quá đỗi lương thiện.

   - Lão Hạc trước khi tìm đến cái chết đã nhờ ông giáo giữ vườn đợi con trai lão về, giữ tiền để lo tiền ma chay cho lão.

    → Tình cảnh lão Hạc éo le, đáng thương nhưng không muốn liên lụy tới mọi người xung quanh. Một con người có lòng tự trọng rất cao, hiền hậu, khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực. Là người cha thương con vô bờ, là ông lão giàu tình cảm, lương thiện.

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:

   Lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Chứng kiến cái chết lão Hạc, nhân vật “tôi” vô cùng cảm động, kính trọng nhân cách, tấm lòng của lão. Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, hiểu và đồng cảm người khó khăn.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Ban đầu khi nghe Binh Tư nói, ông giáo buồn vì thấy sự tha hóa nhân cách con người, thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc thật sự đánh mất lương thiện bấy lâu.

   Chứng kiến cái chết lão Hạc, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, hi vọng vào xã hội vẫn còn khi thật sự có những con người vẫn giữ được bản chất lương thiện. Nhưng “lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn dữ dội mà một con người như lão Hạc phải chịu.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Cái hay của truyện thể hiện rõ ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể.

   - Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.

   - Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc.

   - Ngôi kể thứ nhất dẫn dắt linh hoạt tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” kể mà như là nhập vào lão Hạc, mọi cảm xúc chân thật, sâu sắc.

Câu 6* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống.

   - Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người.

Câu 7* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc cho thấy:

   - Cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bất hạnh, bị xã hội đè nén, áp bức.

   - Phẩm chất cao đẹp: hiền lành, lương thiện, giàu tình thương, không bị hòa đục trong dòng nước xã hội.

0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Lão Hạc - (Nam Cao)

Xem thêm: Tóm tắt: Lão Hạc

Bố cục

Chia làm ba phần:

- Phần 1 ( từ đầu…nó thế này ông giáo ạ): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

- Phần 2 ( tiếp…một thêm đáng buồn) Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.

- Phần 3 (còn lại) Cái chết của lão Hạc.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 48 Ngữ Văn 8 tập 1):

- Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:

   + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

   + Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa

   + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

- Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

   + Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc "đói deo đói dắt"

- Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

   + Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"

   + Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.

= > Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

   + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

   + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

   + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

   + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

   + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

   + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống

Câu 3 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

- Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ

- Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

= > "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng

   + Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.

   + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

   + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn

   + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

   + Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

   + Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng

   + Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực

   + Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.

Câu 6 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

   + Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

   + Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"

   + Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

- Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.

   + Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.

Câu 7 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

   + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

   + Họ sống khổ cực trong làng quê

   + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

- Họ có những phẩm chất đáng quý

   + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương

   + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

   + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:19:22

Soạn bài: Lão Hạc - (Nam Cao)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×