Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài lời tiễn dặn

4 trả lời
Hỏi chi tiết
765
0
0
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 02:09:53
Soạn bài lời tiễn dặn
(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Toàn bộ đoạn trích là lời của chàng trai. Hình ảnh cô gái chỉ hiện lên gián tiếp qua lời của anh, nghĩa là qua cảm nhận của chàng trai.
Câu 1. Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng.
Chàng trai gọi người con gái mà anh yêu là “ngươi đẹp anh yêu’’ mặc cho cô gái đã có chồng, thậm chí đã có con điều đó chứng tỏ tình yêu son sắt của anh dành cho cô gái. Tiễn người yêu mà anh không đành đoạn chia lìa, anh tha thiết:
“Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi’’.
Anh cứ dùng dằng như muốn níu kéo thêm khoảng thời gian mà hai người bên nhau dài ra thêm chút nữa, anh nói với người con gái mình yêu rằng:
“Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vải ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa đượm xác hơi’’.
Anh bồng, anh nựng con của cô gái và âu yếm gọi là “con rồng, con phượng’’ như anh đang âu yếm nựng con của chính mình. Rồi khi cảm xúc như vỡ òa, anh không thể không thốt lên lòng mình, anh nói lên ước nguyện cũng như quyết tâm của hai người:
“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về,
Đợi mùa chim tăng ló gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già’’.
Lời thơ nghe ai oán, não nùng tưởng như những lời quyết tâm kia được thốt ra chan chứa cùng với nước mắt, nhưng ẩn chứa trong đó là quyết tâm sắt đá của hai người.
Câu 2. Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
Hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng được tái hiện qua lời kể, qua cảm nhận của chàng trai. Trên đường tiễn cô gái về nhà chồng, chàng trai dùng dằng chân bước như muốn níu kéo giây phút ở bên nhau của hai người. Anh cũng cảm nhận được tất cả những cảm xúc đó cũng có ở cô gái. Cô cũng muốn níu kéo khoảng thời gian hai người ở gần nhau cho dài ra, cô cũng chùng chân bước:
“Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông’’.
Và khi đôi chân bước càng xa, lòng cô càng nhớ:
“Chân bước xa lòng càng nhớ’’.
Bởi vậy, cô luôn tìm cho mình những lí do hết sức chính đáng để đợi chàng trai:
“Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông’’.
Vậy là cô cũng đang sống trong những giây phút đau đớn vì chia lìa, dằn vặt, khổ sở vì xa cách, chia lìa.
Tất cả những hành động, tâm trạng đó của cô gái không được cô thốt thành lời mà chỉ qua những cảm nhận của chàng trai. Bằng tình yêu của mình anh dõi theo từng ánh nhìn của người con gái để thấy rằng cô vừa đi vừa ngoảnh lại, nghe được sự ngập ngừng trong bước chân của cô, anh cảm nhận được tình cảm đong đầy trong những hành động ngỡ chừng vô ý kia của cô nữa… lời thơ đầy trìu mến, thương yêu. Nó chứng tỏ tình yêu sâu đậm của chàng trai dành cho người yêu của mình. Anh cảm nhận được sự đồng vọng của hai trái tim, cảm nhận được tình yêu của cô gái dành cho mình, điều đó cũng đồng thời chứng tỏ sợi dây tình cảm của hai người bền chặt, quyết luyến không muốn rời.
Câu 3. Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà người chồng của cô.
Ở lại nhà chồng cô gái mà anh yêu, chàng trai chứng kiến cảnh cô gái bị chồng đánh, anh bèn chạy lại ân cần đỡ cô gái dậy và dỗ dành cô:
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rủ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ!’’
Rồi anh đi chặt tre về làm thuốc cho cô gái uống khỏi đau. Những hành động hết sức chân thành của anh chứng tỏ anh thương cảm người con gái mà anh yêu một cách sâu sắc, anh đã trở thành một chỗ dựa tình cảm cho cô, vực tinh thần cô dậy – cái mà lúc này đây cô rất cần. Anh xót xa cho tình cảnh của người yêu và anh quyết tâm đưa cô trở về. Đoạn thơ thể hiện quyết tâm của anh dài đến 22 câu, nó tỉ lệ với lòng dạ và ý chí của nhân vật. Ngoài ra, cách đối xử hết sức ân cần, dịu dàng kia của anh cũng đồng thời chứng tỏ sự trân trọng của anh dành cho người yêu của mình – đó cũng chính là cái mà khi về nhà chồng cô gái không hề có được. Thái độ trân trọng đó là nét vẽ hoàn thiện cho bức tranh tình yêu mà chàng trai dành cho người yêu của mình.
Câu 4. Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.
Đoạn trích đã sử dụng lớp lớp những câu thơ đặt theo một số mô hình cấu trúc chung, có những từ ngữ, những hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm khẳng định ý chí không có gì có thể lay chuyển được quyết tâm đoàn tụ của nhân vật chính. Việc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần ấy còn nhằm thể hiện một cách mạnh mẽ những cảm xúc tưởng như đang trào dâng trong lòng nhân vật cũng chính là đang trào dâng trong lòng người viết.
Một số ví dụ tiêu biểu như:
- Em đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông
- Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
- Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng.
Hay:
- Chết ba năm hình treo còn đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.
Điệp hình ảnh: Cô gái vừa đi vửa ngoảnh lại (khi nói về quyết tâm đưa người yêu trở về chàng trai đã đưa hình ảnh cái chết ra để nói về việc gắn bó giữa hai người son sắt đến cái chết cũng không chia cắt nổi)…
Điệp từ ngữ: đợi, chết, yêu nhau…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tô Hương Liên
05/08/2017 02:51:22
LỜI TIỄN DẶN (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về thể loại truyện thơ
Truyện thơ là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
2. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là một truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái. Câu chuyện kể về sự trắc trở trong tình yêu và hôn nhân của đôi bạn tình người Thái. Hai người tuy làm bạn với nhau từ nhỏ. Lớn lên lại yêu thương gắn bó nhưng lại không lấy được nhau vì gia cảnh của bạn trai quá nghèo hèn. Chị bị cha mẹ gả cho một nhà giàu rồi tiếp tục Chị lại bị bán vào cửa quan. Cuối cùng tàn tạ, chị bị đem ra chợ bán. Lúc ấy đâu ngờ, Anh đã “mua” được chị với giá chỉ bằng một cuộn dong. Cuối cùng họ nhận ra nhau rồi về sống với nhau cho trọn lời ước cũ : “Không lấy được nhau mùa hạ, sẽ lấy nhau mùa đông. Không lấynhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá mụa về già”.
3. Đoạn trích Lời tiễn dặn
Lời tiễn dặn là đoạn trích miêu tả rất rõ tâm trạng của Anh trên đường tiễn Chị về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng, Chị bị chính người chồng đánh đập.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Tâm trạng của Anh trên đường tiễn dặn.
Phải tiễn người yêu về với nhà chồng, lòng Anh vô cùng đau xót. Thế nhưng trên đường đưa tiễn, Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, khẳng định tình yêu trong Anh vẫn còn thắm thiết. Nhưng cũng có lúc, tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực khách quan là Chị đang “cất bước theo chồng” (thậm chí đã có con với chồng).
Lúc tiễn đưa, Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài ra giây phút được ở thêm bên Chị. Anh phải được dặn Chị đôi câu thì mới “đành lòng” quay gót. Anh muốn ngồi lại bên Chị, âu yếu Chị để “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, lửa xác (của mình) vẫn đượm hơi người thương yêu. Anh nựng con Chị mà như nựng chính con mình. Cách ứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà Anh dành cho Chị.
Như vậy, lúc tiễn đưa, Anh sống trong tâm trạng dằn vặt, day dứt khổ đau. Phải chăng chính vì thế mà hai câu thơ cuối đoạn nhưlà một sự phá phách. Nó khẳng định cái ý chí quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.
2. Tâm trạng của Chị lúc bước chân về nhà chồng.
Đoạn thơ là lời của Anh, vì thế tâm trạng của chị chỉ là gián tiếp. Tuy được biểu hiện qua ánh mắt và suy nghĩ của của anh, thế nhưng, chúng ta vẫn có thể nhận ra, chị dường như cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng ở bên anh. Chị chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn,… chính từ các tâm trạng ấy mà cứ mỗi lần qua một cánh rừng chị đều lấy đó là cái cớ để mà dừng lại đợi chờ anh.
3. Tâm trạng của Anh lúc ở nhà chồng của Chị.
Văn bản này đã lược đi đoạn mà Chị bị chồng đánh ngã lăn ra bên miệng cối gạo, bên “máng lợn vầy”.
Đoạn trích bắt đầu từ hành động chạy lại nâng đỡ chị dậy, phủi áo, chải tóc cho chị của anh. Sau đó, Anh còn đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho chị “ uống khỏi đau “. Những hành động ấy rõ ràng biểu lộ niềm xót xa thương cảm của anh đối với nỗi đau của chị. Một sự cảm thông, đó là điều mà chị đang rất cần trong hoàn cảnh ấy.
Từ nỗi xót xa, trong lòng Anh bỗng bật lên ý chí quyết tâm đưa Chị về đoàn tụ với mình. Từ câu thơ “Tơ rối đôi ta cùng gỡ” đến hết đoạn chính là những câu thơ thể hiện cho cái ý chí và quyết tâm ấy.
4. Đoạn trích có sử dụng rất nhiều câu thơ có sự trùng điệp từ, kiểu câu, ví dụ :
- Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông…
- Chết ba năm hình con treo đó
Chết thành sông vục nước uống mát lòng

Chết thành hồn, chung một mái song song.
- Yêu nhau , yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…


Thể hiện nghệ thuật bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với nhiều hình ảnh so sánh tương đồng, những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của Anh và Chị. Chọn cách diễn đạt như vậy, tác giả dân gian đã mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.
0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái)

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng:

   - Mặc dù cô gái đã có chồng nhưng chàng trai vẫn gọi cô gái là “Người đẹp anh yêu” thể hiện tình cảm thủy chung, son sắt, mâu thuẫn với hiện thực khách quan là cô gái đã lấy chồng.

   - Tiễn người yêu mà chàng trai vẫn không nỡ chia lìa:

      “Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

      Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi”.

   - Chàng trai muốn níu kéo cô gái, thậm chí còn nựng con của cô gái và gọi là “con rồng, con phượng” để rồi vỡ òa trong cảm xúc, ước nguyện của mình:

      “Đôi ta yêu nhau, đợi đến tháng Năm lau nở,

      Đợi mùa nước đỏ cá về,

      Đợi chim tăng ló hót gọi hè.

      Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

      Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.”

   - Lời thơ ai oán, não nùng nhưng ẩn chứa quyết tâm sắt đá của hai người.

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng:

   - Cô gái cũng muốn níu kéo giây phút hai người ở gần nhau:

      “Người đẹp anh yêu vừa cất bước theo chồng

      Vừa đi vừa ngoảnh lại,

      Vừa đi vừa ngoái trông”

   - Bước chân càng xa thì long càng nhớ, càng khắc khoải kỉ niệm bởi vậy cô gái luôn tìm cho mình những cái cớ để đợi chàng trai và cô cũng đang day dứt, đau đớn, khổ sở khi phải chia xa.

   - Tất cả những hành động, tâm trạng ấy chỉ là cảm nhận của chàng trai chứng tỏ sự đồng vọng của hai trái tim, hai người đều quyến luyến, không nỡ xa dời.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô:

   - Chàng trai chứng kiến cảnh cô gái bị chồng đánh. Anh tiến đến đỡ chị dậy, phủi áo, chải tóc, búi tóc:

      “Dậy đi em, dậy đi em ơi!

      Dậy rũ áo kẻo bọ,

      Dậy phủi áo kẻo lấm!

      Đầu bù anh chải cho,

      Tóc rối đưa anh búi hộ!”

   - Sau đó chàng trai đi chặt tre làm thuốc cho cô gái uống khỏi đau. Lúc này anh như chỗ dựa tinh thần của chị, đây là điều mà chị cần nhất vào lúc này. Chàng trai thấy xót xa cho cô gái và quyết tâm sẽ đón cô gái về đoàn tụ với mình.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp:

      “Vừa đi vừa ngoảnh lại

      Vừa đi vừa ngoái trông…”

      “Chết ba năm hình còn treo đó;

      Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

      

      Chết thành hồn, chung một mái, song song”

      “Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

      Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…”

   - Tác giả dân gian đã kết hợp giữa phép điệp và những hình ảnh so sánh, ẩn dụ để nhấn mạnh sự thủy chung, son sắt của đôi bạn trẻ và khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của chàng trai và cô gái.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Lời tiễn dặn

   Toàn bộ đoạn trích là lời của chàng trai. Hình ảnh cô gái chỉ hiện lên gián tiếp qua lời của anh, nghĩa là qua cảm nhận của chàng trai.

Câu 1: Tâm trạng của Anh trên đường tiễn dặn.

   Phải tiễn người yêu về với nhà chồng, lòng Anh vô cùng đau xót. Thế nhưng trên đường đưa tiễn, Anh gọi chị là "người đẹp anh yêu", khẳng định tình yêu trong Anh vẫn còn thắm thiết. Nhưng cũng có lúc, tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực khách quan là Chị đang "cất bước theo chồng" (thậm chí đã có con với chồng).

   Lúc tiễn đưa, Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài ra giây phút được ở thêm bên Chị. Anh phải được dặn Chị đôi câu thì mới "đành lòng" quay gót. Anh muốn ngồi lại bên Chị, âu yếu Chị để "ủ lấy hương người" cho mai sau "khi chết", lửa xác (của mình) vẫn đượm hơi người thương yêu. Anh nựng con Chị mà như nựng chính con mình. Cách ứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà Anh dành cho Chị.

   Như vậy, lúc tiễn đưa, Anh sống trong tâm trạng dằn vặt, day dứt khổ đau. Phải chăng chính vì thế mà hai câu thơ cuối đoạn nhưlà một sự phá phách. Nó khẳng định cái ý chí quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.

Câu 2: Tâm trạng của Chị lúc bước chân về nhà chồng.

   Đoạn thơ là lời của Anh, vì thế tâm trạng của chị chỉ là gián tiếp. Tuy được biểu hiện qua ánh mắt và suy nghĩ của của anh, thế nhưng, chúng ta vẫn có thể nhận ra, chị dường như cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng ở bên anh. Chị chân bước đi mà đầu "còn ngoảnh lại" mắt còn "ngoái trông anh", chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn,… chính từ các tâm trạng ấy mà cứ mỗi lần qua một cánh rừng chị đều lấy đó là cái cớ để mà dừng lại đợi chờ anh.

Câu 3: Tâm trạng của Anh lúc ở nhà chồng của Chị.

   Văn bản này đã lược đi đoạn mà Chị bị chồng đánh ngã lăn ra bên miệng cối gạo, bên "máng lợn vầy".

   Đoạn trích bắt đầu từ hành động chạy lại nâng đỡ chị dậy, phủi áo, chải tóc cho chị của anh. Sau đó, Anh còn đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho chị " uống khỏi đau ". Những hành động ấy rõ ràng biểu lộ niềm xót xa thương cảm của anh đối với nỗi đau của chị. Một sự cảm thông, đó là điều mà chị đang rất cần trong hoàn cảnh ấy.

   Từ nỗi xót xa, trong lòng Anh bỗng bật lên ý chí quyết tâm đưa Chị về đoàn tụ với mình. Từ câu thơ "Tơ rối đôi ta cùng gỡ" đến hết đoạn chính là những câu thơ thể hiện cho cái ý chí và quyết tâm ấy.

Câu 4:

   Đoạn trích có sử dụng rất nhiều câu thơ có sự trùng điệp từ, kiểu câu, ví dụ:

 - Vừa đi vừa ngoảnh lại Vừa đi vừa ngoái trông ... 			 - Chết ba năm hình con treo đó Chết thành sông vục nước uống mát lòng ... Chết thành hồn, chung một mái song song. 			 - Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già... 

   Thể hiện nghệ thuật bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với nhiều hình ảnh so sánh tương đồng, những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của Anh và Chị. Chọn cách diễn đạt như vậy, tác giả dân gian đã mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo