Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài nhưng nó phải bằng hai mày

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
925
3
0
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 02:37:36
Soạn bài nhưng nó phải bằng hai mày
(Truyện cười)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’.
Tình huống tạo sự gay cấn cho cây chuyện là thầy lí đã đồng thời nhận hối lộ từ hai phía. Do đó mà phát sinh mâu thuẫn giữa thầy lí (người nhận hối lộ) và Cải (người đưa hối lộ nhưng bị thầy xử đánh). Khi bị thầy lí xử phạt một chục roi, Cải đã nhắc nhở thầy lí bằng những hành động chứa ấn ý mà chỉ hai người trong cuộc hiểu với nhau. Anh ta “vội xòe năm ngón tay’’ nhắc thầy mình đã lót năm đồng và “ngước mắt lên nhìn thầy’’ chờ đợi. Cải tin chắc rằng minh đã đưa thầy năm đồng thì tất nhiên mình sẽ được kiện. Thế nhưng, sự việc đã không theo ý của cải. Hành động xử kiện của thầy lí thật bất ngờ, thầy vẫn phạt Cải một chục roi mặc dù Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về phần con mà’’, thầy lí đã giải thích lại bằng “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt’’ (ý nói Ngô đã đút cho thầy mười đồng). Cuối cùng, Cải rơi vào cảnh bi hài, vừa bị mất tiền vừa bị đánh.
Câu 2. Nghệ thuật gây cười qua lời nói cuối truyện của thầy lí.
Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà !’’, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày !’’. Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải’’ nhưng mười đồng là “lẽ phải gấp đôi’’.
Câu 3. Đánhg giá về nhân vật Ngô và Cải
Vì muốn được kiện, cả Ngô và Cải đều đút lót cho thầy lí.
Họ không tin tưởng vào pháp luật, vào công lí mà tin vào đồng tiền bỏ ra để mua lẽ phải. Ở khía cạnh đạo đức, họ là những người đáng trách vì tội hối lộ, song ở khía cạnh xã hội, họ thực chất cũng chỉ là nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở bọn quan tham.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được dàn xếp (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được thắng kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động nên đành chịu đòn.

b. Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ "ngôn ngữ". Ngôn ngữ bằng lời nói (ngôn ngữ công khai), nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ "ngôn ngữ" bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được.

       + Lẽ phải – Cải xòe năm ngón tay.

       + Lẽ phải được nhân đôi – thầy lí xòe năm ngón thay trai úp lên năm ngón tay phải

   Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền càng nhiều thì lẽ phải càng nhiều. Đặc biệt hơn, thầy lí dùng năm ngón tay trái đập vào năm ngón tay phải - hình ảnh ẩn dụ cho việc cái sai trái úp lên cái phải, cái đúng và ở đây cái phải bị che mất.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Khi Cải khăng khăng "xin xét lại, lẽ phải về con mà!", thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!". Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là "lẽ phải" nhưng mười đồng là "lẽ phải gấp đôi".

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Cải bị bất ngờ nên không kịp trở tay vì thế mà bị rơi vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền lại vừa bị đánh). Thế nhưng câu chuyện chính là lời phê phán cả hai nhân vật. Sự tham lam của bọn quan lại sẽ càng ngày càng tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Hành vi tiêu cực của chính họ là nguyên nhân làm cho họ trở nên thảm hại. Trong sự việc này, họ là những kẻ đáng thương nhưng cũng là những người đáng giận.

Luyện tập

   Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

a. Đối với truyện Tam đại con gà (phân tích ở bài trước)

b. Đối với truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”

   - Hành động của nhân vật Cải và Ngô: hai người đều tìm cách đút lót trước cho thầy lí mà không rõ hành động của người kia.

   - Thầy lí tham lam nên nhận tiền của cả hai người.

   - Lời nói hài ước của các nhân vật: " Xin xét lại, lẽ phải về con mà!"(Cải nói). "Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!" (lời đáp của thầy lí)

c. Từ hai truyện trên, có thể khái quát mấy đặc trưng chung của thể loại truyện cười:

   - Khai thác những sự việc, hành vi, thói hư tật xấu của một bộ phận đối tượng trong dân gian.

   - Chứa đựng những mâu thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.

   - Dung lượng ngắn, kết chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1:

a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt rồi (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.

b. Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ "ngôn ngữ". Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ "ngôn ngữ" bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được. Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và "ngầm" ra hiệu với thầy lí đó là "lẽ phải" thì thày lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói "lẽ phải" kia đã được nhân đôi. Sự thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải - những ngón tay và những đồng tiền.

   Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là ở chỗ: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

Câu 2:

   Khi Cải khăng khăng "xin xét lại, lẽ phải về con mà !", thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày !". Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là "lẽ phải" nhưng mười đồng là "lẽ phải gấp đôi".

Câu 3:

   Nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Cải bị bất ngờ nên không kịp trở tay vì thế mà bị rơi vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền lại vừa bị đánh). Thế nhưng câu chuyện chính là lời phê phán cả hai nhân vật. Sự tham lam của bọn quan lại sẽ càng ngày càng tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Hành vi tiêu cực của chính họ là nguyên nhân làm cho họ trở nên thảm hại. Trong sự việc này, họ là những kẻ đáng thương nhưng cũng là những người đáng giận.

II. Luyện tập

   Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gàNhưng nó phải bằng hai mày.

a. Đối với truyện Tam đại con gà

   Câu chuyện có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây cười:

- Các hành động của "Ông thầy":

- Lời nói của thầy:

   Tất cả các lời nói này đều cho thấy sự ngốc nghếch và phi lí trong những 'bài học" và lời nói của "Ông thầy". Xét về mức độ, ta thấy hành động và lời nói của nhân vật được nhà văn sắp xếp theo trật tự tăng tiến. Mức độ phi lí và sự nực cười của lời nói và hành động ngày càng được đẩy lên cao.

b. Đối với truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

- Hành động của nhân vật Cải và Ngô: hai người đều tìm cách đưa đút lót trước cho thày lí mà không rõ hành động của người kia.

- Thày lí thì tham lam nên nhận tiền của cả hai người. Khi xử kiện lại lấy bàn tay để ra hiệu.

- Lời nói hài ước của các nhân vật: " Xin xét lại, lẽ phải về con mà!"(Cải nói). "Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!" (lời đáp của thầy lí)

c. Từ hai truyện trên, có thể khái quát mấy đặc trưng chung của thể loại truyện cười:

- Khai thác những sự việc, hành vi, thói xấu của một bộ phận đối tượng trong dân gian.

- Chứa đựng những mâu thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.

- Dung lượng ngắn, kết cấu lôgíc chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.

0
0
Tô Hương Liên
07/04/2018 11:16:44

Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1:

a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt rồi (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.

b. Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ "ngôn ngữ". Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ "ngôn ngữ" bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được. Nếu Cải xòe ra năm ngón tay và "ngầm" ra hiệu với thầy lí đó là "lẽ phải" thì thày lí đã đáp lời nhanh chóng bằng việc xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, ý nói "lẽ phải" kia đã được nhân đôi. Sự thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải - những ngón tay và những đồng tiền.

   Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là ở chỗ: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

Câu 2:

   Khi Cải khăng khăng "xin xét lại, lẽ phải về con mà !", thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày !". Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là "lẽ phải" nhưng mười đồng là "lẽ phải gấp đôi".

Câu 3:

   Nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Cải bị bất ngờ nên không kịp trở tay vì thế mà bị rơi vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền lại vừa bị đánh). Thế nhưng câu chuyện chính là lời phê phán cả hai nhân vật. Sự tham lam của bọn quan lại sẽ càng ngày càng tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Hành vi tiêu cực của chính họ là nguyên nhân làm cho họ trở nên thảm hại. Trong sự việc này, họ là những kẻ đáng thương nhưng cũng là những người đáng giận.

II. Luyện tập

   Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gàNhưng nó phải bằng hai mày.

a. Đối với truyện Tam đại con gà

   Câu chuyện có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây cười:

- Các hành động của "Ông thầy":

- Lời nói của thầy:

   Tất cả các lời nói này đều cho thấy sự ngốc nghếch và phi lí trong những 'bài học" và lời nói của "Ông thầy". Xét về mức độ, ta thấy hành động và lời nói của nhân vật được nhà văn sắp xếp theo trật tự tăng tiến. Mức độ phi lí và sự nực cười của lời nói và hành động ngày càng được đẩy lên cao.

b. Đối với truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

- Hành động của nhân vật Cải và Ngô: hai người đều tìm cách đưa đút lót trước cho thày lí mà không rõ hành động của người kia.

- Thày lí thì tham lam nên nhận tiền của cả hai người. Khi xử kiện lại lấy bàn tay để ra hiệu.

- Lời nói hài ước của các nhân vật: " Xin xét lại, lẽ phải về con mà!"(Cải nói). "Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!" (lời đáp của thầy lí)

c. Từ hai truyện trên, có thể khái quát mấy đặc trưng chung của thể loại truyện cười:

- Khai thác những sự việc, hành vi, thói xấu của một bộ phận đối tượng trong dân gian.

- Chứa đựng những mâu thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.

- Dung lượng ngắn, kết cấu lôgíc chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×