LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

3 trả lời
Hỏi chi tiết
629
1
1
Nguyễn Thu Hiền
01/08/2017 02:49:42
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG
Lập luận trong đời sống là đưa ra luận cứ (chứng cứ) nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng,/quan điểm, ý định) của người nói, người viết.
Câu 1:

Luận cứ
Kết luận
Hôm nay trời mưa
chúng ta không đi chơi công viên nữa.
vì qua sách em học được nhiều
Em rất thích đọc sách
điều.

Trời nóng quá
đi ăn kem đi.
Nguyên nhân
Kết quả

Có thể thay đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận, ví dụ:
Qua sách em học được nhiều điều (nên) em rất thích đọc sách
Câu 2:Bổ sung luận cứ cho các kết luận:
a. Em rất yêu trường em, vì đó là nơi em được học tập.
b. Nói dối rất có hại vì chẳng còn ai tin mình.
c. Đau đầu quá nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.
d. Chúng ta phải dạy trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Những ngày nghỉ em rất thích đi tham quan.
Câu 3:Bổ sung kết luận cho các luận cứ:
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm đến thư viện đọc sách đi.
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá đầu óc cứ rối mù lên.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe ai cũng khó chịu.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu chứ.
e. Cậu này ham bóng đá thật chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành cả.
2. Lập luận trong văn nghị luận:
Câu 1:So sánh với các kết luận trong mục I. 2 trên để thấy được đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
+ Giống: Đều là những kết luận.
+ Khác: - ở mục I. 2 là lời nói trong giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân.
- Ở mục II luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát, có tính phổ biến.
Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.
Câu 2:Hình thành lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi.
+ Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"?
- Vì sách rất có ích đối với con người.
+ Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
- Giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ - hiện tại - tương lai.
- Giúp con người chia sẻ với tình cảm của người khác.
- Giúp con người có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ.
+ Nhận thức rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
- Tích cực đọc sách.
- Đọc có chọn lọc, đọc đúng cách.
- Bảo quản, giữ gìn sách.
Câu 3.a)... mình đi thăm bè bạn đi.
b)..phải thu xếp thời gian thật khoa học mới được!
c)...dẫn đến mất đoàn kết trong lớp.
d)... phải nêu gương cho trẻ nhỏ.
II. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi:
- Vì sao mà ta nêu ra luận điểm đó?
- Luận điểm đó có nội dung gì?
- Luận điểm đó có cơ sở thực tế không?
- Luận điểm đó có tác dụng gì?
Muốn trả lời các câu hỏi đó ta phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Đặng Bảo Trâm
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Lập luận trong đời sống

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Luận cứ Kết luận
Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa
vì qua sách em học được nhiều điều Em rất thích đọc sách
Trời nóng quá đi ăn kem đi

   Quan hệ luận cứ với kết luận là mối quan hệ nhân quả.

   Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận. Ví dụ : Đi ăn kem đi, (vì) hôm nay trời nóng quá.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bổ sung luận cứ.

   a. Em rất yêu trường em vì nó là tuổi thơ của em.

   b. Nói dối rất có hại vì bạn sẽ đánh mất lòng tin của mọi người.

   c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

   d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

   e. Đi nhiều nơi mở mang hiểu biết, em rất thích đi tham quan.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Viết tiếp kết luận :

   a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi đi.

   b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, ta phải học thôi.

   c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mọi người rất khó chịu.

   d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải biết làm gương cho các em.

   e. Cậu này ham đá bóng thật cậu ấy đá rất hăng say.

Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận : những kết luận có tính khái quát, triết lí cao, có ý nghĩa.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Lập luận cho luận điểm : “Sách là người bạn lớn của con người”

   - Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.

   - Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.

   - Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

   → Sách là bạn tốt.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận : Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.

   - Truyện Thầy bói xem voi :

   + Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.

   + Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.

   - Truyện Ếch ngồi đáy giếng :

   + Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.

   - Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

0
1
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

I. Lập luận trong đời sống

Lập luận là cách đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để dẫn dắt thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận một quan điểm, tư tưởng nào đó của người nói (viết). Quan điểm, tư tưởng cần được chấp nhận ấy là kết luận

Câu 1:

Luận cứ Kết luận
Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa.
Vì qua sách em học được nhiều điều em rất thích đọc sách
Trời nóng quá đi ăn kem đi
Nguyên nhân Kết quả

Có thể hoán đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận, ví dụ:

Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.

Câu 2: Bổ sung luận cứ cho các kết luận:

a. Em rất yêu trường em vì nó rất đẹp.

b. Nói dối rất có hại vì sẽ làm mất lòng tin của mọi người.

c. Mệt quá, nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.

d. Cá không ăn muối cá ươn. Con không nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Đi tham quan sẽ biết thêm được nhiều điều mới lạ nên em rất thích đi tham quan.

Câu 3: Viết tiếp phần kết luận.

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm phải ra ngoài

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá phải học thôi

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe khiến cho người khác khó chịu

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó cho nên phải làm gương cho các em.

e. Cậu này ham bóng đá thật chẳng chịu chơi môn khác.

II. Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1: Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.

Câu 2: Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

Câu 3:

a.RÚt ra kết luận làm thành luận điểm:

- Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.

b.

- Xây dựng lập luận chính:

- Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)

– Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:

  - Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.

  - Thân bài:

    + Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.

    + Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.

    + Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.

  - Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư