LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài lập dàn ý bài văn tự sự

3 trả lời
Hỏi chi tiết
5.382
5
2
CenaZero♡
01/08/2017 02:37:44
Soạn bài lập dàn ý bài văn tự sự
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Mục I.
1. Đoạn trích dẫn trong SGK, tr.44, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì ?
Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.
2. Qua lời kể của nhà văn, có thể học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự ?
Qua lời kể đó, Nguyên Ngọc đã truyền cho chúng ta kinh nghiệm : để viết một bài văn tự sự cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (nếu không dự kiến toàn bộ cốt truyện, cũng nên dự kiến phần mở đầu và kết thúc truyện) ; sau đó suy nghĩ, tưởng tượng các nhân vật phù hợp với cốt truyện và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.
Mục II.
1. Lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện sau :
(1) Mẫu
a. Chọn nhan đề cho bài viết : “Sau cái đêm đen ấy…’’
b. Lập dàn ý theo bố cục ba phần.
Mở bài : Sau khi chạy ra khỏi tên quan cụ, chị Dậu gặp cán bộ cách mạng và được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Thân bài :
- Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chị Dậu trở về làng.
- Chị Dậu tuyên truyền cách mạng với nhân dân.
- Chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.
Kết bài : Được nhân dân tin tưởng, chị Dậu trở thành một người lãnh đạo cách mạng trong xã.
(2) Mẫu
a. Chọn nhan đề cho bài viết : “Người đẩy nắp hầm bom’’.
b. Lập dàn ý theo bố cục ba phần.
Mở bài : Kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Nhiều cán bộ hoạt động trong vùng bị địch chiếm.
Thân bài :
- Quân Pháp càn quét, truy lùng cán bộ gắt gao.
- Hai cán bộ bị thương đang bị địch đuổi theo, phải chảy vào nhà chị Dậu.
- Chị Dậu bình tĩnh đưa cán bộ xuống hầm.
- Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu đối đáp với chúng.
Kết bài : Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi thường xuyên nuôi giấu cán bộ.
2. Trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự
a. Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ đẻ chọn đề tài, xác định chỉ đề của bài viết.
b. Từ đề tài, chủ đề, người viết phải tưởng tượng và phác ra những nét chính cốt truyện.
c. Tiếp đó, có thể phác ra ba phần của một dàn ý :
- Mở bài : Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…)
- Thân bài : Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biên câu chuyện.
- Kết bài : Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết đặc sắc, ý nghĩa).
d. Dựa và dàn ý, cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài văn như : sự việc xảy ra, tâm trạng của nhân vật, cảnh thiên nhiên..
II. Luyện tập
Bài tập 1.
a. Chọn nhan đề : “Bạn ấy đã thắng’’.
b. Lập dàn ý :
- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật và câu chuyện sẽ kể.
+ Nhân vật đó như thế nào ? (ngoan, tốt, chăm học…)
+ Giới thiệu sơ lược về những sai lầm mà nhân vật phạm phải (thời gian, nguyên nhân).
- Thân bài : kể chi tiết sự việc
+ Ý 1 : Bạn học sinh phạm sai lầm trong “một phút yếu mền’’ (chi tiết sự việc).
+ Ý 2 : Quá trình “chiến thắng bản thân’’ của nhân vật (miêu tả cụ thể suy nghĩ, tâm trạng và hành động của nhân vật).
+ Ý 3 : Kết quả của sự việc.
- Kết bài : suy nghĩ của người viết, bài học rút ra.
Bài tập 2 : Học sinh nên chọn một đề tài gần gũi với cuộc sống của mình, không nhất thiết phải là một trong những đề tài mà SGK đã gợi ý để lập dàn bài. Như vậy, bài làm sẽ chân thật và sâu sắc hơn.
Cách lập dàn ý đã được hướng dẫn ở trên. Học sinh tự làm, chú ý trật tự sắp xếp các ý để bài văn được logic, chặt chẽ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn tự sự

Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

1.Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”.

2. Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học:

   Đầu tiên, để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện. Tiếp theo, ta cần lập dàn ý (từ dàn ý chung đến dàn ý chi tiết) gồm 3 phần: mở - thân – kết.

Lập dàn ý

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu truyện:

Đề 1 Đề 2
Nhan đề “Sau cái đêm đen ấy…” “Người đẩy nắp hầm bom”
Mở bài Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. Được giác ngộ cách mạng, chị trở thành một thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng chị Dậu đã bất chấp hiểm nguy để nuôi giấu cán bộ.
Thân bài

- Cách mạng tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng…

- Chị tham gia tuyên truyền để nhân dân cùng nhau chiến đấu.

- Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc của Nhật

-Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ.

-Không khí làng quê căng thẳng. Nhưng trong căn nhà của chị Dậu, các cán bộ vẫn được chị hướng dẫn xuống hầm bí mật để ẩn náu.

-Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu không sợ hãi, bình tĩnh đối đáp khiến chúng bỏ đi.

Kết bài Cuộc biểu tình thành công, chị được nhân dân tin tưởng và trở thành một người lãnh đạo cách mạng tại địa phương. Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi nuôi giấu cán bộ trong suốt cuộc cách mạng.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

   - Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

   - Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

   - Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật...

   - Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

Luyện tập:

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Dựa vào câu nói của Lê-nin lập dàn ý:

Mở bài: An vốn là một học sinh chăm ngoan, được thầy cô và bạn bè yêu quý

   - Vì bố mẹ bận đi công tác, không có thời gian ở cạnh nên An bị bạn bè xấu lôi kéo.

Thân bài:

   - Không nhận được sự quan tâm từ gia đình, An trở nên chán nản

   - An dần trở thành một con người khác

       + Trên lớp: không nghe giảng, hay trốn tiết đi chơi điện tử, tụ tập bạn bè xấu

       + Ở nhà: thường xuyên gây chuyện, nói dối bố mẹ và bỏ nhà đi

   - Cô giáo đã nhận thấy sự thay đổi của An, cô đã khuyên An học tập trở lại

   - An nhận ra việc làm sai lầm và dần dần trở về với chính mình ngày trước dù cho bạn bè xấu có rủ đi chơi.

Kết bài: - Khẳng định rằng chiến thắng bản thân là chiến thắng đáng tự hào

   - Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Lập dàn ý viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống

Mở bài: - Giới thiệu nhân vật: Bình và Nam

       + Bình vốn là một trẻ em khuyết tật, không thể đi lại được

       + Nam là bạn thân với Bình từ nhỏ

   - Ngày lên lớp 6, cha Bình mất, cậu buộc phải thôi học vì không ai đưa cậu đến trường.

Thân bài: - Ngày nhập học, Nam không thấy Bình đến lớp

   - Nam đến nhà và thấy Bình đang buồn

   - Sau khi hỏi chuyện, Nam đã xin mẹ cho mình được đưa Bình đến lớp

   - Hai bạn cùng nhau học tập và cùng đỗ vào trường chuyên THPT của tỉnh

Kết bài: - Ca ngợi tình bạn đẹp của Bình và Nam

   -Noi gương của hai bạn để cố gắng hơn trong học tập và biết trân trọng những gì mình đang có.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn tự sự

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

Tìm hiểu đoạn trích bài Về truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyên Ngọc.

Câu 1:

   Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. Từ một con người có thật mà nhà văn đã gặp, từ câu chuyện được nghe, Nguyên Ngọc dự kiến, truyện sẽ mở ra và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu; phần giữa kể câu chuyện đánh Mĩ qua cuộc đời, số phận của Tnú, ở đó ông sẽ miêu tả quan hệ của Tnú với các nhân vật khác.

Câu 2:

   Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học: Để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện.

   Những dự kiến này giúp cho quá trình lập dàn ý được rõ ràng hơn và dàn ý cũng cụ thể, chi tiết hơn.

II. Lập dàn ý

Câu 1: Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý sau:

a. Trường hợp 1:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu ?

b. Trường hợp 2:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

Câu 2: Cách lập dàn ý một bài văn tự sự

   Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

   Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

   Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật...

   Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

III. Luyện tập

Câu 1:

   Dựa vào câu nói của Lê-nin (Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất) để kể về câu chuyện với đề tài: Một học sinh có bản chất tốt, nhưng do một hoàn cảnh nào đó xô đẩy dẫn đến phạm sai lầm nh-ưng đã kịp thời tỉnh ngộ.

- Có thể xây dựng cốt truyện như sau:

- Học sinh dựa vào cốt truyện này để xây dựng dàn ý: yêu cầu tưởng t-ượng thêm các chi tiết về hoàn cảnh: lời nói, hành động tâm trạng của An; các nhân vật phụ (bạn bè của An, những kẻ xấu và người thầy giáo...).

Câu 2:

   Lập dàn ý cho câu chuyện kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn, tình thày trò...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư