Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài thề nguyền

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
581
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
01/08/2017 00:59:11
Soạn bài thề nguyền
(Trích truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Kiến thức cơ bản
1. Vị trí đoạn trích: Một hôm, cả nhà Kiều sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà nàng trở về nhà, thấy cả nhà chưa ai về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng lần thứ hai. Đoạn trích kể về việc hai người làm lễ thề nguyền, nguyện gắn bó thủy chung suốt đời.
2. Bố cục – chủ đề
- Bố cục: chia làm bốn phần:
+ Từ câu 1 đến câu 4: Kiều sang nhà Kim Trọng
+ Từ câu 5 đến câu 10: Tư thế và cảm giác của Kim khi thấy Thúy Kiều bước vào
+ Từ câu 11 đến câu 14: Kiều giải thích lí do sang
+ Từ câu 15 đến câu 22: Cảnh thề nguyền.
- Chủ đề: Bài ca về tình yêu lãng mạng lí tưởng, ước mơ táo bạo của Nguyễn Du về tự do đôi lứa.
B. Hướng dẫn đọc thêm
Câu 1. Nêu nhận xét về hàm nghĩa của từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”.
- Các từ vội, xăm xăm, băng không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều mà còn thể hiện sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ với cả chính nàng.
- Vì sao có sự vội vàng như vậy? Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này. Nhưng sâu hơn cả là Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim mách bảo.
Câu 2. Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
- Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng: Kim đang thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt, có tiếng bước nhẹ của người trong mộng đến gần, chàng còn chưa tin hẳn vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa đất trời bao la.
- Cảnh thề nguyền của hai người diễn rat rang trọng và thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi:
+ Mùi thơm hương trầm
+ Ánh sang nến sáp: ấm áp
+ Vầng trăng vằng vặc là thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng minh cho tình yêu thiêng liên của họ
+ Tờ giấy ghi lời thề
+ Trao kỉ vật: Tóc mây
Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và sự chung thủy, thiêng liên sâu nặng của họ.
Câu 3. Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
- Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên. Cậy nhờ Thúy Vân cũng là một cách để Thúy Kiều đền đáp, thủy chung với tình yêu của Kim Trọng. Điều đó chứng tỏ Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu của mình với Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao đẹp Kiều gìn giữ suốt đời. Nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu và cũng dám hi sinh vì tình yêu.
- Thông qua tình yêu cao đẹp của Thúy Kiều – Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người – Đặc biệt là người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công. Điều đó cho thấy quan niệm tình yêu của Nguyễn Du là một quan niệm rất mới, rất tiến bộ trong văn học trung đại lúc bấy giờ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Thề nguyền

(trích Truyện Kiều)

Câu 1:

Trong sự vội vã của Thúy Kiều, người ta dường như nhận ra được sự chuyển biến tất yếu trong tình yêu của đôi trai tài gái sắc, nhưng dường như nó cũng chứng tỏ Kiều đang bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho những người tài sắc. Vì vậy, không khí của đêm thề ước diễn ra vội vàng và gấp gáp. Để diễn tả điều này, Nguyễn Du đã dùng hai từ "vội" và "xăm xăm". Kiều như tranh đua với thời gian và định mệnh đang ám ảnh mà cũng vì tình yêu với Kim Trọng mà Kiều vội vã, khẩn trương đến với chàng Kim.

Đây là một nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du. Ngày xưa, trong quan hệ nam nữ, thông thường bao giờ người con trai cũng phải đóng vai trò chủ động. Nhưng ở đây, Nguyễn Du đã nhấn mạnh sự chủ động của Kiều. Đó là một cái nhìn rất tiến bộ có ý nghĩa vượt thời đại của đại thi hào Nguyễn Du.

Câu 2:

Không gian đêm thần tiên, hư ảo được tả bằng các hình ảnh: ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hiu hắt. Đồng thời chính Tiếng sen khẽ động giấc hoè (tiếng bước chân nhẹ nhàng của người đẹp) đã tạo cho Kim Trọng cảm giác như đang sống trong mơ (Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng). Rồi nó được thắp sáng hơn, thơm hơn và ấm áp hơn từ sự nhiệt thành nhưng cũng đầy cung kính của Thúy Kiều và Kim Trọng. Có thể nói đây là một không gian đẹp, nhưng có cảm giác hư ảo, không có thực. Có vẻ như ngay trong lúc thề nguyền, đính ước, nhà thơ đã muốn tạo cho người đọc cái linh cảm về sự mong manh, dễ vở của cuộc tình này.

Câu 3:

Đoạn trích này có một sự liên hệ khá chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên. Qua miêu tả của Nguyễn Du, chúng ta có thể nhận thấy ngay từ trong màn thề ước này, tình yêu của hai người đã rất thiêng liêng. Sự gắn bó giữa họ không chỉ là do tình cảm tha thiết mà còn mang dấu ấn của tâm linh. Lời thề của họ trong đêm ấy đã được vầng trăng chứng giám, được ghi nhận bởi đấng tối cao.

Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục một cách lôgíc quan niệm về tình yêu của Kiều. Nó cho thấy không chỉ khi tình yêu vuột mất và ngay cả khi đã phải sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng mối tình đầu, coi trọng lời thề ước năm xưa như một báu vật cao quý, thiêng liêng. Ngược lại, đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn góp phần hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng sự nhất quán và sâu sắc trong tình yêu mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.

0
0
Nguyễn Thu Hiền
07/04/2018 11:16:49

Soạn bài: Thề nguyền

(trích Truyện Kiều)

Câu 1:

Trong sự vội vã của Thúy Kiều, người ta dường như nhận ra được sự chuyển biến tất yếu trong tình yêu của đôi trai tài gái sắc, nhưng dường như nó cũng chứng tỏ Kiều đang bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho những người tài sắc. Vì vậy, không khí của đêm thề ước diễn ra vội vàng và gấp gáp. Để diễn tả điều này, Nguyễn Du đã dùng hai từ "vội" và "xăm xăm". Kiều như tranh đua với thời gian và định mệnh đang ám ảnh mà cũng vì tình yêu với Kim Trọng mà Kiều vội vã, khẩn trương đến với chàng Kim.

Đây là một nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du. Ngày xưa, trong quan hệ nam nữ, thông thường bao giờ người con trai cũng phải đóng vai trò chủ động. Nhưng ở đây, Nguyễn Du đã nhấn mạnh sự chủ động của Kiều. Đó là một cái nhìn rất tiến bộ có ý nghĩa vượt thời đại của đại thi hào Nguyễn Du.

Câu 2:

Không gian đêm thần tiên, hư ảo được tả bằng các hình ảnh: ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hiu hắt. Đồng thời chính Tiếng sen khẽ động giấc hoè (tiếng bước chân nhẹ nhàng của người đẹp) đã tạo cho Kim Trọng cảm giác như đang sống trong mơ (Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng). Rồi nó được thắp sáng hơn, thơm hơn và ấm áp hơn từ sự nhiệt thành nhưng cũng đầy cung kính của Thúy Kiều và Kim Trọng. Có thể nói đây là một không gian đẹp, nhưng có cảm giác hư ảo, không có thực. Có vẻ như ngay trong lúc thề nguyền, đính ước, nhà thơ đã muốn tạo cho người đọc cái linh cảm về sự mong manh, dễ vở của cuộc tình này.

Câu 3:

Đoạn trích này có một sự liên hệ khá chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên. Qua miêu tả của Nguyễn Du, chúng ta có thể nhận thấy ngay từ trong màn thề ước này, tình yêu của hai người đã rất thiêng liêng. Sự gắn bó giữa họ không chỉ là do tình cảm tha thiết mà còn mang dấu ấn của tâm linh. Lời thề của họ trong đêm ấy đã được vầng trăng chứng giám, được ghi nhận bởi đấng tối cao.

Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục một cách lôgíc quan niệm về tình yêu của Kiều. Nó cho thấy không chỉ khi tình yêu vuột mất và ngay cả khi đã phải sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng mối tình đầu, coi trọng lời thề ước năm xưa như một báu vật cao quý, thiêng liêng. Ngược lại, đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn góp phần hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng sự nhất quán và sâu sắc trong tình yêu mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×