LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài thực hành về hàm ý

4 trả lời
Hỏi chi tiết
468
0
0
Trần Bảo Ngọc
01/08/2017 01:24:18
Soạn bài thực hành về hàm ý
I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1.
a. Câu trả lời của A Phủ thiếu thông tin: bò mất mấy con. Thừa thông tin: về lấy súng bắn hổ. Hàm ý câu trả lời: tôi muốn lấy công chuộc tội.
b. Hàm ý là nội dung của câu hỏi không được thể hiện trong nghĩa tường minh mà được suy ra từ nghĩa tường minh và nhờ ngữ cảnh hỗ trợ.
Khi phát ngôn, người nói cố ý vi phạm các phương châm hội thoại sau thì sẽ làm nảy ra hàm ý:
- Phương châm về lượng khi giao tiếp
- Phương châm về quan hệ khi giao tiếp
- Phương châm về cách thức khi giao tiếp
- Phương châm về chất khi giao tiếp.
Câu trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp: vừa thiếu vừa thừa thông tin.
Câu 2.
a. Tôi không phải cái kho - > Hàm ý: Chí Phèo lại đến xin tiền nữa à, tôi giàu nhưng không thừa tiền, cũng không phải là nơi giữ tiền.
Cách nói này vi phạm phương châm cách thức cố ý nói không rõ ràng.
b. Chí Phèo đấy hở? Đây là câu hỏi nhưng hành động chào. Hàm ý: anh lại lôi thôi gì đây.
Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Đây là câu hỏi nhưng hành động sai khiến. Hàm ý: Chí Phèo nên lo làm ăn, không được đến đây xin tiền nữa.
c. Ở hai lượt lời đầu, Chí Phèo cố ý không nói đầy đủ nội dung. Phầm hàm ý được thể hiện lượt lời thứ ba: Tao muốn làm người lương thiện!
Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng – không xin tiền thì xin gì, - không đòi tiền thì đòi gì.
Câu 3.
a. Ở lượt lời thứ nhất, hình thức câu hỏi nhưng hành động khuyên bảo. Hàm ý của câu được thê hiện ở lượt lời thứ hai của bà đồ.
Qua lượt lời thé hai của bà đồ, ta thấy hàm ý của câu là: văn chương của ông chẳng có giá trị gì.
b. Bà đồ nói tránh là để giữ thể diện của chồng, đánh giá hiện tượng một cách khéo léo, tế nhị và không chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình.
Câu 4. Chọn câu trả lời thứ tư: D.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Thực hành về hàm ý

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ và thống lí Pá Tra thì:

   - Lời đáp đó thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.

   - Lời đáp đó thừa thông tin về hành động “về lấy súng” của A Phủ và dự định bắn con hổ của anh.

   - Cách trả lời của A Phủ mang hàm ý: bò đã mất vì bị hổ ăn thịt nhưng tôi sẽ bắn được con hổ đó để trả cho ông.

   - Câu trả lời rất khôn khéo vì nội dung của nó đã hướng người nghe đến sự “được” (một con hổ to), làm nhòa đi chuyện “mất” bò.

b,

   Hàm ý là phần thông báo thông tin tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

   Đoạn trích trên vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp. Đó là cung cấp thông tin vừa thiếu(không đáp ứng yêu cầu câu hỏi của người khác) lại vừa thừa (cung cấp thông tin người khác không đòi hỏi).

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Câu nói của bá Kiến: “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý muốn nói với Chí Phèo rằng: Tôi không có tiền cho anh và cũng không thể cho anh mãi được. Cách nói ấy không đảm bảo phương châm cách thức vì không nói rõ ràng, rành mạch được ý của mình.

b, Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những dạng câu hỏi:

   - Lượt lời thứ nhất: “Chí Phèo đấy hở?” → câu hỏi thực hiện hành động chào mang hàm ý cảm thán tỏ vẻ chán chường: Lại là mày!

   - Lượt lời thứ hai: “Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à?” → câu thực hiện hành động khuyên bảo mang hàm ý bá Kiến trách móc, khó chịu về thái độ của Chí Phèo.

c,

   Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa ở lượt lời cuối cùng.

   Cách nói ở hai lượt nói đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm về cách thức.

   - Lượt lời thứ nhất của Chí không đáp lại câu hỏi của bá Kiến → không đảm bảo phương châm về lượng.

   - Lượt lời thứ hai, Chí Phèo cũng không đáp lại yêu cầu “cầm lấy (năm hào) vậy” của bá Kiến và cũng không nói rõ mình cần gì → tiếp tục vi phạm phương châm về lượng và phương châm về cách thức.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói ngăn cản. Qua lượt lời thứ hai của bà đồ giúp ta hiểu ở lượt lời thứ nhất, bà ngụ ý đánh giá khả năng văn chương của ông chồng là rất kém, chỉ là thứ dùng để “gói hàng”.

b, Bà không chọn cách nói thẳng để tránh gây mất lòng chồng và cũng để hàm ý trêu chọc chồng.

Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Chọn ý A. Chủ ý vi phạm phương châm về lượng, phương châm về cách thức, dùng cách nói gián tiếp.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Thực hành về hàm ý

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn, ông lí đã đáp lại bằng hành động từ chối: “Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị!”.

b, Chọn phương án D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ hỏi về thời gian mà còn có hàm ý để dẫn dắt việc cô nhắc chồng đã đến hạn nộp tiền nhà (và những khoản chi tiêu khác).

b, Câu nhắc khéo (ở lượt thứ hai) của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ về việc đã đến hạn nộp tiền nhà.

c, Cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến việc “cơm áo gạo tiền”. Từ hiểu rằng Hộ phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống: cay đắng xa dần mộng văn chương, sống dằn vặt day dứt giữa mộng tưởng và hiện thực,...vấn đề “cơm áo gạo tiền” là vấn đề tế nhị đối với Hộ. Do đó, Từ không trực tiếp nói về vấn đề đó để tránh gây khó chịu và căng thẳng cho chồng.

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   - Lớp nghĩa tường minh và hàm ẩn qua bài thơ sóng của Xuân Quỳnh:

       + Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm trạng thái của nó.

       + Lớp nghĩa hàm ẩn: Vẻ đẹp tâm hôn của người phụ nữ đó là những băn khoăn, suy tưởng về tình yêu của người phụ nữ trẻ.

   - Trong văn học sử dụng hàm ý giúp mang lại những hiệu quả nghệ thuật:

       + Tạo ra nhiều lớp nghĩa phong phú, đa dạng cho tác phẩm.

       + Tạo nên tính hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh...

Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Chọn phương án D. Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng của nó.

Câu 5 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Chọn đáp án:

   - Ai mà chẳng thích?

   - Hàng chất lượng cao đấy!

   - Xưa cũ trái đất rồi.

   - Ví đem vào tập đoạn trường

   Thì treo giải Nhất chi nhường cho ai?

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Thực hành về hàm ý

Câu 1:

a. Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:

- Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.

- Lời đáp thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn hổ.

- Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi, nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội hơn nữa con hé mở hi vọng con hổ có gí trị hơn nhiều so với con bò bị mất (con hổ này to lắm).

b. Hàm ý là nội dung của câu hỏi không được thể hiện trong nghĩa tường minh mà được suy ra từ nghĩa tường minh và nhờ ngữ cảnh hỗ trợ.

Câu trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp: vừa thiếu vừa thừa thông tin, tức là chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin để tạo ra hàm ý. Đó là công nhận việc để mất bò nhưng muốn lấy công chuộc tội.

Câu 2:

a. Câu nói của Bá Kiến "Tôi không phải cái kho" hàm ý: từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo (cái kho: biểu tưởng của cải, tiền nong, sự giàu có. Tôi không có nhiều tiền).

Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng rành mạch. Nếu nói thẳng thì nói: "Tôi không có tiền để cho anh luôn như mọi khi.")

b. Chí Phèo đấy hở? Đây là câu hỏi nhưng hành động chào. Hàm ý: anh lại lôi thôi gì đây.

Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Đây là câu hỏi nhưng hành động sai khiến. Hàm ý: Chí Phèo nên lo làm ăn, không được đến đây xin tiền nữa.

c. Ở hai lượt lời đầu, Chí Phèo cố ý không nói đầy đủ nội dung. Phầm hàm ý được thể hiện lượt lời thứ ba: Tao muốn làm người lương thiện!

Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng - không xin tiền thì xin gì, - không đòi tiền thì đòi gì.

Câu 3:

a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi, nhưng không phải để hỏi, mà thực hiện hành động khuyên rất thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to. Qua lượt lời thứ hai của bà, ta con thấy lượt lời đầu có thêm hàm ý khác (không nói ra): không tin tưởng hoàn toàn vào tài văn chương của ông, ông viết nhưng có thể bị loại bỏ vì văn kém, chứ không phải như điều đắc chí của ông đồ (ý văn dồi dào).

b. Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện vì còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông và cũng muốn ông không phải chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.

Câu 4:

Để tạo ra cách nói có hàm ý, tuỳ thuộc ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp một vài cách thức với nhau.

Như vậy cần chọn phương án D.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư