Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tìm hiểu chung về văn nghị luận

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.552
7
1
Đặng Bảo Trâm
01/08/2017 00:50:15
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. a) Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b) Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c) Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
2. Thế nào là văn bản nghị luận? (SGK, Tr.7)
Trả lời:
a) Mục đích: Kêu gọi toàn dân đi học chống nạn thất học, mù chữ.
+ Bài viết nêu ra những ý kiến:
- Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
- Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
- Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
+ Diễn đạt thành những luận điểm:
- Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
- Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
- Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
+ Những câu văn nêu luận điểm:
- Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.
- Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
- Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
- Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ.
- Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi.
- Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới.
* Các lí lẽ:
b) Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
- Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
- Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c) Để giải quyết vấn đề "Chống nạn thất học" như trên, không thể sử dụng kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN LUYỆN TẬP
Câu 1: (SGK, Tr. 9)
Trả lời:
a. Văn bản trên là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. + Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội".
+ Những lí lẽ và dẫn chứng:
- Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách... ) và có thói quen xấu;
- Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
- Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;
(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm, ... )
- Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
Bài 2: Tìm bố cục của bài văn trên.
Trả lời: Bố cục của bài văn
- Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.
- Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).
- Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Bài 3: Sưu tầm thêm một số văn bản, đoạn văn nghị luận mà em biết.
Trả lời: Tham khảo một số đoạn văn
Từ một phẩm chất tốt trở thành bệnh
"Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thể là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh.

Nhưng đến khi nào thì những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích? Suy cho cùng, nếu diễn dịch bằng thuật ngữ thông thường, sự khác nhau căn bản giữa thành tích và bệnh thành tích chỉ là sự khác nhau giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái. Và yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt đó chính là sự có mặt hay không của lòng trung thực. Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta. Không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội..."
Bài 4: (SGK, Tr 10)
Trả lời:Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Đồng thời nêu lên tư tưởng, quan điểm: cuộc sống cần phải biết sẻ chia, rộng mở, không chỉ giữ riêng cho mình. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Trần Bảo Ngọc
05/08/2017 02:10:51
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhu cầu nghị luận
Để giải quyết các vấn đề được đặt ra dưới đây, em có thể dùng văn bản tự sự, miêu tả hay biểu cảm được không? Vì sao?
- Vì sao em đi học? (hoặc: Em học để làm gì?)
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
- Theo em, như thế nào là sống đẹp?
- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?
Gợi ý:
- Văn kể chuyện dùng để làm gì? Văn tự sự dùng để kể lại những sự việc theo một trật tự nào đấy. Các tình huống trên không đặt ra yêu cầu này.
- Văn miêu tả dùng để làm gì? Văn miêu tả dùng để tái hiện lại sự vật, hiện tượng để người khác có thể hình dung một cách cụ thể về đối tượng ấy. Các tình huống trên không đặt ra yêu cầu này.
- Văn biểu cảm dùng để làm gì? Văn biểu cảm dùng để thổ lộ tình cảm, cảm xúc của người viết trước một sự vật, hiện tượng nào đó. Các vấn đề được đặt ra ở trên không hướng tới điều này.
Như vậy, với các vấn đề, cũng là các tình huống giao tiếp, đặt ra ở trên, chúng ta không thể sử dụng văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm để giải quyết. Chỉ có thể giải quyết các vấn đề tương tự như thế này, người ta phải sử dụng nghị luận như một phương thức biểu đạt chính, với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục. Trên thực tế, chúng ta vẫn thường gặp các tình huống mà không thể không sử dụng nghị luận. Đó có thể là lời phát biểu, nêu ra ý kiến, có thể là một bài xã luận, bình luận, đánh giá về một vấn đề nào đó của đời sống.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHỐNG NẠN THẤT HỌC
Quốc dân Việt Nam!
Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sánh ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.
Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước ta là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?
Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí [...]
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy năm nay đã gây phong trào truyền bá Quốc ngữ, giúp đồng bào thất học.
Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học tại tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình.
Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.
Công việc này, mong các anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.
Chủ tịch
Chính phủ nhân dân lâm thời
Hồ Chí Minh
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000)
a) Bác Hồ viết bài văn này để làm gì?
Gợi ý: Trong bài viết này, Bác vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
b) Hãy tóm tắt những ý chính của bài viết. Tìm các câu văn mang luận điểm.
Gợi ý: Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
- "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
- "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
c) Để thuyết phục người đọc, người viết đã làm gì? Hãy liệt kê các lí lẽ của bài văn.
Gợi ý: Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
- Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
- Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
d) Trong bài văn, tác giả có sử dụng kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không? Vì sao?
Gợi ý: Để giải quyết vấn đề "Chống nạn thất học" như trên, không thể sử dụng kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
đ) Văn bản nghị luận là gì?
Gợi ý: Văn bản nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó bằng những luận điểm rõ ràng, với lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. a) Bài văn dưới đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?
CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường... Thói quen này thành tệ nạn... Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác... Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Gợi ý: Có vấn đề nào được đưa ra và giải quyết trong bài văn này không? Tác giả nêu lên ý kiến nào? Có mục đích thuyết phục người đọc về ý kiến ấy không?
Văn bản trên là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b) Tóm tắt những ý chính của bài văn. Để tạo cho bài văn có sức thuyết phục, người viết đã trình bày các luận điểm với lí lẽ và dẫn chứng như thế nào?
Gợi ý:
- Luận điểm chính của bài văn thể hiện ở:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Luận điểm chính trên được triển khai với các lí lẽ:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;
(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c) Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống không? Những gì mà người viết giải quyết trong bài viết có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý: Vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn nếp sống văn minh có phải là vấn đề nóng bỏng hiện nay không? Em có hay được nghe nói đến vấn đề này trên các phương tiện thông tin không? Với việc đó nên tán thành hay phản đối?
2. Nhận xét về bố cục của bài văn trên.
Gợi ý: Có thể chia bài văn thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?
Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài (Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt); Thân bài (Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu); Kết bài (Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.)
3. Sưu tầm thêm một số văn bản nghị luận mà em biết.
Gợi ý: Tìm trên những tờ báo mà em đang có (hoặc mượn của người khác) để chép lại các đoạn văn theo yêu cầu.
4. Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.
Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...
(Theo Quà tặng của cuộc sống)

Gợi ý: Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

   1. Nhu cầu nghị luận

   a. Các câu hỏi về vấn đề tương tự :

   - Vì sao con người cần bảo vệ biển và các loài động vật sống ở biển ?

   - Tại sao em cần phải hiếu thảo với cha mẹ ?

   b. Khi trả lời các câu hỏi như vậy, em không thể trả lời bằng các kiểu văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm mà buộc phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, thuyết phục người khác.

   c. Hằng ngày trên các phương tiện truyền thông, em thường gặp những kiểu văn bản nghị luận như lời phát biểu, phản biện, …

   2. Thế nào là văn bản nghị luận ?

   a. Bác Hồ viết bài này với mục đích kêu gọi mọi người đi học nâng cao dân trí.

   - Bài viết nêu ra những ý kiến với các luận điểm :

   + Sự cần thiết phải nâng cao dân trí – “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí …” : dân ta đã từng bị thực dân Pháp cai trị và thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị ; chỉ ra lợi ích của việc học.

   + Kêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học – “Mọi người Việt Nam … biết viết chữ Quốc ngữ” : kêu gọi mọi người cùng nhau chống nạn thất học.

   b. Những lí lẽ được nêu :

   - Tình trạng thất học, lạc hậu của 95% dân số.

   - Để xây dựng đất nước trước hết phải biết chữ.

   - Việc chống thất học là việc có thể thực hiện được.

   c. Cũng có thể thực hiện mục đích bằng văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm. Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn và không đạt hiệu quả cao như văn nghị luận.

Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Đây là bài văn nghị luận. Vì bài nêu lên một ý kiến, luận điểm.

   b. Tác giả đề xuất ý kiến : “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội ?”

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Trong cuộc sống có thói quen tốt (dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách…) và xấu (hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự).

   - Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ khó sửa (thói quen hút thuốc lá gây thói quen gạt tàn bừa bãi …)

   - Tác hại của thói quen xấu (mât vệ sinh khu dân cư, …)

   - Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu.

   c. Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế. Em đồng ý với ý kiến của bài viết. Vì vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, xã hội và ý kiến rất đúng đắn.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bố cục bài văn (3 đoạn):

   - Đoạn 1 (2 câu đầu) : Nêu vấn đề, giới thiệu.

   - Đoạn 2 (Hút thuốc lá … rất nguy hiểm) : Những thói quen xấu và tác hại của nó.

   - Đoạn 3 (Còn lại) : hướng phấn đấu cho mỗi người, mỗi gia đình.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận.

   - Đoạn 1 :

   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

   Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

   - Đoạn 2 :

    “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng “đẹp”, một thứ tiếng “hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa vè mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

   Trích Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Bài văn “Hai biển hồ” là một văn bản nghị luận. Dù có yếu tố tự sự, nhưng yếu tố tự sự cũng chỉ với mục đích bàn luận về hai cách sống : ích ỷ và chan hòa.

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 3: Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

0
0
Rem 2k7
06/01/2020 22:50:27

NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Nhu cầu nghị luận

a) Em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như: Vì sao em đi học?, Theo em như thế nào là sống đẹp? , …

Các câu hỏi tương tự:

- Vì sao em thích đọc sách?

- Suy nghĩ của em về vấn đề trung thực trong thi cử.

- Theo em, thế nào là văn hóa giao thông?

b) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em không thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà buộc phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, thuyết phục người khác.

* Lí do:

- Tự sự chỉ là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia và cuối cùng là kêt thúc).

- Miêu tả: dựng lại chân dung cảnh người, vật, sự vật, sinh hoạt…

- Biểu cảm chỉ dừng lại ở việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc).

c) Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản: bình luận, hội thảo, phê bình, bình luận thời sự, bình luận thể thao.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a)

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích để chống giặc dốt  - một trong ba thứ giặc rất nguy hại sau cách mạng tháng 8 – 1945. Chống nạn thất học do chính sách ngu dân của bọn thực dân Pháp để lại.

- Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến: kêu gọi nhân dân đi học, chỉ ra cách học cho mọi người bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi người dân.

- Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm:

+ Sự cần thiết phải nâng cao dân trí

+ Kêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học 

b) Những lí lẽ :

- Tình trạng lạc hậu, nạn thất học của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám.

- Những điều kiện cần có để người dân Việt Nam tham gia xây dựng đất nước.

- Những việc cụ thế cần làm đế chống nạn thất học.

c) Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm vì nó khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ như vậy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×