Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tổng kết phần tập làm văn

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
845
0
1
Trần Đan Phương
01/08/2017 03:08:43
Soạn bài tổng kết phần tập làm văn
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học.
1. Phương thức biểu đạt.
STT
Các phương thức biểu đạt
Thể hiện qua các bài văn đã học
1
Tự sự
- Truyền thuyết
+ Con Rồng, cháu Tiên
+ Bánh chưng, bánh giầy
+ Thánh Gióng
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh
+ Sự tích Hồ Gươm
- Cổ tích
+ Sọ Dừa
+ Thạch Sanh
+ Em bé thông minh
+ Cây bút thần
+ Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Ngụ ngôn
+ Ếch ngồi đấy giếng
+ Thầy bói xem voi
+ Đeo nhạc cho mèo
+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Truyện cười
+ Treo biển
+ Lợn cưới, áo mới
- Truyện trung đại
+ Con hổ có nghĩa
+ Mẹ hiền dạy con
+ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Truyện
+ Bài học đường đời đầu tiên
+ Vượt thác
+ Bức tranh của em gái tôi
- Thơ
+ Đêm nay Bác không ngủ.
2
Miêu tả
- Truyện
+ Bài học đường đời đầu tiên
+ Vượt thác
+ Bức tranh của em gái tôi
- Thơ (có yếu tố tự sự)
+ Đêm nay Bác không ngủ
- Văn bản nhật dụng:
+ Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ
3
Biểu cảm
- Thơ
+ Đêm nay Bác không ngủ
+ Lượm
+ Mưa
- Văn bản nhật dụng
+ Bức thư của thủ lĩnh da dỏ
4
Nghị luận
- Văn bản nhật dụng
+ Bức thơ của thủ lĩnh da đỏ
5
Thuyết minh
- Văn bản nhật dụng
+ Động Phong Nha
+ Cầu Long Biên – chứn nhân lịch sử
6
Hành chính công vụ
- Đơn từ

2. Phương thức biểu đạt chính
STT
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
3
Mưa
Miêu tả
4
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự, miêu tả
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm
2. Các phương thức biểu đạt đã luyện tập
STT
Phương thức biểu cảm
Đã tập làm
1
Tự sự
X
2
Miêu tả
X
3
Biểu cảm

4
Nghị luận

II. Đặc điểm và cách làm
1. So sánh các loại văn bản
STT
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
1
Tự sự
Giải thích, bày tỏ thái độ khen chê.
Một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc.
Văn xuôi
Sự việc được kể cụ thể, nhân vật phải lựa chọn phù hợp chủ đề: nắm được ngôi kể.
2
Miêu tả
Giúp hình dung, cảm nhận.
Nêu đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, con người.
Văn xuôi.
Xác định được đối tượng miêu tả, quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, trình bày chi tiết theo trình tự.
3
Đơn từ
Đề đạt nguyện vọng
Đơn gửi ai, ai gửi đơn.
Đề đạt nguyện vọng gì.
Trình bày ngắn gọn theo mẫu.
2. Các phần của văn bản
STT
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
Giới thiệu đối tượng miêu tả.
2
Thân bài
Diễn biến của sự việc
Tập trung tả theo một trình tự.
3
Kết bài
Kết cục của sự việc
Phát biểu cảm tưởng

II. Luyện tập

1. Đêm nay Bác không ngủ

(Tham khảo bài 23 Đêm nay Bác không ngủ, phần A, mục Luyện tập, Câu 2).

2. Mưa

(Học sinh thực hành)

3. Đơn từ

- Mục còn thiếu: Trình bày sự việc, lí do nguyện vọng (đề nghị).

- Mục này không thể thiếu được vì mục đích của đơn từ là đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó, có thể nêu lí do (chấp nhận được).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Đặng Bảo Trâm
05/08/2017 00:41:00
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN I. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH Đọc bảng tổng kết sau và trả lời câu hỏi.
STT
Kiểu
văn bản
Phương thức
biểu đạt
Ví dụ về hình thức
văn bản cụ thể
1
Văn bản tự sự
- Trình bày các sự việc (sự kiện) có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.
- Mục đích : Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.
- Bản tin báo chí
- Bản tường thuật, tường trình.
- Tác phẩm lịch sử
- Tác phẩm văn học nghệ thuật : truyện, tiểu thuyết, kí sự.
2
Văn bản miêu tả
- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.
- Mục đích : Giúp con người cảm nhận và hiểu đựơc chúng.
- Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
3
Văn bản biểu cảm
- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.
- Mục đích : Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm.



- Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn.
- Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người.
- Tác phẩm văn học : thơ trữ tình, tuỳ bút, bút kí...
4
Văn bản thuyết minh
- Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kếtquả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.
- Mục đích : Giúp người đọc có trí thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng.
- Bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá.
- Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.
- Văn bản trình bày trí thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội.
5
Văn bản nghị luận
- Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
- Mục đích : Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội.
- Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học.
6
Văn bản điều hành (hành chính-công vụ)
- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay người lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.
- Mục đích : Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật.
- Đơn từ
- Báo cáo
- Đề nghị
- Biên bản
- Tường trình
- Thông báo
- Hợp đồng
1. So sánh và tự rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa các kiểu văn bản.
Gợi ý: So sánh trên từng đặc điểm: mục đích, nội dung, phương thức biểu đạt, các phương pháp sử dụng và yêu cầu về ngôn ngữ.
2. Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
Gợi ý: Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ.
Gợi ý: Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể.
4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.
Gợi ý: Kiểu văn bản là cơ sở. Một kiểu văn bản có thể có những hình thức văn bản khác nhau. Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản như là yếu tố cơ sở.
Không thể đồng nhất giữa kiểu văn tự sự với thể loại văn học tự sự. Nhưng trong thể loại văn học tự sự, yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.Tương tự như vậy, kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình là khác nhau nhưng trong thể loại văn học trữ tình, yếu tố biểu cảm (bộc lộ tình cảm, cảm xúc) giữ vai trò chủ đạo.
Cũng có thể thấy đặc điểm này trong tác phẩm nghị luận. Người viết có thể sử dụng thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Các yếu tố này giúp cho việc triển khai, thuyết phục luận điểm.
5. Hãy kể tên các thể loại văn học đã học.
Gợi ý: Tự sự, trữ tình, kịch, kí.
6. Mỗi thể loại văn học có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt không?
Gợi ý: Các phương thức biểu đạt khác nhau có thể được kết hợp sử dụng trong một thể loại văn học. Ví dụ: Tự sự (thể loại văn học) có thể sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm… Văn bản thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
1. Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
2. Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt.
3. Các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh là những phương thức không thể thiếu đối với việc làm văn. Rèn luyện kĩ năng làm văn, thực chất cũng là rèn luyện sử dụng miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh trong những tình huống cụ thể.
III. CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM
Xem kĩ lại bảng tổng kết các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ở mục (I) để nắm vững những kiến thức và định hướng kĩ năng về:
- Văn bản thuyết minh;
- Văn bản tự sự;
- Văn bản nghị luận.
Với mỗi kiểu văn bản, hãy chú ý tới những vấn đề sau:
- Mục đích biểu đạt của kiểu văn bản ấy là gì?
- Kiểu văn bản ấy có những đặc điểm gì về nội dung?
- Phương pháp thường dùng trong kiểu văn bản?
- Đặc điểm ngôn ngữ, cách diễn đạt, bố cục của kiểu văn bản?
Đặc biệt chú ý tới kiểu văn bản nghị luận, nhất là nghị luận văn học.
1
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:06

Soạn văn lớp 6 Tập 2 | Soạn bài lớp 6 Tập 2

Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn

I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học

Câu 1 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 2): Phương thức biểu đạt.

STT Phương thức biểu đạt Thể hiện qua văn bản
1Tự sự

- Con Rồng cháu Tiên

- Bánh chưng bánh giầy

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sự tích hồ Gươm

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

- Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo

- Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Treo biển

- Lợn cưới áo mới

- Con hổ có nghĩa

- Mẹ hiền dạy con

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

2Miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên

- Vượt thác

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Mưa

3Biểu cảm

- Buổi học cuối cùng

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Lòng yêu nước

3Nghị luận- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Câu 2 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 2): Phương thức biểu đạt chính

STT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính
1Thạch SanhTự sự
2LượmBiểu cảm, tự sự, miêu tả
3MưaMiêu tả, biểu cảm
4Bài học đường đời đầu tiênMiêu tả, tự sự
5Cây tre Việt NamBiểu cảm, thuyết minh

Câu 3 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 2): Các phương thức biểu đạt đã luyện tập

STTPhương thức biểu đạtĐã tập làm
1Tự sựx
2Miêu tảx
3Biểu cảm
4Nghị luận

II. Đặc điểm và cách làm

Câu 1 (trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 2): So sánh các loại văn bản

STT Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức
1Tự sựThuật truyện, kể chuyện Có các chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật.Văn xuôi
2Miêu tảGiúp người đọc tự liên tưởng, tưởng tượngHình dáng, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng.Văn xuôi
3Đơn từBày tỏ nguyện vọng

- Người gửi và người nhận đơn.

-Nguyện vọng

Văn xuôi

Câu 2 (trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 2): Các phần của văn bản

STT Các phần Tự sự Miêu tả
1Mở bàiGiới thiệu về đối tượng sự vật được kể.Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả.
2Thân bàiKể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật.Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định (từ khái quát tới cụ thể, hoặc ngược lại).
3Kết bàiKết quả, suy nghĩ.Nhận xét, cảm nghĩ

Câu 3 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2)

   Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề:

   - Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.

   - Chủ đề là vấn đề cốt lõi được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.

   - Sự kiện sắp xếp theo trình tự, nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Câu 4 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2):

  • Nhân vật trong các tác phẩm tự sự được miêu tả và kể qua các yếu tố:

    - Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, hoạt động, suy nghĩ, lời nói…

    - Nhân vật Dế Mèn được kể: là chàng dế mới lớn mang vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng nhưng tính tình sốc nổi, tự phụ.

  • Dẫn chứng: Tác giả miêu tả chi tiết nhân vật Dế Mèn qua: hình dáng ( đầu, mình, cánh, râu, chân…), lời nói ( ngôn ngữ đối thoại với Dế Choắt và chị Cốc), suy nghĩ (sự ân hận, nhận ra bài học của Mèn.

Câu 5 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2)

  • Ngôi kể trong văn tự sự:

    - Ngôi kể thứ : người kể giấu mình, có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra.

    - Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi” trực tiếp kể những điều mình trông thấy và trải qua, có thể trực tiếp nói cảm nghĩ, ý tưởng của mình.

  • Về thứ tự kể (trình tự kể chuyện).

    - Người kể có thể kể câu chuyện theo trình tự tuyến tính của dòng thời gian, từ sự kiện tới kết quả, cũng có thể kể sự việc, kết quả hiện tại trước, rồi mới bổ sung hoặc kể kế tiếp các sự việc xảy ra trước đó.

    Vd: chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả kể hiện tại rồi nhắc về chuyện quá khứ của Dế Mèn. Kể kết quả trước, rồi mới kể diễn biến truyện.

Câu 6 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2)

   Khi miêu tả cần quan sát sự vật, hiện tượng, con người vì nhờ quan sát kĩ mới có thể nắm được những đặc điểm, tính chất của đối tượng. Từ quan sát mới có thể nêu nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để nêu bật những đặc điểm riêng biệt của đối tượng.

Câu 7 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 2): Phương pháp miêu tả đã học:

   Phương pháp tả cảnh và tả người

    + Xác định đối tượng cần miêu tả

    + Quan sát đối tượng, lựa chọn đặc điểm, hình ảnh tiêu biểu

    + Trình bày những điều quan sát theo một trật tự nhất định

  - Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được tả

  - Thân bài: Tập trung tả khái quát và chi tiết

  - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả

III. Luyện tập

Câu 1: Trong vai anh đội viên, hãy kể lại câu chuyện cảm động trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.

   Đây là một bài văn kể chuyện, các bạn có thể làm theo dàn ý sau:

- Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (người kể chuyện, có thể xưng tôi)

- Câu chuyện: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh, ở một mái lều tranh, ba lần anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ. Anh đội viên cảm động trước tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, anh thức luôn cùng Bác. Nên kể câu chuyện theo diễn biến của các lần anh đội viên thức giấc.

- Tình cảm cần thể hiện: Câu chuyện được kể bằng tình cảm của anh đội viên. Anh đội viên chứng kiến và kể lại, mọi sự việc đều được tái hiện qua con mắt của nhân vật này. Chú ý diễn tả được tình cảm xúc động, gần gũi mà kính phục của anh đội viên với Bác Hồ.

Câu 2: Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy tả lại trận mưa rào mà em có dịp quan sát.

Đây là một bài văn tả cảnh. Các bạn có thể tham khảo phần III. Luyện tập bài soạn Mưa (Trần Đăng Khoa).

Câu 3: (...) Theo em, các mục của một lá đơn như trên đã đầy đủ chưa? Nếu phải bổ sung thì bổ sung nội dung nào?

   Dàn ý của đơn trên chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Phần này là phần không thể thiếu và cần phải bổ sung.

0
1
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

Câu 1 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các kiểu văn đã cho khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện. Cụ thể:

   - Tự sự: trình bày sự việc dưới dạng bản tin, tác phẩm...

   - Miêu tả: tái hiện đặc điểm của đối tượng trong các bài văn tả.

   - Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

   - Nghị luận: Bày tỏ quan điểm người viết bằng hình thức các bài cáo, hịch, lời phát biểu hay tranh luận...

   - Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc qua các thư từ, tác phẩm văn chương.

   - Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ, dạng đơn từ, báo cáo...

Câu 2 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.

Câu 3 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể.

Câu 4 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

   a. Các thể loại văn học đã học : thơ, truyện dài, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự ,...

   b. Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.

Ví dụ:

   - Truyện ngắn có phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự ( kể lại các sự việc)...

   - Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm.

   c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, làm cho đoạn văn, thơ thêm tính triết lí.

Ví dụ : Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư : Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường; Hoạn Thư từng tha khi Kiều trốn khỏi gác; đều là nạn nhân chế độ đa thê => Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt.

Câu 5 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

* Giống : Yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.

* Khác :

   - Kiểu văn bản tự sự làm cơ sở của thể loại văn học tự sự.

   - Thể loại văn học tự sự là “môi trường” cho kiểu văn bản xuất hiện, đòi hỏi phải có cốt truyện, đa dạng về loại hình (Truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút...)

   - Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở : cốt truyện, nhân vật, tình huống...

Câu 6 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại văn học trữ tình :

   - Giống : yếu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo.

   - Khác :

       + Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng (văn xuôi)

       + Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể thông qua hình tượng nghệ thuật (thơ).

b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :

   - Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp thông qua nhân vật trữ tình.

   - Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn, lời văn tràn đầy tính biểu cảm.

Câu 7 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.

II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn sẽ giúp cho quá trình đọc – hiểu tốt, dễ dàng hơn và ngược lại.

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Nắm được những nội dung của phần Tiếng Việt có thể vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết và tránh các lỗi câu khi viết tập làm văn.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ý nghĩa các phương thức biểu đạt :

   - Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn sinh động, hấp dẫn.

   - Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp bài văn logic, tạo sức thuyết phục.

   - Biểu cảm : tạo cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.

III. Các kiểu văn bản trọng tâm

* Văn bản thuyết minh :

   - Mục đích biểu đạt : cung cấp tri thức khách quan, chính xác.

   - Chuẩn bị : hiểu biết về đối tượng, vấn đề thuyết minh.

   - Các phương pháp thường dùng : nêu khái niệm, đưa số liệu, dẫn chứng...

   - Ngôn ngữ : chính xác, khách quan, đơn nghĩa.

* Văn bản tự sự :

   - Mục đích biểu đạt : kể lại sự việc, con người, cuộc sống...

   - Các yếu tố tạo thành : sự kiện và nhân vật.

   - Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm để bài văn trở nên sinh động, sâu sắc hơn.

   - Ngôn ngữ : trần thuật, giàu hình ảnh và biểu cảm.

* Văn bản nghị luận :

   - Mục đích biểu đạt : bàn luận, thuyết phục người đọc tin theo cái đúng, cái tốt.

   - Yếu tố tạo thành : luận điểm, luận cứ, luận chứng.

   - Yêu cầu : luận điểm, luận cứ, luận chứng ngắn gọn, chính xác, hợp lí, khoa học.

   - Dàn bài chung của bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí :

Mở bài : Nêu vấn đề.

Thân bài :

* Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống :

       + Trình bày thực trạng, mô tả hiện tượng.

       + Phân tích nguyên nhân, tác hại của hiện tượng.

       + Bình luận về hiện tượng.

       + Đề xuất giải pháp.

* Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí :

       + Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn.

       + Phân tích, chứng minh mặt đúng, mặt sai.

       + Bình luận, đánh giá, mở rộng vấn đề.

       + Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Kết bài : Khẳng định vấn đề/ hiện tượng và nêu suy nghĩ của em.

   - Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ :

Mở bài : Giới thiệu tác phẩm, đưa ra nhận định chung.

Thân bài :

   Phân tích về nội dung tư tưởng, hình tượng nhân vật, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

Kết bài : Đánh giá về tác phẩm, ý nghĩa vấn đề nghị luận.

0
1
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình

Câu 1: Các kiểu văn ben trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.

Câu 2: Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.

Câu 3: Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể.

Câu 4:

a. Các thể loại văn học đã học : thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự ,…

b. Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.

Ví dụ:

- Truyện ngắn có phương thức biểu đạt là tự sự ( kể lại các sự việc)…

- Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm.

Tuy nhiên, trong các thể loại ấy, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để tăng hiệu quả.

c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.

Ví dụ :Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư:

- Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường.

- Hoạn Thư cũng đối xử tốt với Kiều, khi Kiều trốn cũng không đuổi theo.

- Hoạn Thư và Kiều chung chồng => đều là nạn nhân chế độ đa thê

- Hoạn Thư lỡ gây đau khổ cho Kiều, giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung của nàng.

=> Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt.

* Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, mục đích sử dụng là làm cho đoạn văn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố này được sử dụng khi người viết muốn người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm câu chuyện tăng thêm phần triết lí.

Câu 5:

* Giống : Yếu tố tự sự ( kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.

* Khác :

- Văn bản tự sự :

    + Phương thức biểu đạt chính: trình bày các sự việc.

    + Tính nghệ thuật : thể hiện qua cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.

- Thể loại tự sự : Đa dạng (Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…)

Câu 6:

a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình

- Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo

- Khác :

    + Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)

    + Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).

b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :

- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.

- Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.

- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn

- Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.

Câu 7:

Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yêu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.

Trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…

II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS

Câu 1: Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.

Câu 2: Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt.

Câu 3: Ý nghĩa các phương thức biểu đạt :

- Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.

- Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề.

- Biểu cảm : giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.

III. Các kiểu văn bản trọng tâm

Xem kĩ lại bảng tổng kết các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ở mục (I) để nắm vững những kiến thức và định hướng kĩ năng về:

- Văn bản thuyết minh

- Văn bản tự sự

- Văn bản nghị luận

Với mỗi kiểu văn bản, hãy chú ý tới những vấn đề sau:

- Mục đích biểu đạt của kiểu văn bản ấy là gì?

- Kiểu văn bản ấy có những đặc điểm gì về nội dung?

- Phương pháp thường dùng trong kiểu văn bản?

- Đặc điểm ngôn ngữ, cách diễn đạt, bố cục của kiểu văn bản?

Đặc biệt chú ý tới kiểu văn bản nghị luận, nhất là nghị luận văn học.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×