Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1: Sự giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Câu 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta là gì? Hiện nay, đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ và du lịch cảng đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: Chúng ta cần sử dụng biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên biển đảo?
6 trả lời
Hỏi chi tiết
5.380
4
2
Cute Mai's
10/05/2018 19:44:53
Câu 1

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Cute Mai's
10/05/2018 19:45:51
Câu 2
- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp giáp lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. nước ta tự do khai thác kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, máy bay, tàu thuyền hoạt động theo công ước quốc tế.
- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho tới bờ ngoài của rìa lục địa đến độ sâu khoảng 200m. nước ta có chủ quyền toàn bộ.
- Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đối với an ninh quốc phòng:
+ Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản
+ Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản; ngành công nghiệp chế biến hải sản, GTVT biển, du lịch…
+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.
+ Khẳng định chủ quyền các đảo đó thuộc chủ quyền huyện đảo nào của nước ta.
2
1
Cute Mai's
10/05/2018 19:46:44
Câu 3
- Các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên biển: Sử dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển, giảm suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển, tăng cường kiểm soát môi trường biển, vùng ven biển, tuyên truyền cho mọi người hành động.
1
0
Nguyễn Mai
11/05/2018 08:02:59
1, Sự giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
giống nhau:
- đều là các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn của nước ta
- được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông 
- bờ biển phẳng , có vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng 
- địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cơ giới hóa
- đất phù sa màu mỡ, thuận  lợi cho phát triển nông nghiệp . đặc biệt là nền nông nghiệp trồng lúa nước
khác nhau:
*ĐB Sông Hồng:
- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê k được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi  hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu
* đồng bằng sông cửu long:
- được hìh thành do bồi tụ phù sa hệ thống sông Tiền và sông Hậu
- diện tích : 4 triệu ha
- đia hình thấp và bằng phẳng hơn so với ĐB SHồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp
- có mạng lưới sông ngòi chằng chịt ,k có đê ngăn lũ nên hằng năm ĐB SCL được bồi tụ phù sa lớn. Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước như : Đồng Tháp Mười, Tứ Giac Long Xuyên. Khu vực phía bắc vào thời kỹ lũ lơn nước ngập 4-5 m
- về mùa cạn thủy triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích bị ngập trong nước
- ĐB SCL chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm , nhưng tính chất đất lại phức tạp , có 3 loại đất chính : đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn
1
0
Nguyễn Mai
11/05/2018 08:06:50
2. Đặc điểm của vùng biển Việt Nam
a. Diện tích, giới hạn
- Biển Đông là một biển lớn trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến, nằm trong vùng nhiệt đới gó mùa Đông Nam Á, Diện tích 3447000km
- Biển Đông tương đối kín, thông với TBD và ÂĐD qua các eo biển hẹp
- Vùng biển Việt là một phần của biển Đông có diện tích khoảng 1000000km2
b. Đặc điểm khí hậu của biển
- Chế độ gió
+ Hướng gió Đông Bắc ( Tháng 10 đến tháng 4),hướng gió Tây Nam hoặc hướng Nam (từ tháng 5 – tháng 9)
+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền
+ Chế độ nhiệt; Mùa hạ mát hơn , mùa đông ấm hơn đất liền
+ Nhiệt độ TB năm của nước biển ở tầng mặt là 23C
+ Chế độ mưa: Thường ít hơn trên đất liền
c. Đặc điểm hải văn:
- Hướng chảy của dòng biển mùa hạ tương ứng với hướng gió mùa mùa hạ, còn hướng chảy của dòng biển mùa đông tương ứng với hướng gió mùa mùa đông.
- Nhiều chế độ triều
Độ muối TB 30- 33%o
1
0
Nguyễn Mai
11/05/2018 08:09:23
3. Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể để bảo vệ tài nguyên biển
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo