LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tốc ở châu Phi và châu Á?


6 trả lời
Hỏi chi tiết
2.385
2
0
Vân Cốc
21/12/2018 14:59:54
Câu 1
* CHÂU Á
1. Trong
quá trình đấu tranh giành độc lập
– Phong trào ở châu Á nổ ra sớm trong giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ hai (Việt Nam – Lào – Inđônêxia…) hoặc ngay sau khi chiến tranh kết thúc (Trung Quốc – Ấn Độ…).
– Phong trào diễn ra không chịu tác động bởi một tổ chức quốc tế nào, mà chủ yếu là sự vận động nội lực
của mỗi nước.
– Phong trào diễn ra với nhiều hình thức trong đó đấu tranh bạo lực và vũ trang là xu thế chính.
– Hầu hết các nước châu Á hoàn thành sự nghiệp giải phóng của mình trong thập niên 1950 – 1960.– Chịu sự tác động của phong trào giải phóng dân tộc châu Á (Đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc) vì thế ra đời chậm hơn. (bắt đầu từ 1952 ở Ai Cập).
2. Trong công cuộc xây dựng và phát triển.
– Sau độc lập các nước châu Á tự chọn cho mình con đường phát triển riêng không có những tổ chức mang tính châu lục, mà chỉ có tổ chức mang tính khu vực (khối ASEAN).
– Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đạt được những thành tựu đáng kể (như các nước NICs, gần đây là Trung Quốc – Ấn Độ) làm thay đổi căn bản bộ mặt của toàn châu lục
3. Thực trạng Châu Á và Châu Phi hiện nay.
– Về kinh tế châu Á đã vươn lên trở thành khu vực năng động có tốc độ phát triển cao. Tài chính, thương mại, dịch vụ có mặt dẫn đầu nền kinh tế thế giới…
– Về chính trị, xã hội: Mỗi nước đều ổn định và có hướng phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước. Tất cả các nước đều quan hệ hữu nghị, duy trì hòa bình và ổn định để cùng phát triển.
*CHÂU PHI
1. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập
– Chịu sự tác động của phong trào giải phóng dân tộc châu Á (Đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc) vì thế ra đời chậm hơn. (bắt đầu từ 1952 ở Ai Cập).
– Có sự tác động trực tiếp của tổ chức Liên Hiệp Quốc (Năm 1960 có đến 17 nước châu Phi độc lập nhờ vào tổ chức này).
– Phong trào cũng diễn ra với nhiều hình thức nhưng đấu tranh chính trị và ôn hòa là xu thế chính.
– Sự hoàn thành công cuộc giải phóng chậm hơn (1970 – 1980).
2. Trong công cuộc xây dựng và phát triển.
– Trong quá trình giành độc lập cũng như phát triển, châu Phi đã hình thành những tổ chức quốc tế mang tính châu lục như Tổ chức thống nhất châu Phi (1963).
– Sau khi giành độc lập các nước đều ra sức phát triển kinh tế xã hội, tuy có được những thành tựu bước đầu nhưng chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của toàn châu lục.
3. Thực trạng Châu Á và Châu Phi hiện nay.
– Về kinh tế còn lệ thuộc hoàn toàn vào các nước Âu Mỹ, tài nguyên đất nước bị khai thác cạn kiệt bởi các công ty tư bản nước ngoài.
– Về chính trị, xã hội: Vẫn còn là châu lục không ổn định, xung đột sắc tộc, đảo chính và nội chiến diễn ra triền miên. Vẫn còn là châu lục nghèo nhất thế giới. Thực trạng phát triển của châu lục vẫn chưa có lối thoát.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vân Cốc
21/12/2018 15:16:29
Câu 2:
 
2
0
Vân Cốc
21/12/2018 15:19:51
​Câu 3:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than - thép châu Âu” vào tháng 4 - 1951 gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bi, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Sau đó, tháng 3 - 1957, sáu nước trên lại cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu-, rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
Cộng đồng kinh tế châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EEC, ra đời nhằm hình thành một thị trường chung (Thị trường chung châu Âu) để xoá bỏ dần hàng rào thuế quan giữa sáu nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản..., đồng thời, có một chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông...
Có nhiều nguyên nhân đưa tới những liên kết kinh tế trên :
Một là, sáu nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
Hai là, từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ không thể đọ được với Mĩ, họ cần phải liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
Tháng 7 - 1967, ba Cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EC). Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 -1991 các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich (Hà Lan), đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu.
Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng :
1. Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Từ ngày 1 - 1 -1999, đã phát hành đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô (EURO).
2. Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu.

Với những bước tiến của quá trình liên kết, Hội nghị Ma-xtrích quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EU).

Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến năm 1999, số nước thành viên của EU là 15 và đến năm 2004 là 25 nước.
1
0
Vân Cốc
21/12/2018 15:41:53
​Câu 8:
Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến tranh không có tiếng súng; là những cuộc cạnh tranh về chính trị, kinh tế, vũ khí, văn hoá, xã hội giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc giữa hai nhóm các quốc gia liên minh.
1. Biểu hiện:
*Mĩ và các nước đế quốc:
- Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
*Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
2. Hậu quả:
- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
- Các cường quốc phải chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự trong khi loài người vẫn phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...
0
1
Vân Cốc
21/12/2018 15:47:31
Câu 6:
- Sự phát triển kinh tế:
* Tình hình phát triển:
_ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
_ Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn:
+ 1945 - 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.
+ Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.
+ Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển "thần kỳ", đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.
+ Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản".
* Nguyên nhân của sự phát triển:
_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ...
_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH - KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
_ Biết "len lách" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.
_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
_ Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.
1
0
NguyễnNhư
31/12/2023 16:27:21

Tình hình các nước châu Phi sau CTTGII
- Sau CTTGII, phong trào đấu tranh đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở châu Phi, sớm nhất là ở Bắc Phi - nơi có trình độ phát triển cao hơn
- Lần lượt các nước đã giành được độc lập : Ai cập(1953), An- giê- ri (1954 - 1962), năm 1960 có 17 nước tuyên bố độc lập "năm châu Phi"
- sau khi độc lập ,các nước châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước và đã thu được nhiều thành tích
- từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định
- gần đây, các nước châu Phi đang tìm kiếm các giải pháp phát triển kinh tế và thành lập tổ chức Liên minh châu Phi (AU)
 

Tình hình kinh tế - chính trị của châu Á sau CTTGII

về chính trị 
- sau CTTGII, một cao trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp châu Á
- tới cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập
- suốt nuẩ sau Tk XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. sau chiến tranh lạnh lại xảy ra xung đột,li khai, khủng bố ở một số nước như Phi-lip-pin, thái lan,..
về kinh tế
- từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung quốc, hàn quốc
- Ấn độ sau cuộc "cách mạng xanh" đã tự túc được lương thực cho hơn 1 tỷ người. Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn độ là xe hơi, dệt, hàng điện tử,.. Ấn độ đang cố gắng trở thành cường quốc trong các lĩnh vực như công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ nguyên tử

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư