LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự ra đời các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?


3 trả lời
Hỏi chi tiết
312
1
0
Nguyễn Thị Nhung
10/12/2018 22:09:35
Câu 1:
*Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
- Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên ưu đãi: gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
- Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
+ Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt.
+ Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị – hải cảng đã ra đời như Óc Eo (An Giang, Việt Nam) Ta-kô-la (bán đảo Mã Lai)…
+ Do sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình.
+ Đó chính là điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự hình thành các vương quốc cổ: Khoảng 10 thế kỉ sau công nguyên hàng loạt các vương quốc nhỏ hình thành: Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam. Phù Nam hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và đảo In-đô-nê-xia.
- Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt
+ Kinh tế, cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí..), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.
+ Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Văn hóa, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Nhung
10/12/2018 22:11:37
Câu 2:
* Lãnh địa phong kiến:
- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.
- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:
+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.
+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.
* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:
- Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.
- Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…
- Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
- Lãnh địa là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.
* Đời sống chính trị trong lãnh địa:
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.
- Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.
- Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.
1
0
Nguyễn Thị Nhung
10/12/2018 22:13:42
Câu 3:
* Nguồn gốc:
- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.
- Trước tình hình trên, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa. Họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời bao gồm:
+ Thành thị do các lãnh chúa lập ra.
+ Thành thị cổ được phục hồi.
* Vai trò:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư