Chất diệp lục trong thực vật sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và biến nó thành năng lượng thông qua quá trình quang hợp. Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng hầu hết thực vật trên trái đất hấp thụ nhiều hơn ánh sáng đỏ và xanh dương, trong khi ít giữ lại ánh sáng xanh lục. Nghiên cứu mới đã tìm thấy, có nhiều ánh sáng đỏ chiếu tới trái đất hơn, và ánh sáng xanh dương lại dễ hấp thụ nhất, nên thực vật "ưu tiên" cho hai loại này và tận dụng chúng hiệu quả nhất, để lại ánh sáng xanh lục trở nên vô dụng.
"Thực vật không hấp thụ ánh sáng lục vì chúng đã nhận thừa đủ năng lượng từ đỏ và xanh dương. Chúng đơn giản là chẳng cần đến ánh sáng lục"
Kết quả là, thực vật phản xạ ánh sáng lục nhiều hơn, khiến cho cây cối trông có màu xanh.
Trên các hành tinh khác, nơi những màu sắc khác trong dải phổ chiếm ưu thế, thực vật có thể sẽ lại hấp thu ánh sáng xanh lục (và thậm chí xanh dương) nhiều hơn, phản xạ đi những gì chúng không cần thiết. Hiệu ứng này khiến cho cây cối ở đây sẽ có màu vàng, đỏ.