Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao những người ăn mặn thường xuyên thì huyết áp lại tăng?

Câu1 tại sao những người ăn mặn thường xuyên thì huyết áp lại tăng ?
câu2 tại sao người già ăn nhiều mỡ động vật dẫn đến huyết áp cao, có thể dẫn đến bại liệt hay tử vong?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.099
2
2
Vân Cốc
23/12/2018 08:07:22
Cau 1
Ăn mặn – Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp

1. Tăng huyết áp là : Khi huyết áp tâm thu (HA tối đa) ≥ 140mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) ≥ 90mmHg.
2. Các yếu tố nguy cơ của Tăng huyết áp: Ăn mặn. Hút thuốc lá, thuốc lào. Đái tháo đường. Rối loạn lipid máu. Thừa cân, béo phì. Uống nhiều rượu, bia. Ít vận động thể lực. Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức). Tuổi cao. Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.
3. Ăn mặn – Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Muối là một gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hàng ngày, nhưng nếu ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe ( muối đây bao gồm: muối ăn, bột canh, nước mắm). Một chế độ ăn mặn (thừa muối), chúng ta có nguy cơ bị tăng huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận...
3.1. Thế nào được gọi là ăn mặn ?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ở mỗi người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn.
3.2. Tại sao ăn mặn lại dễ bị tăng huyết áp ?
Vì ăn mặn sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.
4. Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ ?
Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm tự nhiên và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến. Theo các chuyên gia: Nhu cầu muối ăn trung bình của 1 người là khoảng 16g/ngày, trong đó có tới 10g đã có sẵn trong thực phẩm tự nhiên. Vì vậy:
- Đối với với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 5- 6g muối / ngày.
- Đối với những người tăng huyết áp: Nên ăn nhạt, chỉ nên ăn 2-3g muối/ ngày.
5. Để giảm ăn mặn chúng ta cần thực hiện:
* Trong bữa ăn hàng ngày không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt muối, thịt sấy khô, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại thực phẩm đóng hộp…
* Đối với những người tăng huyết áp: Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều muối. Nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước chấm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc. Những người bị suy tim, suy thận phải thực hiện chế độ ăn nhạt tùy theo từng giai đoạn của bệnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Phuong
23/12/2018 08:10:03
1. Vì ăn mặn sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×