Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao phái chủ chiến trong triều đình lại muốn tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế? Vì sao cuộc phản công này lại thất bại?

1. Tại sao phái chủ chiến trong triều đình lại muốn tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế ? Vì sao cuộc phản công này lại thất bại ?
2. Hiệp ước Pa-tơ-nốt khác với hiệp ước Hác-măng ở điểm gì và âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp được thể hiện như thế nào ?
7 trả lời
Hỏi chi tiết
7.688
8
1
Nguyễn Thành Trương
22/03/2018 05:17:04
Câu 1:
- Nguyên nhân:
+ Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
+ Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi.
+ Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
+ Nhân dân: Kháng chiến diễn ra mạnh mẽ. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn dành lại chủ quyền từ tay Pháp (Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới, trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi – vua Hàm Nghi) và được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.
+ Pháp: Tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình.
- Diễn biến:
+ Đêm rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
+ Quân Pháp nhất thời rối loạn.
+ Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.
+ Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị chúng giết chết.
- Kết quả:
+ Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại. ( Vì: sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh )

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
5
Nguyễn Thành Trương
22/03/2018 05:18:20
Câu 1
-Sau hiệp ước năm 1883 và 1884, phái chủ chiến nhanh chóng dành đc chủ quyền từ tay Pháp
-Pháp lo sợ nên tìm cách tiêu diệt người cầm đầu
-Đêm mồng 4 rạng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết chỉ huy quân đánh vào đồn Mang Cá và Tòa khâm sứ Pháp
- Do thế lực về vũ khí nên Pháp phản công chiếm đc kinh thành Huế
=> Có 2 nguyên nhân để phái chủ chiến phản công quân Pháp ở kinh thành Huế:
+Tự vệ, bảo vệ chính mình
+Hi vọng phục hồi nền phong kiến
1
1
Nguyễn Thành Trương
22/03/2018 05:19:06
Câu 2:
Nhà nước phong kiến Nguyễn sụp đổ, Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An,triều đình Huế vội xin đình chiến.
- Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao ủy Pháp Hác-măng tranh thủ đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một hiệp ước mới.
- Ngày 25/8/1883, bản hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều Nguyễn phải ký kết:
* Nội dung Hiệp ước Hác-măng:
+ Thừa nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
* Nam Kỳ là thuộc địa.
* Bắc Kỳ là đất bảo hộ.
* Trung Kỳ là triều đình quản lý.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kỳ.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
+ Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kỳ và toàn quyền xử lý quân Cờ Đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kỳ về Kinh đô (Huế)
+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
=> Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Ngày 6/6/1884, Pháp ký với triều đình Huế bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.
1
2
Nguyễn Thành Trương
22/03/2018 05:20:11
Câu 2:
​Giống nhau:
+ Hai "Hàng Ước" Harmand (1883), Patenôtre (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.

- Khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: là tiền thân của Hiệp ước Patenôtre, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patenôtre: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patenôtre. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.
1
2
Nguyễn Thành Trương
22/03/2018 05:21:01
Câu 2;
* Hiệp ước Hacmang:
- Thời gian: 25/8/1883
- Hoàn cảnh:
+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
+ Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
+ Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
+ Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883.

- Nội dung:
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì.
+ Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
+ 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tỉnh được sát nhập vào Bắc Kì.
+ Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua Pháp ở Huế.
+ Công sứ Pháp ở Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những việc của triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
+ Mọi việc đối ngoại với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
+ Triều Đình phải rút quân ở Bắc Kì về Trung Kì.

- Tác hại - Nhận xét:
+ Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

* Hiệp ước Patonot:
- Thời gian: 6/6/1884.
- Hoàn cảnh:
+ Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
+ Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884.

- Nội dung:
+ Tương tự hiệp ước Hác - Măng (1883)
+ Sửa đổi đôi chút ranh giới khu vực Trung Kì.

- Nhận xét - Tác hại:
+ Việc làm tăng diện tích Trung Kì chỉ để khiến bọn tay sai càng trung thành với Pháp.
+ Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
=> Chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là 1 quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách Mạng tháng Tám năm 1945.
1
0
Đông Thành
02/04/2019 23:50:07
Mình làm Khác nhau nhé:
Khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: là tiền thân của Hiệp ước Patenôtre, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patenôtre: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patenôtre. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.
1
0
Đông Thành
02/04/2019 23:58:33
Mình làm Khác nhau nhé:
Khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: là tiền thân của Hiệp ước Patenôtre, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patenôtre: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patenôtre. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư