1 Bắc Trung Bộ là nghĩ đến Hoàng Truờng Sa là đến hải sản, gần đây là năng lượng dưới đáy biển.
Nam Trung Bộ là hải sản của rừng vàng biển bạc. Phù sa của sông Cữu Long mang đất ấn ra biển cả cũng là nơi sanh sản của tôm, cua, ba khía, nhất là cây mắm, cây tràm cho lâm sản và nắm meò.
Hai miền đều có lợi cho đất nước về hai diện kinh tế giống về hải sản khác về lâm sản. Đó là thế mạnh và cũng là bức xúc trong giai đoạn tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
2 - Thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam. Vùng còn có nhiều sân bay nội địa như Phú Cát (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà)… cùng hàng ngàn km đường bộ, đường sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam)… tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
-Thế mạnh về kinh tế biển: Đây là tài nguyên lớn nhất và đặc trưng của vùng, bao gồm: Nguồn lợi hải sản: Vùng chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
- Thế mạnh về khoáng sản: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng, cao lanh, ti tan... Ngoài khơi còn có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt.
- Thế mạnh về nhân lực: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ. Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động.
- Thế mạnh về du lịch: Vùng này có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Ninh Chữ, Sa Huỳnh và nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo đá lớn, nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi, có nhiều vịnh đẹp như Dung Quất, Đại Lãnh, Văn Phong. Nơi đây có nhiều di tích như thành cổ Trà Bàn và các tháp Chàm. Đặc biệt, Đà Nẵng - Quảng Nam là vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh, có nhiều cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ, vẫn còn để lại nhiều dấu tích ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu... Ngoài ra còn các danh lam thắng cảnh Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,... các bãi biển Mỹ An, Non Nước với dải cát trắng mịn kéo dài
3 vì Tây Nguyên có diện tích đất bazan lớn phù hợp với điều kiện sinh thái cây cà phê khí hậu có 1 mùa mưa và khô thuận lợi cho gieo trồng
4 Vì trung du Bắc Bộ có:
- Nhiều đất trồng (feralit) thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm; trồng cỏ để chăn nuôi gia súc. Trong khi đó ở miền núi đất dốc, ít màu mỡ
- Thời tiết có mùa đông lạnh thích hợp phát triển các cây cân nhiệt và ôn đới
- Trung du có nhiều khoáng sản phát triển công nghiệp khai khoáng (sắt, than)
- Nguồn thủy năng dồi dào xây dựng các nhà máy thủy điện
- Địa hình bằng phẳng, mặt bằng xây dựng tốt hình thành các đô thị