Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thành Cổ Loa xây dựng với mục đích gì? Nhà nước Âu Lạc lực lượng quốc phòng như thế nào? Nhận xét Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng?

1. Thành Cổ Loa xây dựng với mục đích gì?
2. Nhà nước Âu Lạc lực lượng quốc phòng như thế nào?
3. Nhận xét Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng?
4. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? ( tóm tắt )
5. Từ truyện Mị Châu - Trọng Thủy em rút ra được bài học gì?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.974
4
7
Huyền Thu
17/12/2017 19:25:48
Câu 5:
Bài học:

Về thị trường: mua đồ phải cẩn thận, mua nhầm đồ Trung Quốc mà đem ra khoe khoang để bị hố thì mang nhục với thiên hạ.

Về kinh tế chính trị: TQ đổ xô hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hóa độc hại vào thị trường VN để làm gì? Trong khi TQ xuất khẩu sang thị trường Mỹ những thứ hàng hóa chất lượng rất tốt với khối lượng cực lớn và đa dạng về chủng loại? Từ đó thấy được việc quản lý xuất nhập khẩu của nước ta như thế nào?

Về tình yêu: Yêu mù quáng thì sẽ không còn phân biệt được tốt xấu, con gái mà dại khờ quá sẽ tự hại chính mình và cả người thân của mình nữa. Lấy chồng Đài Loan đi để rồi nguy cơ để lại hậu quả là như vậy đó!

Về tình cảm gia đình: "Con cãi cha mẹ trăm đường con hư"

Về xã hội: Đừng bao giờ đặt chữ "tình" lên cao quá, nhất là đặt nó trên đầu chữ "hiếu" thì không thể chấp nhận được. " Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ, nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên".

Về môi trường: xả rác bừa bãi như Mỵ Châu sẽ làm ô nhiễm môi trường, nhất là lông gia cầm. Trong giai đoạn dịch cúm mà thải kiểu cô ấy thì......

Về thời trang: mặc trang phục áo lông thú rất sang trọng và cũng mắc tiền lắm ( công chúa mới có mà mặc) nên bây giờ chỉ thấy những lady vip mới có mà mặc thôi. Ngọc trai nói riêng và trang sức nói chung được rửa bằng nước tự nhiên sẽ đẹp hơn khi sử dụng với hóa chất

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
9
Deano
17/12/2017 19:26:03
2

An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành cổ Loa.
Sử cũ chép: "Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.

Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

5
3
Huyền Thu
17/12/2017 19:26:19
Câu 4:

Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

2
3
Huyền Thu
17/12/2017 19:26:41
Câu 3:

An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành cổ Loa.
Sử cũ chép: "Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành".
Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m.
Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.

Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

2
4
Deano
17/12/2017 19:28:07
Câu 5
bài học về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Các quan hệ đó được tác giả dân gian khéo léo lồng ghép trong mối quan hệ cha con, vợ chồng. Mị Châu là con gái An Dương Vương, là công chúa của nước Âu Lạc nhưng khi lấy Trọng Thủy – con trai kẻ thù của đất nước mình rồi, nàng là vợ Trọng Thủy. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu…”, chắc chắn Mị Châu nhất nhất phải theo Trọng Thủy và cũng không thể dựa vào đó và nói rằng, Mị Châu hoàn toàn vô tội khi đáp ứng lời thỉnh cầu được xem nỏ thần – báu vật quốc gia của Trọng Thủy. Khước từ Trọng Thủy, Mị Châu chỉ phật lòng một người nhưng nghe lời dỗ của Trọng Thủy, nàng lại phụ cả thiên hạ của vua cha, phụ hết thảy muôn dân trăm họ. Mị Châu đã không suy xét hành động của cá nhân mình nên nàng không thể hài hòa các mối quan hệ với nhau. Tin theo chồng, nàng đã phản bội cha và nghiêm trọng hơn là phản bội đất nước. Lời phán quyết của nhân dân về hành động vô tình nghiêm trọng mà nàng đã gây ra. Vậy nên hành động tuốt kiếm chém đầu đứa con gái của An Dương Vương không phải là hành đông giết con của người cha mà là hành động trừng phạt kẻ có tội của người đứng đầu Nhà nước. Không vì tình riêng mà dung tha cho con mình, An Dương Vương đã xử trí hết sức chính xác, công bằng.

Giá như An Dương Vương không mất cảnh giác và Mị Châu ý thức một cách rõ ràng về địa vị của mình trong phạm vi gia đình, phạm vi đất nước, chắc chắn bi kịch nước mất nhà tan sẽ không xảy ra. Nhưng câu chuyện đã thuộc về lịch sử. Chúng ta chỉ có thể nghe lại, đọc lại và chiêm nghiệm về những bài học quí giá mà ông cha ta gửi gắm trong mỗi chi tiết nghệ thuật, mỗi hình tượng thẩm mĩ. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×