Thành tựu nổi bật nhất của cư dân Đông Nam Á:Cư dân Đông Nam Á lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu. Do đó không chỉ có những nét tương đồng về canh tác và hệ thống thủy lợi, mà đến các phong tục tập quán ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của của nền nông nghiệp lúa nước.
a) Trước khi các tôn giáo được truyền bá vào Đông Nam Á, cư dân nơi đây đã dùng thuyết "
vạn vật hữu linh" để chỉ tất cả những hình thức tín ngưởng. Trong đó sớm nhất là
báu vật Phật giáo với những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên.
Quan niệm "
vạn vật hữu linh" đã tồn tại trong các tín ngưỡng dân gian và có tác động không nhỏ đến các tôn giáo được truyền bá vào và một phần làm biến dạng nó, biến nó thành cái của mình: như
Ăng co vát ở Campuchia,
Bánh xe luân hồi bằng đá ở Thái Lan.
b) Khác với văn hóa chữ viết của người Hán và Ấn Độ, văn hóa cư dân nông nghiệp Đông Nam Á tắm mình trong nền văn hóa dân gian. Tín ngưỡng, lễ hội gắn liền với chu kỳ nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên. Cơ cấu của lễ hội bao gồm hai phần đó là Lễ và Hội đan xen hòa quyện vào nhau rất khăng khít. Ngoài ra lễ hội khu vực Đông Nam Á còn mang tính chất thống nhất cao như Tết cổ truyền ở các nước đều có với hình thức gần giống nhau và thời điểm cũng tương đương nhau.
c) Qua các văn bia, người ta biết rằng Đông Nam Á cổ xưa đã sử dụng chữ viết đươc du nhập từ Ấn Độ là chính. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử lâu dài việc sáng tạo ra chữ viết và quá trình cải tiến nó của các cư dân Đông Nam Á không phải là một sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình công phu và sáng tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực.
Nền văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á cũng rất phong phú và đa dạng về thể loại, đó là những truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, truyện trạng…mặc dù có chịu ảnh hưởng của văn học Hán và Ấn Độ song văn học Đông Nam Á vẫn mang được bản sắc riêng. Ngoài ra văn hóa Đông Nam Á còn rất nhiều bản sắc riêng biệt nữa như: Chiếc nhà sàn, Thích múa hát tập thể, hát đối…