Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là lí lẽ và dẫn chứng? Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
67.023
104
32
Nguyễn Diệu Hoài
08/03/2019 21:00:07
Cơ bản: lí lẽ và dẫn chứng nằm trong cách lập luận.
Lí lẽ: những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.
_ Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.
Dẫn chứng: là những minh hoạ, ví dụ cụ thể được diễn đạt = lời, nhằm khắc họa lại sự vật, sự việc để giúp bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn.
_ dẫn chứng: thường xen tự sự và miêu tả.
=> Lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
88
35
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/03/2019 21:02:18
- Lí lẽ là câu nói, câu viết của bạn để khẳng định hay phủ định điều gì đó.
- Dẫn chứng là cái được đưa ra để chứng minh làm cơ sở cho điều nói ra,viết ra
a) Mở bài
Các thông tin mà học sinh nên đề cập trong phần mở bài chung như sau:
– Giới thiệu về tác giả (không cần chi tiết, chỉ nêu vài nét). Nếu đề bài yêu cầu về tác phẩm thì không cần đề cập tỉ mỉ về tác giả.
– Các thông tin nên đưa vào bài viết như: tên, thời điểm sáng tác, đặc sắc của tác phẩm…
– Nêu được các luận đề cần giải quyết.
b) Thân bài
– Bố cục sẽ theo các bước đó là: Luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2 – dẫn chứng thuyết phục người đọc.
– Nêu các nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ, đoạn trích. Nên phân tích rõ hơn các câu thơ hoặc dẫn chứng từ đoạn trích để làm rõ cái hay cái đẹp của bài thơ, đoạn trích.
– Để giúp cho bài văn có tính thuyết phục nhớ so sánh tác phẩm với các tác phẩm cùng thời điểm. Điều này làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc, giá trị nghệ thuật của chủ đề nghị luận (bài thơ, đoạn trích tác phẩm…)
– Nhớ vận dụng thêm các biện pháp phân tích, chứng minh, bàn luận…để làm rõ nhận định.
c) Kết bài
Dựa theo công thức:
– Tóm lại vấn đề đang trình bày
– Rút ra các kết luận về chủ đề nghị luận văn học.
– Ý kiến, bàn luận của cá nhân về chủ đề.
32
44
Quỳnh Anh Đỗ
09/03/2019 11:37:10
- Luận chứng : là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm. Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.
- Lí lẽ: những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình. Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.
-> Lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.
Dàn bài khái quát:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung can nghị luận và trích dẫn đề .
* Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.

II. Thân bài:
1.Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.
2. Biểu hiện
- Trong gia đình
- Trong nhà trường
- Trong xã hội
3.Vận dụng lí lẽ để kết luận vấn đề
- Trong cuộc sống vấn đề ấy quan trọng ntn, đúng hay sau ?, tại sao lại như vậy?
-( Khẳng định đó là bài học chân lí từ lâu đời, là truyền thống, kinh nghiệm.)
-( Nêu dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề từ trong thực tế, trong văn học, xã hội, gia đình, nhà trường.)
* Nếu vấn đề nghị luận vừa có yếu tố đúng vừa có yếu tố sai thì can nêu mặt hạn chế của đề ở điểm nào. Dẫn chứng.
4. Phân tích nguyên nhân của vấn đề
5. Phê phán hành vi sai trí về vấn đề ấy trong gia đình, nhà trường và xã hội.
6. Ý nghĩa và hành động đúng
- Vấn đề nghị luận là lời khuyên, lời phê phán, cảnh tỉnh.. lời ca ngợi, bài học đạo lí.
- Mún thực hiện được, ta phải làm gì?, đưa ra giải pháp, hđ chung.
7. Mở rộng vấn đề ( nếu có)
- Nêu quan niệm ngày nay, vấn đề đó can bổ sung, xem xét thêm điều gì?

III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×