1. Từ ghép là gì? Hai từ đơn lẻ trở lên ghép lại tạo thành một từ ghép. Có khi những từ đó đứng một mình không có nghĩa, cũng có khi là có nghĩa khác với cái nghĩa của từ ghép, từ ghép không bắt buộc phải chung nhau bộ phận vần.
Ví dụ từ “bảnh chọe”: bảnh và chọe ở đây nếu chúng đứng độc lập một mình thì đều không có nghĩa. Hoặc từ “thiếu nữ” gồm 2 từ có nghĩa ghép lại: thiếu là thiếu niên, biểu hiện độ tuổi; nữ là con gái biểu hiện giới tính.
Ví dụ: Xanh tươi, mát rượi, cổ kính …. Câu lạc bộ, vô tuyến điện … Vô tuyến truyền hình … Về nghĩa của các tiếng tạo thành từ ghép, có các trường hợp sau đây:
– Mỗi tiếng tách ra đều có nghĩa riêng rõ ràng. Ví dụ: “cổ kính” tiếng cổ có nghĩa rõ ràng, tiếng kính có nghĩa rõ ràng.
– Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: “bồ kết” Tiếng bồ không có nghĩa rõ ràng, Tiếng kết không có nghĩa rõ ràng.
– Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: “Mát rượi” tiếng mát có nghĩa rõ rang, tiếng rượi không có nghĩa rõ ràng.
2. Từ láy là gì? Từ láy là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa
Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu
– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…
-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh
– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được