LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em, vì sao chúng ta phải biết tôn sư trọng đạo? Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy cô giáo của mình?

1. ​​Theo em, vì sao chúng ta phải biết tôn sư trọng đạo?
Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy cô giáo của mình?
Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo còn tồn tại trong học sinh hiện nay?
Kể 1 tấm gương thể hiện lòng tôn sư trọng đạo mà em biết?

2. Vì sao trong cuộc sống chúng ta phải đoàn kết, tương trợ? Cho ví dụ chứng minh?
Em hãy cho ví dụ 1 câu danh ngôn nói lên sức mạnh của đoàn kết?
Dũng và Lâm chơi thân vs nhau. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra Lâm lại đưa bài của mình cho Dũng chép .
Theo em, việc làm của 2 bạn có phải là thể hiện sự đoàn kết, tương trợ không? Vì sao?

3. ​Chọn câu ca dao nói về tôn sư trọng đạo
A. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
B. Đi 1 ngày đàng, học một sàng khôn
C. Không thầy đố mày làm nên
D. Giơ cao đánh khẽ
E. Học thầy không tầy học bạn
F. Gương vàng rớt xuống hồ tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
G. Mồng 1 tết cha mồng 3 tết thầy.

4. Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao sau:
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã khôn lớn thế này
Cơm cha, áo mẹ, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

5. Giải thích ý nghĩa của câu ca dao sau:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

6. Có ý kiến cho rằng:"Nếu tự tin, chúng ta có thể làm bất cứ việc gì mà không cần đến sự góp ý, giúp đỡ của ai". Em có đồng ý vs ý kiến trên không? Hãy cho biết ý kiến của em?

7. Nếu em có người bạn thân không làm được bài trong giờ kiểm tra và nhờ em "giúp đỡ", em sẽ xử sự như thế nào?
8 trả lời
Hỏi chi tiết
3.541
8
0
L N N Nhi
12/10/2018 17:05:01
Câu 1:
+ Thầy cô là những người có công dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những bài học, kiến thức và hành trang để bước vào đời. Công ơn đó chúng ta không thể nào quên được. Nếu như cha mẹ có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng thì thầy cô có công ơn dạy dỗ, chỉ bảo ta thành người. Công cha- nghĩa mẹ- ơn thầy đó là đạo lý, là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của người dân Việt Nam chúng ta, vì vậy chúng ta cần phải biết tôn sư trọng đạo.
+ Là học sinh em sẽ thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy cô giáo của mình bằng cách:
- Vâng lời thầy cô giáo
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo
- Thăm hỏi khi thầy cô giáo đau ốm
- Giữ gìn kỉ luật trật tự khi thầy cô giáo giảng bài
- Trung thực khi làm bài kiểm tra
- Viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20-11
- Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa chữa
+ Một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay:
- Có thái độ vô lễ đối với thầy cô: gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ... Ra vào lớp không xin phép thầy cô giáo.
- Không làm bài tập và học bài cũ
- Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài
- Không thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra...
+ Tấm gương thể hiện lòng tôn sư trọng đạo:
Khang đã ra trường được 10 năm. Vào 1 ngày, Khang vô tình gặp thầy giáo cũ của mk. Mặc dù thấy ko nhớ Khang nhưng Khang vẫn lại chào hỏi và hỏi thăm thầy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
L N N Nhi
12/10/2018 17:17:14
Câu 2:
+ Chúng ta phải đoàn kết tương trợ vì:
- Sống đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý.
- Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn.
- Đoàn kết, tương trợ là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
+ Ví dụ 1 câu danh ngôn nói lên sức mạnh của đoàn kết:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
+ Việc làm của hai bạn Vũ và Lâm là sai, ko phải lak đoàn kết tương trợ. Giờ kiểm tra mỗi học sinh phải tự làm bài. đưa bài của mình cho Vũ chép trong giờ kiểm tra là vi phạm nội quy của nhà trường.
3
1
L N N Nhi
12/10/2018 17:20:12
Câu 3:
Câu ca dao nói về tôn sư trọng đạo:
A. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
C. Không thầy đố mày làm nên
F. Gương vàng rớt xuống hồ tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
G. Mồng 1 tết cha mồng 3 tết thầy.
3
0
L N N Nhi
12/10/2018 17:37:40
Ca dao dân ca giống như một làn gió mát của hương đồng nội thổi vào tâm hồn của mỗi con người chúng ta, và nuôi dưỡng tâm hồn ta bằng những đạo lí ở trên đời. Có rất nhiều thể loại câu ca dao ,nào là ca dao than thân, nào là nói về tình yêu thương con người, rồi cả uống nước nhớ nguồn. Đó đều là những phương tiện để cho ông cha ta có thể bộc lộ cảm xúc . Trong nhũng bài ca dao hay về tình nghĩa thì chúng ta không thể không kể tới bài ca dao sau:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Hai câu thơ đầu tiên là những dòng tâm sự của nhân vật “em”. Đó là sự hồi tưởng về sự trưởng thành từ khi em đang bé con cho đến khi trưởng thành khôn lớn. Hai chữ “cỏn con” thật là dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân mình nhỏ bé, chưa biết gì. Với sự đối lập giữa ngày nào và bây giờ, với hình ảnh cỏn con và lớn khôn , qua đó chúng ta thấy được sự đổi thay và trưởng thành của một con người. Sự thay đổi đó là cả một quá trình dài ,là sự dạy dỗ của cha mẹ, của nhà trường.
Giờ đây thân hình nhỏ bé đó đã trở thanh người lớn, biết suy nghĩ chín chắn, có sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Qua hai câu thơ trên tác giả còn thể hiện được tuổi thơ ngọt ngào của trẻ thơ với hai từ “cỏn con”. Nó gợi lên cho người đọc một tâm hồn ngây thơ của những đứa trẻ. Qua từ cỏn con thể hiện sự mộc mạc và chân thành trong ca dao Việt nam.
Còn với hai chữ “lớn khôn” thể hiện được sự trưởng thành của nhân vật em ở trong bài ca dao này. Nhân vật như đang tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với câu thơ trên. Nó có vẻ đúc kết và gọn nhẹ thế nhưng đằng sau sự khôn lớn đó là cả một quá trình nuôi nấng và dạy dỗ của mẹ cha.
Và hai câu thơ cuối cùng đã phần nào đã thể hiện được sự biết ơn đối với công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ và người thầy:
“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Nhân vật đã thể hiện được sự biết ơn của cha mẹ cô thầy đối với sự phát triển và quá trình trưởng thành của mình. Cha mẹ không chỉ là người sinh ra chúng ta mà còn có công nuôi dưỡng đối với chúng ta , cho dù nhọc nhằn vất vả như thế nào thì cha mẹ cũng không quản nhưng khó khăn nhọc nhằn đó mà nuôi con nên người . Bởi vậy mới có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Công lao dạy dỗ của cha mẹ không có gì có thể so sánh được, công cha thì như núi thái sơn , nghĩa mẹ thì như nước trong nguồn chảy ra, ví khi nào cho đầy được công dưỡng dục sinh thành, vậy nên nếu như không thể báo hiếu được thì đạo làm con cũng phải biết được công ơn to lớn đó.
Thứ hai nữa thì thầy cô cũng giống như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Những tri thức mà các thầy cô mang lại cho chúng ta đưa chúng ta tới những chân trời mới, có sự thành đạt về sau. Chính vì thế mà nhà nước mới cho rằng nhà giáo là nghề cao quý, là nghề trồng người cho đất nước.Và khi đã lớn lên thì chúng ta nghĩ tới những việc làm của mình để làm sao cho đạt được những mong ước của cha mẹ và thầy cô giành cho mình.
Qua đây thì chúng ta có thể thấy được rằng ca cao của chúng ta muôn màu muôn vẻ, nó không đơn giản mang lại cho chúng ta những cảm xúc và tình cảm đạolí mà còn nhắc nhở cho câu ca dao sau về đạo lí làm người. Bài ca dao này đã thể hiện được đạo lí uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
1
1
L N N Nhi
12/10/2018 17:39:05
Câu 4:
Ca dao dân ca giống như một làn gió mát của hương đồng nội thổi vào tâm hồn của mỗi con người chúng ta, và nuôi dưỡng tâm hồn ta bằng những đạo lí ở trên đời. Có rất nhiều thể loại câu ca dao ,nào là ca dao than thân, nào là nói về tình yêu thương con người, rồi cả uống nước nhớ nguồn. Đó đều là những phương tiện để cho ông cha ta có thể bộc lộ cảm xúc . Trong nhũng bài ca dao hay về tình nghĩa thì chúng ta không thể không kể tới bài ca dao sau:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Hai câu thơ đầu tiên là những dòng tâm sự của nhân vật “em”. Đó là sự hồi tưởng về sự trưởng thành từ khi em đang bé con cho đến khi trưởng thành khôn lớn. Hai chữ “cỏn con” thật là dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân mình nhỏ bé, chưa biết gì. Với sự đối lập giữa ngày nào và bây giờ, với hình ảnh cỏn con và lớn khôn , qua đó chúng ta thấy được sự đổi thay và trưởng thành của một con người. Sự thay đổi đó là cả một quá trình dài ,là sự dạy dỗ của cha mẹ, của nhà trường.
Giờ đây thân hình nhỏ bé đó đã trở thanh người lớn, biết suy nghĩ chín chắn, có sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Qua hai câu thơ trên tác giả còn thể hiện được tuổi thơ ngọt ngào của trẻ thơ với hai từ “cỏn con”. Nó gợi lên cho người đọc một tâm hồn ngây thơ của những đứa trẻ. Qua từ cỏn con thể hiện sự mộc mạc và chân thành trong ca dao Việt nam.
Còn với hai chữ “lớn khôn” thể hiện được sự trưởng thành của nhân vật em ở trong bài ca dao này. Nhân vật như đang tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với câu thơ trên. Nó có vẻ đúc kết và gọn nhẹ thế nhưng đằng sau sự khôn lớn đó là cả một quá trình nuôi nấng và dạy dỗ của mẹ cha.
Và hai câu thơ cuối cùng đã phần nào đã thể hiện được sự biết ơn đối với công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ và người thầy:
“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Nhân vật đã thể hiện được sự biết ơn của cha mẹ cô thầy đối với sự phát triển và quá trình trưởng thành của mình. Cha mẹ không chỉ là người sinh ra chúng ta mà còn có công nuôi dưỡng đối với chúng ta , cho dù nhọc nhằn vất vả như thế nào thì cha mẹ cũng không quản nhưng khó khăn nhọc nhằn đó mà nuôi con nên người . Bởi vậy mới có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Công lao dạy dỗ của cha mẹ không có gì có thể so sánh được, công cha thì như núi thái sơn , nghĩa mẹ thì như nước trong nguồn chảy ra, ví khi nào cho đầy được công dưỡng dục sinh thành, vậy nên nếu như không thể báo hiếu được thì đạo làm con cũng phải biết được công ơn to lớn đó.
Thứ hai nữa thì thầy cô cũng giống như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Những tri thức mà các thầy cô mang lại cho chúng ta đưa chúng ta tới những chân trời mới, có sự thành đạt về sau. Chính vì thế mà nhà nước mới cho rằng nhà giáo là nghề cao quý, là nghề trồng người cho đất nước.Và khi đã lớn lên thì chúng ta nghĩ tới những việc làm của mình để làm sao cho đạt được những mong ước của cha mẹ và thầy cô giành cho mình.
Qua đây thì chúng ta có thể thấy được rằng ca cao của chúng ta muôn màu muôn vẻ, nó không đơn giản mang lại cho chúng ta những cảm xúc và tình cảm đạo lí mà còn nhắc nhở cho câu ca dao sau về đạo lí làm người. Bài ca dao này đã thể hiện được đạo lí uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
3
1
L N N Nhi
12/10/2018 17:42:30
Câu 5:
Ông cha ta ngày xưa đã dặn:
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.​
Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng lên non” còn “ba cây chụm lại lên hòn núi cao”?
Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thí không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.
Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa.Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lí ,Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh ,Nhật ,Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.
Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không có lòng thương yêu đồng loại ,không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước , dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.
Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.
Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.​
thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn.
2
0
L N N Nhi
12/10/2018 17:44:22
Câu 6:
Em không đồng ý với ý kiến này vì tự tin giúp con người bền lòng hơn, vững tin với lập trường nhưng vẫn cần nghe theo người khác để đồng thời khắc phục.
1
1
Thùy Linh
12/10/2018 20:57:14
Câu 4 vs 5 rất dài và hay nhưng mình cần ngắn gọn cơ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư