Angkor Wat là ngôi đền và Angkor Thom,vốn là hòang thành của các triều đại xưa của người Khmer. Ang, nghĩa là người tu hành, Kor nghĩa là đất nước. Angkor là đất nước những người tu hành.
Nằm ở Tây Bắc Campuchia, Angkor, thủ đô của Đế quốc Khmer cổ đại có khả năng được lập vào khỏang thế kỷ thứ 9 sau CN bởi nhà vua Jayavarman II. Dù vậy, thành phố chỉ đạt đến đỉnh vinh quang vào thế kỷ 12 dưới triều các Vua Suryavarman II và Jayavarman VII. Công trình đẹp nhất và nổi tiếng nhất trong thành phố, ĐỀN ĐẾ THIÊN ĐẾ THÍCH, nằm cách Hoàng thành Angkor Thom do Vua Jayavarman sáng lập khỏang 1 cây số về hướng nam.
Angkor Thom với 12km chu vi, rộng mênh mông (Thom có nghĩa là lớn), là một quần thể kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng đá chồng lên nhau không có ximăng gắn kết. Có 5 cổng thành (chiến thắng, chào mừng, ma quỷ, thiệt hại và tướng quân). Từ cổng chính dẫn vào có 2 con rồng bằng đá khổng lồ dẫn vào bên trong, bên phải có các thiên thần ôm mình rồng, bên trái có ma quỹ cũng ôm mình rồng. Cả hai đang tranh giành nước trường sinh theo truyền thuyết Đạo Hinđu. Với 39 bậc dẫn lên thiên đàng. Từ đó Nữ thần Apsara xuất hiện ban nước bất tử làm nên một huyền thoại tuyệt đẹp và là niềm tự hào trong tâm tư mỗi thế hệ dân chúng. Apsara trở thành biểu tượng cho cái đẹp cái thiện của dân Cao Miên. Có nhiều con rồng bằng đá đặt được khắp nơi. Rồng 3 đầu chỉ tam bảo, rồng 5 đầu chỉ ngũ giới, Rồng 7 đầu chỉ 7 ngày trong tuần, rồng 9 đầu chỉ bát chánh đạo. Đền Tapromh, nơi Hollywood chọn làm bối cảnh quay bộ phim “bí mật ngôi mộ cổ” với rừng cây Knia và cây Tùng có những bộ rễ bao phủ xuống những tường thành đá rêu phong cổ kính.
Đền Angkor Wat được dâng hiến cho Thần Hinđu VISNHU bởi nhà vua Suryavarman, trị vì giữa những năm 1131 và 1150 sau CN. Đền được xây trong một thời gian trên 30 năm và điển hình cho một số trong các mẫu hình đẹp nhất của nghệ thuật Khmer và Hinđu (Ấn Độ cổ).
Trải dài trên một bề mặt khoảng 81 hecta (8.100 m2), khu công trình liên hợp gồm có 5 tháp (ngày nay ta thấy nêu trên cờ tổ quốc của Campuchia). Những ngọn tháp nầy được cho là tượng trưng năm đỉnh của núi MERU, nơi ở của các Vị Thần và Trung Tâm của Thế giới Hinđu. Angkor Wat làm nổi bật bức phù điêu liên tục dài nhất thế giới,chạy dài bên ngòai các bức tường hành lang, thuật lại những câu truyện về Thần thọai Hinđu.
Đây là công trĩnh vĩ đại, làm bằng đá xếp lên nhau với 3 tầng, sức người đưa từng tảng đá từ xa đến, kỷ thuật ghép đá, nghệ thuật chạm trổ nằm ngoài sức tưởng tượng của người dân đương thời nên họ coi đây là công việc của Thượng đế. Vì thế, Angkor wat còn có tên là Đế Thiên Đế Thích. Với sự tàn lụi của Đế quốc Khmer cổ, Angkor Wat được biến thành một ngôi đền Phật giáo và liên tục được duy trì, chính điều ấy đã giúp bảo quản nó. Vào năm 1992,Ủy Ban Di Sản Thế Giới của UNESCO đã công bố công trình này cùng vời toàn bộ thành phố Angkor là di sản văn hoá thế giới.