Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.061
4
3
trần lan
27/11/2016 15:21:27
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Vai trò của thực tiễn với nhận thức:
Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.

Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người tất yếu phải tác động vào các sự vật, hiện tuợng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tuợng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành nên các lý thuyết khoa học. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí mà toán học đã ra đời và phát triển. Hoặc sự xuất hiện học thuyết mácxít ở những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ. Ngay cả những thành tựu khoa học mới đây, nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra đời từ chính hoạt động thực tiễn, từ nhu cầu đòi hỏi phải chữa trị những căn bệnh nan y và từ nhu cầu tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người... Có thể nói, suy cho cùng không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Do đó, nếu thoát ly thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của minh. Cùng vĩ thế, chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nếu nó xa rời thực tiễn.

Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con nguời ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgích không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng "nối dài" các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.

Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Điều này có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. C.Mác đã từng khẳng định: "Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý".

Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Nhấn mạnh vai trò đó của thực tiễn, V.I.Lênin đã cho rằng "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kểt thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại,nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì chỉ là lý luận suông. Ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.

Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội
Đây là các hoạt động gắn liền giữa thực tiễn và giáo dục. Để cho chúng luôn song hành cùng nhau, không tách rời nhau. Khi 2 hoạt động này gắn liền với nhau. thì người đọc, học sẽ hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề.
Để có được lượng kiến thức luôn theo kịp thời đại để làm việc, học tập, phát triển thì thực tiễn phải gắn liền với giáo dục và giáo dục cũng phải dựa vào thực tiến mà thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×