Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

05/02/2018 08:11:24

Thuyết minh món bánh pía Sóc Trăng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
8.864
40
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
05/02/2018 08:14:53
Nhắc đến Sóc Trăng, chắc hẳn không ít người nghĩ ngay đến một loại đặc sản mang tên bánh Pía.
Bánh pía hay còn gọi là Bánh lột da là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng trong đó nổi tiếng nhất là bánh pía Vũng Thơm. Bánh pía bắt nguồn từ người Hoa di cư sang Việt Nam vào nhứng năm cuối thế kỷ 17, đây là loại lương thực giúp họ vượt qua những ngày khó khăn cơ cực, và dần dần, chiếc bánh Pía trở thành loại bánh đặc trưng mang đậm hương vị của vùng Tây Nam Bộ.
Bánh Pía được làm chủ yếu từ đậu xanh, khoai môn, lòng đỏ trứng muối, bột mì và quan trọng nhất là từng múi sầu riêng hòa quyện trong từng chiếc bánh tạo nên hương vị đặc trưng của loại bánh này.
Còn được gọi là bánh lột da vì có nhiều lớp da chồng lên nhau tạo nên vỏ bánh, thưởng thức chiếc bánh, ta sẽ ấn tượng ngay từ lớp vỏ này,bao gồm nhiều lớp da mỏng nhưng không rời rạc cùng nhau ôm ấp phần nhân bánh dẻo thơm, tất cả đều có chung một mục tiêu là bảo vệ viên ngọc minh châu – lòng đỏ trứng.
Bánh Pía Sóc Trăng có vị ngọt nhẹ của đậu xanh và vị bùi của sầu riêng và đậm đà của trứng, lớp vỏ bánh mềm dẻo, mỏng manh nhưng đoàn kết ôm lấy nhân bánh thơm ngọt bên trong. Thưởng thức bánh pía cùng một tách trà nóng mới thấy hết được giá trị của loại bánh này, vị đăng đắng, thanh tao của trà làm bật dậy hương thơm, vị ngọt bùi lan ra trên đầu lưỡi…
Bánh pía chiếc bánh không chỉ mang trong mình tinh túy của vùng đất Tây Nam Bộ, mà còn mang đậm triết lý của bậc quân tử, dù bề ngoài mỏng manh, nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh phi thường, đó làm mầm sống. Đó như một thông điệp nhắc nhở người Hán rằng, dù đi đâu, dù gặp phải chông gai vẫn phải tiếp tục, cùng nhau xây dựng giống nòi, cùng nhau hướng tới bậc minh quân.
Sự nồng nàn, đôn hậu của của người gốc Hoa ở miền Tây, tất cả đều được thể hiện sâu sắc trong thứ đặc sản không thể chối được. Đến với Sóc Trăng, đều mà bạn thu được không chỉ là nét văn hóa Chùa Miên, Chùa Dơi, những chuyến đi miệt vườn sinh động, những chuyến du ngoạn trên miền sông nước Cửu Long, mà còn là món quà dành tặng người thân đầy ý nghĩa này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
35
6
Quỳnh Anh Đỗ
05/02/2018 16:44:38
Nhắc đến hương vị ngọt ngào của miền Tây Nam Bộ, người ta không thể không nhắc đến bánh Pía. Món bánh này đã trở thành đặc sản nổi tiếng Sóc Trăng nói riêng và miền Nam nói chung.
Du khách đến Sóc Trăng sẽ có dịp nhìn thấy những chiếc bánh đẹp mắt và thơm ngon trên dọc các con đường của tỉnh. Đó là bánh pía, loại bánh đặc sắc với vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng. Nó chính đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.
Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da. Bánh pía hình tròn, dẹt, có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân đậu xanh (hoặc khoai môn, mứt các loại) mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối...
Theo lời kể của người dân, bánh pía Sóc Trăng xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ 17, theo chân những người Hán di cư đến phương Nam, chiếc bánh này khi đó là lương thực để ăn dọc đường. Đầu tiên, bánh được làm khá đơn giản: vỏ ngoài là bột mì cán thành da mỏng bao quanh nhân ở bên trong. Nhân gồm có đậu xanh và mỡ heo.
Do có nguồn gốc từ Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam nên bánh pía cũng có ít nhiều những thay đổi cho phù hợp với điều kiện bản địa. Chẳng hạn như người dân Nam Bộ đặc biệt ưa thích mùi thơm nặng của trái sầu riêng. Do vậy bánh được bổ sung và "biến tấu" thêm mùi vị và từ đó đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Sầu riêng khi tách hạt lấy thịt trộn mỡ heo xắt sợi làm nên những mùi vị tuyệt vời của bánh.
Chiếc bánh pía nhìn từ bên ngoài có màu vàng cam. Xẻ chiếc bánh làm đôi, chiếc bánh như vành trăng bán nguyệt ẩn vào bên trong là màu đỏ rực của lòng đỏ trứng gà, mùi sầu riêng dậy lên như mời gọi làm cho chiếc bánh pía trông đã ngon lại càng ngon hơn.
Được kết hợp hài hòa từ các nguyên liệu khác nhau, bánh pía Sóc Trăng đem lại cho thực khách một cảm giác rất đặc biệt: sự mềm, dẻo của lớp vỏ bánh; vị bùi bùi của khoai môn hay đậu xanh, vị ngọt thơm của hương sầu riêng, vị mặn và chút béo ngậy của trứng muối...
Sở dĩ bánh pía trở thành món quà đặc trưng của xứ Sóc Trăng vì nhiều nơi khác cũng làm loại bánh này nhưng bánh pía Sóc Trăng mang hương vị rất riêng. Cũng là vỏ bột mì, nhân đậu xanh hoặc khoai môn tán nhuyễn trộn với sầu riêng hay mỡ heo xắt sợi, lòng đỏ trứng vịt muối nhưng bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt, không quá béo, khiến người thưởng thức ăn hoài không ngán. Lớp vỏ bánh pía Sóc Trăng không khô cứng mà mềm dẻo, mịn màng ôm lấy nhân bánh thơm ngọt phía trong.
Nhân bánh có nhiều loại, phổ biến nhất là nhân khoai môn, nhân đậu xanh, sầu riêng. Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo khá hấp dẫn.
Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để nhằm giữ được lâu. Hột vịt muối đặt giữa nhân, người ta chỉ chọn lấy lòng đỏ. Sau khi cho nhân vào vỏ bánh, người ta thoa bên ngoài vỏ bánh lòng đỏ trứng muối và đưa vào lò nướng.
Mùi thơm của bánh được tạo nên từ những trái sầu riêng tươi ngon được tuyển chọn kỹ càng. Những ưu điểm của bánh pía Sóc Trăng hoàn toàn được tạo nên từ sự cần cù lao động của người thợ bánh, từ việc cán bột làm vỏ bánh sao cho nhuyễn mịn đến việc chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất làm nhân, xắt mỡ thật nhuyễn và tỉ mỉ nắn thành những chiếc bánh đều tăm tắp.
Bánh pía Sóc Trăng được ăn kèm với trà nóng thì không gì tuyệt bằng. Cắn một miếng bánh, hớp một ngụm trà, bạn sẽ cảm thấy độ ngọt của bánh hòa cùng vị đắng của trà tan ra nơi đầu lưỡi. Thú ẩm thực tao nhã này đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Sóc Trăng.
Hầu như ở tất cả các con đường, các trung tâm thị trấn, huyện lỵ của tỉnh Sóc Trăng đều có cửa hàng bán loại bánh đặc sản này. Theo kiểu đóng gói truyền thống, mỗi phong bánh pía Sóc Trăng gồm bốn cái, gói theo hình trụ. Ngày xưa, bánh thường được gói bằng giấy khá đơn giản.
Ngày nay, những phong bánh pía Sóc Trăng vẫn giữ hình trụ truyền thống nhưng được bảo quản trong hộp để giữ "dáng" bánh, bao bì vẫn là hai màu đỏ - vàng nhưng rực rỡ và chuyên nghiệp hơn, với các thông số về tiêu chuẩn chất lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng...
Hiện tại, Sóc Trăng có gần 40 lò chuyên sản xuất bánh pía với sản lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lò bánh và cửa hàng buôn bán tập trung đông nhất tại thị tứ Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) và An Trạch (nằm trên Quốc lộ 1), cách trung tâm thành phố Sóc Trăng vài cây số về hướng Cần Thơ.
Một khi đã đến Sóc Trăng, du khách không thể bỏ qua những chiếc bánh pía ngọt ngào này. Vừa làm quà biếu, vừa là để thưởng thức sự tinh tế trong ẩm thực của mảnh đất nơi đây. Thật tuyệt vời cho một chuyến du lịch đúng không?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư