Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về Ao Bà Om

4 trả lời
Hỏi chi tiết
10.393
31
10
Nguyễn Công Tỉnh
07/01/2018 12:05:55
Ao Bà Om là một trong những danh thắng ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, tọa lạc tại khóm 3, phường 8, thị xã Trà Vinh, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 5 km về phía Tây. Với diện tích mặt nước khoảng 39.000 m2, khí hậu mát mẻ quanh năm, xung quanh ao có những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như Sao, Dầu có rễ nổi lên mặt đất trông rất đẹp mắt, mặt nước dưới ao phẳng lặng, có một lớp những hoa sen, hoa súng, những đàn cá tung tăng bơi lội, những chú vịt trời (Le le) cũng tụ họp về đây sinh sống tạo nên một phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Ao có dạng hình vuông nên người ta còn gọi là Ao Vuông.Trong dân gian có nhiều truyền thuyết khác nhau về lịch sử hình thành của Ao Bà Om, trong số đó thì truyền thuyết về “cuộc thi thố đào Ao” của một nhóm nam và một nhóm nữ trong làng được nhiều người chấp nhận nhất .
Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa, nam nữ muốn lấy nhau nhưng không bên nào chịu ngỏ lời trước vì phải chịu một khoảng chi phí rất lớn cho việc mua sắm lễ vật và tổ chức đám cưới cho cả hai họ. Và thế là nhân lúc hạn hán, dân làng bị thiếu nước dùng, Mẹ Sóc nghĩ ra cách cho nam nữ trong làng thi nhau đào ao để lấy nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày với quy ước chỉ đào trong một đêm, bắt đầu từ lúc trời tối và khi nào sao Mai mọc ở hướng Đông thì kết thúc, nếu bên nào đào xong với diện tích lớn hơn và sâu hơn thì bên đó thắng cuộc, bên thua cuộc phải đi hỏi cưới bên thắng cuộc.
Sau khi thống nhất hai bên tiến hành đào ao, bên nữ do Bà Om chỉ huy đã nghĩ ra cách là khi trời vừa tối Bà cho bày tiệc thết đãi, phục vụ rượu cho quý ông. Riêng ở bên nam ỷ lại vào sức mạnh của mình, xem thường sự yếu đuối của phái nữ nên không chú tâm đến việc đào ao mà chỉ mải mê uống rượu, đến nửa đêm khi phái nam đã ngà say, Bà Om cho treo ngọn đèn trên cây thật cao, các ông cứ ngỡ là sao Mai đã mọc lên, nên đi về. Bà Om vẫn chỉ huy phái nữ tiếp tục đào ao và hoàn thành tốt công việc của mình cho đến khi sao Mai mọc thật sự mới về, kết quả là phái nữ đã thắng cuộc. Kể từ đó, người ta lấy tên của Bà Om đặt cho địa danh Ao Bà Om. Và truyền thống nam đi cưới nữ cũng bắt đầu từ đây. Thắng cảnh Ao Bà Om, Chùa Âng, Nhà bảo tàng văn hoá dân tộc Khmer là nơi thu hút hàng trăm ngàn du khách đến tham quan, cắm trại, vui xuân, nhất là vào dịp lễ hội như: Lễ hội Ok Om Bok, ngày Tết Nguyên Đán hàng năm,
(Ao Bà Om và Chùa Âng được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá vào tháng 8 năm 1994).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
25
4
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
07/01/2018 12:08:00
Từ lâu, ao Bà Om đã là niềm tự hào của người dân Trà Vinh. Bên cạnh ao là ngôi chùa Âng, ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, và Bảo tàng văn hoá Khmer cũng được đặt ở đây.
Trà Vinh nổi tiếng là vùng đất có bề dày truyền thống cách mạng, là một trong những địa phương có nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật của khu vực phía Nam. Ao Bà Om là nơi mang nhiều dấu ấn huyền thoại của thời cha ông khai phá, gầy dựng đất phương Nam.
Ao Bà Om còn có tên gọi khác là Ao Vuông, cách trung tâm tỉnh khoảng 5km, thuộc khóm 4 phường 8, thị xã Trà Vinh.
Khuôn viên Ao Bà Om có diện tích hơn 100.000 m2, trong đó phần mặt ao gần 43.000 m2. Bao bọc xung quanh trên bờ ao có gần 500 cây cổ thụ, đa số là cây sao, cây dầu hàng trăm năm tuổi, có rễ trồi lên mặt đất thành những hình thù kỳ vĩ.
Di tích bước ra từ truyền thuyết của người Khmer
Đến nay, người dân Trà Vinh vẫn không biết chính xác Ao Bà Om hình thành từ khi nào nhưng có hàng chục truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác nói về Ao Bà Om. Trong đó, dưới đây là câu chuyện được nhiều người nhắc nhất.
Theo lời kể, lúc bấy giờ, vùng đất Trà Vinh hằng năm cứ đến mùa hạn thì nước ngọt rất khan hiếm. Ruộng rẫy khô cằn, cây cỏ vàng úa. Đời sống bà con vùng đất này lầm than khôn cùng. Một ông hoàng trấn nhậm trong vùng bèn quy tụ bà con lại để đào ao giữ nước ngọt.
Cùng lúc đó, trong vùng xảy ra một vụ “tranh chấp” khó giải quyết: đàn ông và đàn bà, ai phải đi cưới ai? Ai phải chịu mọi phí tổn trong lễ cưới? Ông hoàng nhân dịp này chia ra hai bên nam nữ tổ chức một cuộc thi đào ao. Ao bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì sẽ thắng cuộc, bên thua sẽ phải đi cưới. Trời vừa tắt nắng, hai bên chia nhau đào ao. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om, một phụ nữ Khmer chỉ huy, thấy không thể kình được sức đàn ông nên bên nữ dùng “kế”: Họ vừa đào vừa ca múa để các chàng bỏ việc mà chạy sang rình xem. Nửa đêm, bà Om cho chặt một cây tre thật dài, treo ngọn đèn lồng rồi đem cắm ở hướng Đông. Theo giao hẹn là khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc, khi bên nam thấy ngọn đèn tưởng là sao Mai nên họ rủ nhau về nghỉ. Trong lúc đó bên nữ đào đến sáng và xong việc trước. Bên nam thua cuộc trong sự “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om.
Di tích lịch sử cấp quốc gia
Ao Bà Om được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1994 và thuộc loại hình danh lam thắng cảnh độc đáo. Đây là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách khi đến Trà Vinh. Đây cũng là nơi hàng năm diễn ra các lễ, hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ như Chôl-chnăm-thmây, Sen Đôn ta, Ok-om-bok…
Từ lâu, ao Bà Om đã là niềm tự hào của người dân Trà Vinh. Bên cạnh ao là ngôi chùa Âng, ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, và Bảo tàng văn hoá Khmer cũng được đặt ở đây. Quần thể “bộ ba”: ao Bà Om, chùa Âng và Bảo tàng văn hoá Khmer được xác định là địa điểm du lịch hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
Ao Bà Om là một ao nước trong phẳng lặng, nếu đến đúng mùa thì ao còn được tô điểm bởi những bông sen hồng, bông súng đỏ lãng mạn.
Khí hậu tại Ao Bà Om mát mẻ quanh năm nên được người dân Trà Vinh đặt tên là Đà Lạt thứ hai. Bao bọc quanh ao là những cây sao, dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi phủ tán rợp cả vùng, tạo nên cảnh quan vừa thanh nhã, vừa mát lành. Những cây sao, cây dầu này có bộ rễ khổng lồ nổi trên mặt đất, tạo thành nhiều hình thù kỳ lạ. Có bộ rễ lớn đến nỗi có thể tạo thành cái hang độc nhất vô nhị, trẻ con có thể chui vào vui chơi. Lại có bộ rễ cây trở thành ghế ngồi nghỉ chân của khách.
Sau những ngày làm việc mệt nhọc hay giữa bộn bề phố thị, khách du lịch sẽ được trải nghiệm cảm giác thanh bình, yên ã khi đến tham quan thắng cảnh Ao Bà Om để ngắm nhìn hàng trăm cây cổ thụ tỏa bóng mát bên hồ nước rộng lớn. Trong đó có những cây cổ thụ rễ trồi lên khỏi mặt đất tạo nên bức tranh đặc biệt mà tạo hóa đã ban tặng cho thắng cảnh này.
10
6
Quỳnh Anh Đỗ
07/01/2018 20:07:22
Ao Bà Om còn có tên gọi khác là Ao Vuông, cách trung tâm tỉnh khoảng 5km, thuộc khóm 4 phường 8, thị xã Trà Vinh.
Khuôn viên Ao Bà Om có diện tích hơn 100.000 m2, trong đó phần mặt ao gần 43.000 m2. Bao bọc xung quanh trên bờ ao có gần 500 cây cổ thụ, đa số là cây sao, cây dầu hàng trăm năm tuổi, có rễ trồi lên mặt đất thành những hình thù kỳ vĩ.
Di tích bước ra từ truyền thuyết của người Khmer
Đến nay, người dân Trà Vinh vẫn không biết chính xác Ao Bà Om hình thành từ khi nào nhưng có hàng chục truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác nói về Ao Bà Om. Trong đó, dưới đây là câu chuyện được nhiều người nhắc nhất.
Theo lời kể, lúc bấy giờ, vùng đất Trà Vinh hằng năm cứ đến mùa hạn thì nước ngọt rất khan hiếm. Ruộng rẫy khô cằn, cây cỏ vàng úa. Đời sống bà con vùng đất này lầm than khôn cùng. Một ông hoàng trấn nhậm trong vùng bèn quy tụ bà con lại để đào ao giữ nước ngọt.
Xung quanh hồ có đến gần 500 cây cổ thụ
Cùng lúc đó, trong vùng xảy ra một vụ “tranh chấp” khó giải quyết: đàn ông và đàn bà, ai phải đi cưới ai? Ai phải chịu mọi phí tổn trong lễ cưới? Ông hoàng nhân dịp này chia ra hai bên nam nữ tổ chức một cuộc thi đào ao. Ao bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì sẽ thắng cuộc, bên thua sẽ phải đi cưới. Trời vừa tắt nắng, hai bên chia nhau đào ao. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om, một phụ nữ Khmer chỉ huy, thấy không thể kình được sức đàn ông nên bên nữ dùng “kế”: Họ vừa đào vừa ca múa để các chàng bỏ việc mà chạy sang rình xem. Nửa đêm, bà Om cho chặt một cây tre thật dài, treo ngọn đèn lồng rồi đem cắm ở hướng Đông. Theo giao hẹn là khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc, khi bên nam thấy ngọn đèn tưởng là sao Mai nên họ rủ nhau về nghỉ. Trong lúc đó bên nữ đào đến sáng và xong việc trước. Bên nam thua cuộc trong sự “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om.
Không khí mát quanh năm nên ở đây được ví là Đà Lạt 2
Di tích lịch sử cấp quốc gia
Ao Bà Om được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1994 và thuộc loại hình danh lam thắng cảnh độc đáo. Đây là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách khi đến Trà Vinh. Đây cũng là nơi hàng năm diễn ra các lễ, hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ như Chôl-chnăm-thmây, Sen Đôn ta, Ok-om-bok…
Từ lâu, ao Bà Om đã là niềm tự hào của người dân Trà Vinh. Bên cạnh ao là ngôi chùa Âng, ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, và Bảo tàng văn hoá Khmer cũng được đặt ở đây. Quần thể “bộ ba”: ao Bà Om, chùa Âng và Bảo tàng văn hoá Khmer được xác định là địa điểm du lịch hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
Ao Bà Om là một ao nước trong phẳng lặng, nếu đến đúng mùa thì ao còn được tô điểm bởi những bông sen hồng, bông súng đỏ lãng mạn.
Khí hậu tại Ao Bà Om mát mẻ quanh năm nên được người dân Trà Vinh đặt tên là Đà Lạt thứ hai. Bao bọc quanh ao là những cây sao, dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi phủ tán rợp cả vùng, tạo nên cảnh quan vừa thanh nhã, vừa mát lành. Những cây sao, cây dầu này có bộ rễ khổng lồ nổi trên mặt đất, tạo thành nhiều hình thù kỳ lạ. Có bộ rễ lớn đến nỗi có thể tạo thành cái hang độc nhất vô nhị, trẻ con có thể chui vào vui chơi. Lại có bộ rễ cây trở thành ghế ngồi nghỉ chân của khách.
Sau những ngày làm việc mệt nhọc hay giữa bộn bề phố thị, khách du lịch sẽ được trải nghiệm cảm giác thanh bình, yên ã khi đến tham quan thắng cảnh Ao Bà Om để ngắm nhìn hàng trăm cây cổ thụ tỏa bóng mát bên hồ nước rộng lớn. Trong đó có những cây cổ thụ rễ trồi lên khỏi mặt đất tạo nên bức tranh đặc biệt mà tạo hóa đã ban tặng cho thắng cảnh này.
24
12
Diễm Trang
09/01/2018 13:18:45
Đến Trà vinh ngoài thưởng thức những đặc sản ngon lạ. Chúng ta không thể nào bỏ qua những cảnh đẹp hoang sơ nhưng đầy sức hấp dẫn, một trong số đó có ao Bà Om- một thắng cảnh nổi tiếng ở Trà Vinh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K