LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một lễ hội ở Nghệ An

5 trả lời
Hỏi chi tiết
7.015
8
2
Quỳnh Anh Đỗ
07/02/2018 18:47:37
Diễn Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Văn Thụy, Cao Xuân Dục.. mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Theo thống kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã có tới 13 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là Đền Cuông nơi gắn liền với Thục An Dương Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A. Đền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.
Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó...
Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “... Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).
Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này. Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…
Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi...
Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…
Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu)... Đến với Đền Cuông là đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
4
Su Bi Ka
07/02/2018 18:49:33
Diễn Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Văn Thụy, Cao Xuân Dục.. mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Theo thống kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã có tới 13 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là Đền Cuông nơi gắn liền với Thục An Dương Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A. Đền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.
Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó...
Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “... Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).
Đền Cuông - sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này. Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…
Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi...
Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…
Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu)... Đến với Đền Cuông là đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.
7
1
Su Bi Ka
07/02/2018 18:50:30
Lễ hội Làng Vạc – Nghệ An
Cứ mỗi độ Xuân về, Thị Xã Thái Hòa lại tổ chức lễ hội Làng Vạc để nhân dân trong vùng và du khách muôn phương về dâng hương tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân khai dân lập ấp từ thuở hồng hoang, khai sinh ra vùng đất Phủ Quì. Năm nay, Lễ hội Làng Vạc được tổ chức trong 3 ngày (11 đến 13/3). Hàng ngàn người các dân tộc trên địa bàn và các vùng lân cận đã về tham gia lễ hội. Trong phần lễ, có lễ rước Vạc đồng. Hội rước đông vui, trống dong cờ mở, đồng bào các dân tộc mặc những trang phục truyền thống dân tộc mình bằng vải thổ cẩm hoa văn rực rỡ. Những cô gái Thổ, Thái, Thanh xúng xính trong những trang phục rực rỡ sắc màu, những cô gái Kinh thướt tha tà áo dài tham gia Hội rước Vạc đồng, đây là nét độc đáo của lễ hội làng Vạc. Sau lễ rước là lễ tế tại đền được tổ chức tôn nghiêm, thành kính theo lễ nghi truyền thống được các cụ cao niên trong làng thực hiện, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được ấm no, hạnh phúc và ngày càng phát triển. Phần hội náo động, tấp nập. Sau ba hồi trống khai hội của Chủ tịch UBND thị xã Thái Hòa Lê Phúc Ân, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, chọi gà, đấu võ, cờ thẻ, cờ bàn, hội vật,… được mở ra rộn ràng với đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Các cuộc thi đặc sắc như: thi hội cồng chiêng, thi người đẹp làng Vạc, thi kéo co, đẩy gậy nam, nữ, đấu võ, thi vật, bóng chuyền nam, nữ, cắm trại… Sau đó mọi người cùng vui vẻ bên chóe rượu cần. Lễ hội Làng Vạc còn có hội diễn văn nghệ quần chúng với các tiết mục tự biên tự diễn độc đáo của các bản làng, phường xã như: múa cồng chiêng, khắc luống, các tiết mục múa hát truyền thống, hiện đại ca ngợi quê hương đất nước, thể hiện rõ bản sắc văn hóa đặc trưng vùng Phủ Quỳ, một đô thị trẻ năng động trên miền tây đang chuyển mình vươn lên. Hơn 10 năm phục dựng và tổ chức, lễ hội Làng Vạc càng phong phú đa dạng, thu hút ngày càng nhiều du khách, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân trong vùng và trở thành điểm hội tụ của các cộng đồng dân tộc. Đặc biệt năm nay khu đền đã được xây dựng khang trang, có thêm khu trưng bày hiện vật cổ làng Vạc, đã có nhiều người dân trong vùng đã tự nguyện đem hiện vật sưu tầm được đến trưng bày tại đền.
7
0
Su Bi Ka
07/02/2018 18:51:08
Đặc sắc Lễ hội Đền Quả (Nghệ An)
Đền Quả Sơn (hay còn được gọi là Đền Quả, Đền Mượu) tọa lạc dưới chân núi Quả, nay thuộc xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương. Tòa đền có tuổi thọ ngót gần một ngàn năm, được trùng tu nhiều lần, đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa uy nghi, tôn nghiêm, có quy mô khá đồ sộ trong một khuôn viên rộng lớn và rất đẹp mắt. Đền Quả Sơn không chỉ nổi tiếng bởi giá trị nghệ thuật, quy mô to lớn và linh thiêng, mà còn bởi đây là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - Tri châu Nghệ An, người có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia Đại Việt dưới triều đại nhà Lý. Theo thần phả Đền Quả Sơn và nhiều tư liệu lịch sử khác, Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Năm 1039, ông được triều đình cử vào Nghệ An lo việc thu thuế. Đến tháng 11/1041, triều đình xuống chiếu cho Uy Minh Vương làm Tri châu Nghệ An. Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, ông đã có nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, giữ vững trật tự an ninh, thu phục nhân tâm... biến vùng biên viễn rộng lớn phía nam của đất nước thành một căn cứ địa vững chắc, phồn vinh, hậu thuẫn cho nhiều triều đại về sau. Để tưởng nhớ vị Tri châu đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, ngoài đền thờ chính đặt tại núi Quả (xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương) người dân xứ Nghệ đã lập nhiều đền đài, miếu mạo để thờ tự và đời đời ghi nhớ công ơn của ông. Tác giả cuốn "Việt điện u linh tập" đã khẳng định Ngài "là phúc thần của cả châu". Hiện nay, trên đất Nghệ Tĩnh có trên 30 điểm lập đền thờ Lý Nhật Quang làm Thành hoàng. Trải qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã được gia phong nhiều tước hiệu cao quý. Bên cạnh việc xây dựng, tôn tạo Đền và tổ chức tế tự chu đáo, từ lâu nhân dân trong vùng được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Nhà nước đã tổ chức Lễ hội Đền Quả Sơn rất linh đình và trọng thể. Theo truyền thuyết dân gian, tướng quân Lý Nhật Quang đi đánh giặc, trên đường lui quân được Bà Bụt (hiện hình cô hàng nước ven sông) chỉ cho đất huyết thực ngàn năm, sau khi hiển thánh, Uy Minh Vương nhớ ơn nên có Lễ tạ ơn này. Lúc đầu lễ hội được tổ chức hàng năm, về sau dân xã thấy cần phải chuẩn bị thật chu đáo để tăng thêm phần trọng thể nên đã tổ chức đều kỳ: 3 năm 2 lần. Cũng có thể gọi đây là Lễ hội mừng Xuân, nhân dân trong vùng thay mặt cho nhân dân xứ Nghệ bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vị anh hùng thời dựng nước, Thành hoàng của xứ, đồng thời cũng là dịp đón Xuân bằng tinh thần thượng võ và những trò chơi dân gian truyền thống. Từ năm 1996, được sự giúp đỡ của ngành VHTT tỉnh Nghệ An, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương đã khởi công phục hồi lại Đền Quả Sơn trên chính vị trí ngày xưa. Ngày 12/02/1998, Bộ VHTT đã ra quyết định công nhận Đền Quả Sơn là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Từ năm 1998, Lễ hội Đền Quả Sơn được phục hồi, tổ chức với quy mô ngày càng lớn. Mỗi kỳ lễ hội đã thu hút hàng vạn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự. Việc phục hồi, tổ chức lễ hội Đền Quả Sơn là thể hiện một cách sâu sắc đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", khơi dậy tinh thần thượng võ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang sống ở mọi miền của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí, mở rộng giao lưu và thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Được sự nhất trí của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Thông báo số 2851/TB-SVHTTDL ngày 14/12/2009 và sự đồng ý của Ban Thường vụ huyện ủy Đô Lương, Lễ hội Đền Quả Sơn sẽ do UBND huyện Đô Lương chỉ đạo, tổ chức với sự tham dự trực tiếp của các xã Bồi Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn, Tràng Sơn và nhiều lực lượng khác trong toàn huyện. Bắt đầu từ ngày 17 tháng Giêng âm lịch, các hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức tại khuôn viên của đền. Tối 19, Hội diễn văn nghệ chào mừng Lễ hội và sau đó vào lúc 22 giờ, Lễ cáo yết được tổ chức tại Đền Quả Sơn và Chùa Bà Bụt. Lễ rước thần chính thức được bắt đầu từ 6 giờ ngày 20. Đầu tiên là Lễ xuất thần; tân lễ; lộn quân thủy bộ; sau đó là lễ rước với 2 cánh quân thủy, bộ. Trên đường rước bộ, tổ chức lễ bái hạ ở các làng Nhân Bồi, Tập Phúc, Phúc Hậu, Nhân Trung, Trạc Thanh và Phúc Yên. Việc bái hạ là việc làm thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, tri ân của nhân dân đối với Đức Thánh, cũng là một nét đặc sắc của Lễ hội Đền Quả Sơn. Lễ tạ ơn ở chùa Bà Bụt với phần cổ lễ mang ý nghĩa tạ ơn. Cuối cùng là lễ rước kiệu Đức Thánh hồi cung trở về và lễ yên vị, kết thúc Lễ hội.
2
0
Su Bi Ka
07/02/2018 19:00:05
Nghệ An - Lễ hội Xăng Khan của đồng bào Thái
Từ rất xa xưa, tất cả các bản làng người Thái đều tổ chức lễ hội Xăng Khan, có thể nói đây là ngày hội có quy mô và ý nghĩa cộng đồng lớn nhất của đồng bào. Mỗi địa phương có thể gọi tên hội khác nhau, đồng bào Thái ở Nghệ An và Thanh Hóa gọi lễ hội này là Xăng Khan, một số nơi khác gọi là Kin chiêng boóc mạy, Hội Chá Chiêng... Nhưng dù gọi thế nào đi chăng nữa, mục đích và ý nghĩa của nó vẫn là ngày tạ ơn các ông mo đối với tổ tiên và những người thầy đã dạy cách bốc thuốc chữa bệnh cứu vớt chúng sinh.
Cứ 3 hoặc 5 năm một lần vào khoảng tháng 11 Âm lịch, khi bắp ngô trên nương đã gùi hết về nhà, lúa ngoài đồng đã gánh hết về bản, hoặc tháng 2, tháng 3 Âm lịch của năm sau là tháng tốt, tháng lành, ở nhiều bản Thái mở hội Xăng Khan để chào mừng xuân mới và mong sức khỏe. Thời gian mở hội từ 2 đến 3 ngày.
Theo các bậc cao niên ở các bản làng đồng bào Thái thuộc huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong thì lễ hội Xăng khan có từ xa xưa. Thủa đó, “mặt đất còn như lá đa, bầu trời như nắp con ốc, rừng núi như dấu chân con gà”, Xăng khan đã được các thầy mo tổ chức. Vì mỗi ông mo được học mỗi thầy khác nhau; mỗi bản, mỗi vùng có điều kiện kinh tế, sinh hoạt khác nhau nên cách thức tổ chức lễ hội Xăng khan ở mỗi nơi cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, phần cơ bản trong lễ hội Xăng khan đều được các thầy mo thống nhất theo trình tự như sau:
Vào dịp đầu xuân mới, thầy mo chủ (mo môn) khơi vò rượu cần xin phép tổ tiên chọn ngày lành, tháng đẹp để tổ chức lễ hội Xăng khan. Sau khi chọn được ngày, mo chủ nhờ người nhà mang trầu, cau, rượu sang mời các mo bạn tới dự lễ. Số lượng mo bạn được mời giới hạn từ 8 đến 24 người (gồm cả mo ông và mo bà). Nếu mo bạn nhận lời thì gửi làm tin cho mo chủ một cái quạt và một chiếc khăn. Ngoài mời mo bạn, mo chủ còn mời một nhóm nam, nữ thanh niên khoẻ mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt đến giúp mo chuẩn bị đồ lễ cúng tế. Trước thời điểm mở hội 3 ngày, nhóm nam nữ thanh niên tập trung về nhà mo chủ. Ai đến trước sẽ được chọn làm người phụ trách: được theo mo chủ đi tìm cây làm hoa và được têm trầu, mời rượu các thầy mo bạn.
Trong lễ hội Xăng khan có một cây hoa to (xăng tan) được làm từ cây nứa già, cao chừng 3 mét. Trên cây nứa có chạm trổ nhiều hình chim, hoa và được khoan nhiều lỗ để cắm tượng trưng các loại hoa quả, muông thú. Hoa quả, muông thú được làm từ bấc cây tang, cây sắn hoặc ruột bầu phơi khô hay các hình vẽ trên giấy được nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng...Riêng loại hoa làm từ bấc cây tang thì được cắt thành từng mẩu dài chừng 2 – 3 cm, xâu vào sợi lạt nhỏ (đã được chẻ làm 2 -3 nhánh). ở phần ngọn các nhánh hoa, người ta gắn vào một bông hoa (được cắt từ cành dâu) để giữ các bông hoa phía trong không bị tuột khỏi cành, đồng thời để tạo ra một loại hoa khác gọi là tang chò. Một loại hoa khác được xâu vào sợi vải dài rủ từ ngọn cây xăng tan xuống đất gọi là xái mường (tượng trưng cho con đường thánh thần đi từ Mường Trời xuống trần gian dự lễ hội). Ngoài cây xăng tan, người ta còn dựng hai cây mía để nguyên lá và một cây xăng boọc (cây hoa thật) được cắm vào nhiều loại hoa rừng.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm, dân làng, họ hàng gần xa tập trung đến nhà mo chủ dự lễ. Vào khoảng 3 - 4 giờ sáng, sau lệnh của mo chủ, mọi người xúm lại dựng cây xăng tan lên chính gian giữa, sau đó dùng sợi vải buộc vào chum rượu. Dưới sự điều hành của mo chủ, mỗi mo bạn mở một vò rượu nhỏ để cúng thông báo cho ông, bà tổ tiên biết buổi hành lễ này chỉ là đi giúp, không phải việc tư. Mo chủ tay cầm quạt cúng, đầu đội khăn trắng, ngồi trên ngựa (bằng gối đệm) hành lễ. Bên cạnh mo chủ là hai chàng trai ngồi chúc rượu và hai người phụ trách trong trang phục váy áo truyền thống, đội hoa tang chò để thõng xuống như hai bím tóc của thiếu nữ. Sau khi mo chủ cúng báo cáo với tổ tiên lý do tổ chức lễ hội xong, các mo bạn bắt đầu hành lễ. Buổi hành lễ có 54 muột, mỗi muột là một trò diễn do mo chủ hoặc các mo bạn thể hiện gồm các tiết mục: quét nhà, chống nhà, chặt củi, làm rẫy, múa kiếm, ngồi vào kiềng sắt nóng đỏ, hút thuốc bằng bột ớt giã nhỏ.....Trong mỗi lễ, mỗi muột đều xuất hiện một nhân vật là thần linh từ Mường Trời xuống. Để chuyển muột, người ta gõ nhẹ 3 hồi 9 tiếng cồng theo lệnh của mo chủ và môn (người phụ trách công việc). Xen kẽ giữa các muột, người ta tổ chức đánh cồng, múa giã chày, múa tăng bula, hát điệu nhuôn, lăm, khắp, xuối...Mo chủ thể hiện điệu múa Xăng khan cùng các thiếu nữ. Khi múa, mo đi trước, các cô gái (xoã tóc, đội vòng kê - biểu tượng trinh nữ) đi theo sau che ô và thực hiện động tác giống mo: khi nghiêng mình, khi quay trái, quay phải. Một số thiếu nữ khác đeo lục lạc trên đôi bàn tay múa lượn vòng quanh cây hoa.
Các bài cúng của thầy mo trong lễ hội Xăng khan là những trường ca, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích bằng văn vần kể về thủa khai bản lập mường, về những người anh hùng dân tộc Thái, về cuộc sống của thần linh, ông bà, tổ tiên trên Mường Trời.
Xăng khan là ngày vui của họ hàng của bản mường, là dịp của gái trai gặp gỡ, là ngày để dân bản trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho mình. Không phải chỉ những người trong bản mà cả du khách thập phương, già có, trẻ có kéo về dự hội. Sau lễ cúng, dân làng múa hát xung quanh cây hoa, càng về khuya không khí hội càng nhộn nhịp với những trò diễn độc đáo hài ước đầy ắp tiếng cười, nhộn nhịp hơn là múa tập thể. Tất cả những người đến dự hội từ già đến trẻ đều vào cuộc múa, múa hết mình hoà lẫn trong âm vang nhộn nhịp của tiếng chiêng, trống, tiếng khua luống, tiếp dập của ống nửa (tẳng bù), tượng trưng cho sấm, mưa cho sự phồn thực với mong ước của một mùa màng tươi tốt. Hái hoa (Kếp boóc) là phần cuối của lễ hội Xăng Khan, chủ nhà là người trực tiếp hái hoa đem tặng cho mọi người, mỗi bông hoa là một phần thưởng tượng trưng cho bổng lộc và sự may mắn trong cuộc sống. Bằng lời hát chia tay thắm thiết hẹn kỳ hội sau gặp lại, và lúc này trời cũng vừa sáng, mọi người trở về tiếp tục với công việc hàng ngày của mình.
Lễ hội Xăng Khan là một lễ hội tín ngưỡng dân gian độc đáo của người Thái, góp phần thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhất là văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Thái nói riêng. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều bản làng Thái không còn lễ hội Xăng Khan nữa, nguyên nhân thì nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là con người và cách ứng xử của con người đối với lễ hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư