Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

22/02/2017 14:44:18

Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em

15 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
61.752
125
65
Phùng Việt Hoàng
22/02/2017 14:48:33
Quê em có rất nhiều lễ hội, đặc biệt nổi tiếng là hội Dâu
Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế ki XV.  Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào  mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấn no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật.  Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
90
32
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2017 14:53:50
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ôn. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra  nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng. 
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
35
14
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2017 14:54:52
​Lễ hội là tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tồ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế ki XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngàv mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấn no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hoá đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hoá ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hoá ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hoá dân tộc vào những ngày đầu xuân.
38
13
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2017 14:55:22
Dàn ý
Mở bài
Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Thân bài:
Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:
+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).
+ Địa điểm tổ chức lễ hội.
+ Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).
+ Chuẩn bị về địa điểm…
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.
+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.
+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

Chú ý: bài văn viết đúng với phong cách của văn thuyết minh, có thể kết hợp thêm các yếu tố miêu tả (đặc điểm, tiến trình của lễ hội), biểu cảm (nêu cảm nhận về ý nghĩa của lễ hội); trình bày sạch đẹp, logic.
42
17
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2017 14:55:40
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
22
22
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2017 14:56:14
Tháng giêng là tháng ăn chơi... và cũng là mùa lễ hội. Suốt một dải làng quê từ bắc sông Hồng vắt ngang sông Đuống lần lượt mở hội làng. Từ xa, đã có thể thấy thấp thoáng bóng cờ đuôi nheo ngũ sắc và vẳng nghe tiếng trống giục giã, khi khoan, lúc đổ dồn.

Hấp dẫn hơn cả vẫn là hội làng Lũng Sơn - hội Lim. Từ trong Tết, người ta đã rục rịch sắm sửa mũ áo, cờ quạt, mời bạn gần bạn xa, nhất là bạn quan họ. Cả một vùng như ngâm men say, như cuống lên vì hội Lim. Võng, lọng, kiệu, áo... vừa trang nghiêm vừa xúng xính gợi nhớ một quá vãng vàng son đã rất xa,

Một cô bạn Nhật đang học tiếng Việt ở trường Tổng hợp Hà Nội đã đến hội từ ba hôm nay, cười và kéo chúng tôi đi theo. Cô thạo đường làng như dân gốc Lim. Thì ra cô và các bạn tập kết ở nhà một anh hai quan họ và đã thức trọn hai đêm với hai anh quan họ mà theo cô ‘thật tuyệt vời’...

Hội Lim mở suốt ba ngày ba đêm. Cùng với cây đu, ván cờ người, thi vật... quan họ qua bao thăng trầm, mất mát của chiến tranh vẫn giữ nguyên nét duyên dáng, tình tứ, say lòng người. Khách thập phương và người làng, kim và cổ, tục và thanh đan xen, trộn lẫn, la đà trong men say của các làn điệu, dải thắt lưng xanh và làn môi cắn chỉ của những liền chị...

Chẳng cần đến câu hát người ở đừng về, thì cũng chẳng ai muốn về. Mà có về thì cũng mong ‘đến hẹn lại lên’.
33
17
Nguyễn Trần Thành ...
22/02/2017 16:12:25
​Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Bất cứ những người con Việt Nam nào dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hóa của dân tộc, nhớ tới những lễ hội tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của mười tám vị vua Hùng- những người đã xây những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam chúng ta. Do vậy, năm nào cũng thế, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, cả nước đều hướng tới Đền Hùng- Phú Thọ. Đây là nơi thờ tụng những vị vua Hùng và là nơi tổ chức lễ hội vào những ngày này. Nhà nước quy định, vào những năm chẵn sẽ được tổ chức theo nghi lễ của quốc gia còn những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ phụ trách. Nhưng dù có ở năm nào đi chăng nữa thì vào những ngày này, mọi người ai cũng muốn được tới nơi đây để thể hiện tấm lòng thành kính của mình dâng lên cho tổ tiên và những người đi trước. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước chúng ta.

Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng mười tháng  ba âm lịch. Những ngôi đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây thể hiện một cách vô cùng sâu sắc những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhân dân. Lễ hội được bắt đầu cũng từ chính thời đại của vua Hùng Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng chính bởi những lí do như vậy mà việc chúng ta suy trì lễ hội này và được tổ chức với quy mô lớn qua các năm càng chứng tỏ tấm lòng của nhân dân, những người thuộc thế hệ đi sau vẫn luôn nhớ tới với niềm biết ơn sâu sắc những vị cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ cho đất nước.

Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy một cách sâu sắc lòng yêu nước của dân tộc chúng ta. Trong những dịp lễ như thế này, chúng ta không thể nào quên được lễ hội Rước kiệu. Đây là một trong những công việc thể hiện sự nghiêm trang, kính lễ tới những người đã khuất. Không khí của buổi lễ vô cùng nghiêm túc, không hề có những hành động như cười đùa, nghịch ngợm. Mọi người sẽ nâng kiệu đi qua các đền và chùa ở trên núi Hùng. Trên đó là những lễ vật như xôi, gà, bánh chưng,… Đó đều là những món cúng truyền thống của dân tộc chúng ta. Tất cả sẽ được xếp một cách gọn gàng và đẹp đẽ ở trong năm bộ kiệu. Đoàn rước kiệu thường được tổ chức một cách vô cùng trang nghiêm và cẩn thận. Thường thì đó chính là những người có sức khỏe tốt, ưa nhìn được xã lựa chọn. Họ đều mặc những đồng phục thống nhất và gon gàng. Mỗi người lại mang những vũ khí thời xưa được phóng tác lại bằng gỗ như đao, chùy, cờ, long,.. để mô phỏng lại như thời ngày trước. Đoàn rước kiệu đi tới đâu, tiếng chiêng tiếng trống như rộn ràng tới đó. Sau đó, những đoàn đại biểu sẽ xếp hàng chỉnh tề để đi sau kiệu và cùng nhau lần  lượt đi theo kiệu lên tới trên đỉnh. Điểm dừng đầu tiên chính là “ Điện kính thiên” . Lúc ấy, cả đoàn dừng lại và thực hiện nghi lễ dâng hương. Cả bầu không khi như khẩn trương và trang nghiêm vô cùng. Mọi người ai cũng chăm chú để theo dõi quá trình dâng hương tới thần linh. Tiếp theo, mọi người đi vào trong thượng cung của đền Thượng. Đây là ngôi đền cao nhất và là ngôi đền chính trong số những đền ở đây. Do đó, tại nơi này, thường thì sẽ có một vị lãnh đạo đại diện cho nhân dân cả nước phát biểu cảm ơn những gì mà ông cha ra đã để lại, sau đó sẽ hứa cố gắng hơn cho những năm sau, cầu mong sự an lành và kinh tế đất nước phát triển. Thường thì nghi lễ này sẽ được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng theo dõi và phát lại trực tiếp để cho dân chúng cả nước cùng nhau theo dõi. Tất cả mọi người lúc này, ai nấy đều nói thầm những lời nguyện cầu từ trong trái tim của mình, mong nhận được sự phù hộ bình an của tất cả thần linh dành cho con cháu.

Sau phần lễ tế những vị vua Hùng là phần hội. Đây cũng là phần được mọi người rất yêu thích, nhất là với những người thuộc thế hệ trẻ. Mở màn năm nào hầu như cũng là phần thi kiệu của những làng ở xung quanh. Sự tham gia hào hững khiến cho không khí của mùa lễ hội như được dâng cao lên rất nhiều. Bởi mọi người sẽ xem xét và chấm xem cỗ kiệu của làng nào là đẹp nhất thì năm sau, cỗ kiệu của làng đó sẽ được thay mắn những làng còn lại được rước lên đền Thượng làm lễ. Đó chính là niềm vinh dự vô cùng lớn lao đối với ngôi làng được giải nhất vì theo như tập tục cho rằng, ngôi làng có cỗ kiệu được chọn thì trong năm làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn, được các Ngài phù hộ tốt lành. Qua đó, chúng ta thấy rõ được những đặc điểm trong đời sống tâm linh của những làng xã quanh chân núi Hùng nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung.

Trong lễ hội, chúng ta sẽ dễ dàng được xem nghi lễ hát Xoan. Đây là nghi lễ vô cùng độc đáo mà chỉ nơi đây mới có bởi chiếu theo lịch sử thì đây là điệu múa hát được bà Lan Xuân- vợ của vua Lý Thần Tông vô cùng yêu thích và có nhiều sự đóng góp giúp cho điệu hát này trở thành điệu hát thờ tại các đền thờ của vua Hùng. Không chỉ có hát Xoan mà ở đền Hạ còn có ca trù. Đây cùng là một loại hình ca hát truyền thống của dân tộc Viết Nam chúng ta. Bên ngoài sân, mọi người cùng nhau tụ tập để chơi một số những trò chơi dân gian như đu quay, đánh cờ, chọi gà, đấu vật,.. Với rất nhiều những trò chơi khác nhau, những người đến thăm hội được thưởng thức bất cứ một loại hình nào mà mình yêu thích. Ví như những bạn trẻ thường chọn chơi đánh đu trên những đu quay làm bằng tre, nứa rất chắc chắn. Buổi tối, những người yêu thích ca hát có thể cùng nhau tham gia những bài hát đối, hát giao duyên, hát chèo,… ngay tại sân của đền Hạ hoặc đền Giếng. Với biết bao những hoạt động bổ ích, hằng năm những lượt khách tới thăm đền Hùng là vô cùng nhiều. Ai cũng muốn được tới nơi thờ phụng tổ tiên của đất nước một lân để thể hiện tấm lòng thành kính.

Lễ hội Đền Hùng là một phong tục rất đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc người Viết. Chúng mang những giá trị về văn hóa lịch sử vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy mà đã từ lâu, Phú Thọ được coi là thánh địa của cả nước, là cái nôi của dân tộc. Trải qua một quãng thời gian rất dài với biết bao thăng trầm trong lịch sử nhưng nhà nước vẫn cố gắng tổ chức lễ hội Đền Hùng tưởng nhớ tới những vị vua khai sáng ra nước Việt ta. Những người hành hương tới với nơi đây đều mang trong mình những niềm thành kính, mong muốn gửi lên tấm lòng chân thành của mình tới tổ tiên. Điều đó khiến cho chúng ta càng cảm thấy tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam ta.
12
11
Nguyễn Trần Thành ...
22/02/2017 16:14:16
Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta

Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta. Theo thống kê của Bộ VH,TT&DL thì nước ta hiện có hơn 8.000 lễ hội trong năm. Như vậy, bình quân mỗi ngày có hơn 2 lễ hội. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.

Phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v... Có lễ hội lại gọi theo những trò chơi dân gian như hội rước voi, rước chúa gái, hội đánh phết, ném còn, hội chọi gà, chọi trâu, hội đâm đuống... Lại có hội nửa đêm tắt đèn cho trai gái tự do tìm đến với nhau với cái tên nghe rất phồn thực, dân giã, ấy là hội "linh tinh tình phộc" (hội trò trám ở Lâm Thao - Phú Thọ).

Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Quy trình của lễ hội

Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:

Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...

Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này.

Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.

Thời gian mở hội

Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.

Một số đặc điểm của lễ hội

Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính "thiêng" nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngã xuống mảnh đất ấy, lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng bỗng dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác người chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa; dân vớt lên, chôn cất, thờ phụng... Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một người có công với làng với nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương, có người trị thủy, có người đánh giặc... ). Song, những người đó bao giờ cũng được "thiên hóa", đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của người dân.

Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc... mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống.

Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.

Tính "cộng đồng"

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.

Tính địa phương

Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng...

Tính cung đình

Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu... đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại... Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân.

Tính đương đại

Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete, video, tăng âm, micro... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới.

Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý...

Nghệ thuật diễn xướng

Có thể nói rằng, toàn bộ lễ hội là một sân khấu đặc biệt. Tại sân khấu này, có ba nhân vật chính. Một nhân vật là ông Thầy cúng (Thầy Đồng đền ở Đền, Ông chủ tế ở đình...) người có khả năng thông qua các Thần linh, sự nhập vai của các Thần linh (các hiện tượng lên đồng). Nhân vật thứ hai là quần chúng nhân dân, những tín đồ của tôn giáo hay tín ngưỡng, những người đã có sẵn những cảm xúc tôn giáo, tín ngưỡng nhạy bén, sẵn sàng tham gia, nhập cuộc vào cuộc trình diễn này. Nhân vật thứ ba tuy không xuất hiện trên sân khấu, nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong Lễ hội, chính nhân vật này tạo ra cảm hứng xuyên suốt cuộc Lễ hội, là động lực của Lễ hội. Đó là các Thần linh, đối tượng thờ cúng của các Lễ hội.

Trên sân khấu này, tất cả các nhân vật tham gia vào Lễ hội đều chung một niềm tin vào sự chân thực của những điều phi lý đang diễn ra quanh mình. Chẳng hạn, trong Lễ hội Bình Đà có tục rước 100 oản, 100 chuối, 100 bánh dẻo, 100 ghế chéo... tượng trưng cho 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Mặc dù biết đó chỉ là vật tượng trưng, nhưng trước mắt những người dự hội, trên các kiệu đó đã có sự hiện diện của 100 người con của hai vị Thủy tổ đã khai sinh ra dân tộc này.

Một hành động Lễ hội đáng chú ý ở Bình Đà là tục rước bánh vía đưa ra thả ngoài giếng cả. Bánh vía được đựng trong một hộp kín. Khi thả bánh phải quây màn, không cho ai biết ngoài ông chủ tế. Sáng hôm đó, cửa đình được đóng lại. Bên ngoài là điển khoa viên, bên trong là Tế chủ. Điển khoa viên gõ cửa, gọi khai môn (Mở cửa), tế chủ đáp: "Bế môn" (Đóng cửa). Điển khoa viên hỏi: "Quan viên có của vía gì chuộc cho làng đấy chăng?". Tế chủ đáp: " Có một tráp trầu". Điển khoa viên hỏi: "Có gì nữa chăng?". Tế chủ đáp: "Có 100 quan tiền". Cửa đình mở... Cuộc đối đáp này có ý nghĩa gì? có lẽ đó là sự đối thoại giữa Thần linh và Tế chủ, đại diện cho dân làng thỏa thuận về những lễ vật, theo truyền thuyết, dân làng phi dâng cho Lạc Long Quân và 50 người con khi họ lên đường đi mở mang bờ cõi ở vùng biển. Số lễ vật này, theo dân làng quan niệm, sẽ chuộc được "vía" của họ, khiến họ làm ăn thuận lợi mùa màng bội thu...

Trong các lễ Hầu đồng, lên đồng là một nghi thức đặc biệt. Trong đó, người lên đồng được các Thần linh "nhập" vào. Khi đó, những người lên đồng không còn giữ nguyên bản thân, mà trở thành những nhân vật Thần linh được quy định là phù hợp với họ (hợp "căn"). Người lên đồng múa, hát và nói năng hệt như tính cách các vị thần nhập vào họ, theo quan niệm dân gian. Người nhập vai vào vai cô bé Thượng Ngàn, nhí nhảnh, ưa làm dáng, hát theo những làn điệu miền núi. Người nhập vai ông Hoàng Bảy, một võ tướng có nét mặt oai vệ, có giọng nói cương nghị, múa kiếm. Còn Ông Hoàng Mười, một ông quan lớn, hào hoa phong nhã, đĩnh đạc, giọng nói sang sảng, thường mang theo bầu rượu túi thơ và múa với cây hèo thúc ngựa...

Nghệ thuật tạo hình và trang trí
Nghệ thuật tạo hình và trang trí tồn tại trong Lễ hội như một yếu tố tất yếu. Cờ hội với năm sắc ngũ hành - năm màu tương ứng với năm yếu tố cơ bản của vũ trụ theo quan niệm triết học cổ sơ, đặt cạnh nhau rất tương phản, gây sự chú ý. Các loại kiệu sơn son thếp vàng lộng lẫy, chạm trổ tinh vi. Tượng gỗ với cách tạo hình dân gian và truyền thống. Và, trong ngày hội làng, các đội tế với cách ăn mặc đặc biệt, đã gây ấn tượng đối với người dự hội. Thực ra, trang phục của đội tế, từ chủ tế đến các thành viên của đội, là sự mô phỏng sắc phục của quan lại khi lâm triều. Đó cũng là yếu tố tâm lý hấp dẫn đối với những người trong đội tế. Dường như trong trang phục đó, họ cảm thấy một vinh dự đặc biệt dành cho họ và họ được đứng ở một vị trí khác hẳn ngày thường. ở các Đền phủ, nghệ thuật trang trí đặc biệt được coi trọng. Màu sắc và các đồ trang sức của người lên đồng chính là yếu tố quan trọng để phân biệt các giá đồng. Nếu Cô Bô Thoi ưa trang phục sắc trắng (nước), thì Cô Bé Thượng Ngàn lại chỉ dùng trang phục sắc xanh (miền núi) với các loại trang sức như vòng bạc, hoa tai thường được đồng bào các dân tộc thiểu số ưa dùng. Ông Hoàng By là võ tướng, thường dùng trang phục của một ông quan võ. Còn Ông Hoàng Mười, một vị quan văn hào hoa, phong nhã, lại ăn mặc kiểu quan văn...

Cách bài trí Điện thờ cũng đặc biệt. Khác với chùa chiền thường trang trí giản dị, gợi cảnh thú nhàn, xa lánh thế tục, các đền phủ ưa trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ gần với cảnh lộng lẫy của các cung điện thế tục. Trong điện thờ, các vị Thánh được thờ ở một vị trí riêng, vừa phù hợp với thứ bậc của họ trong hệ thống Thần linh của Đạo Mẫu, vừa phù hợp với tính cách của các vị theo quan niệm truyền thống.

Trong Điện thờ, thường treo một chùm nón, với các hình dáng, kích thước khác nhau. Có thể nối rằng, đó chính là một bộ sưu tập khá phong phú về các loại nón đã xuất hiện ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Nghệ thuật âm nhạc, ca hát và múa

Trong lễ hội có diễn ca, trống chiêng và múa. Có thể suy đoán, các điệu múa cờ, múa chiêng, múa trống.

Âm nhạc, ca hát và múa không chỉ xuất hiện ở phần hội. Ngay ở phần lễ, các loại nghệ thuật biểu diễn này đã có mặt như một yếu tố không thể thiếu được, và ở một số lễ hội, các loại hình nghệ thuật này đã chiếm vai trò chủ đạo. Chẳng hạn, ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, có một loại sinh hoạt ca hát đã trở thành ngày hội làng. Đó là hội Dô, với loại hát Dô độc đáo. Với các quy định chặt chẽ về lề lối sinh hoạt, hát Dô là một hình thức hát thờ, hát nghi lễ được tổ chức khá quy củ với các làn điệu, bài bản phong phú. Loại hình hát nghi lễ còn khá phổ biến trên khắp địa bàn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Có thể tạm kể ra đây một vài ví dụ về sự tham gia của các nghệ thuật ca múa nhạc và lễ thức:

Hội trong chùa: Về nghệ thuật ca hát, có các loại hình: đọc, tụng, canh, kệ, vãn... Trong đó riêng thể loại canh đã có hàng trăm bài bản, hình thức. Về âm nhạc có chuông, khách, mõ (đá hoặc gỗ đồng).

Hội làng: Về nghệ thật ca hát, có các loại hình: đọc văn tế. Về âm nhạc, có chuông, đàn bát âm (phục vụ cho tế). Về múa, có tế, múa Lân, múa Rồng (rước kiệu). Đặc biệt, ở Triều Khúc, trong hội làng, múa tham gia vào ngay trong lúc hành lễ với các điệu múa "Con đĩ đánh bồng", "Múa cờ"...
5
13
Nguyễn Trần Thành ...
22/02/2017 16:14:44
Lễ Hầu Đồng (lễ đền): Về nghệ thuật ca hát, có loại hát Chầu văn (có hát văn thờ) tham gia vào quá trình hành lễ, hát văn hầu đồng, phục vụ cho các giá đồng. Về múa, có các loại hình múa lên đồng. Về âm nhạc, có đàn nguyệt, trống chầu, sênh tiền...

Về thành phần, ca múa nhạc trong Lễ hội truyền thống Việt Nam bao gồm 2 phần chính: Nhạc nghi lễ, và các tổ hợp ca múa.

Nhạc nghi lễ

1. Nhạc thờ cúng. (trong gia đình, chùa, điện, miếu) gồm ba loại sau đây: nhạc tế, nhạc nhà chùa và nhạc điện miếu.

Trong khi làng mở hội, ngoài sân đình có ca hát, vui chơi gii trí, đối đáp giao duyên như hát ví, hát đúm, hát trống quân, quan họ... thì trong đình có tế thần.

Trong khi tế có dâng trà, dâng rượu, đọc văn tế đều có nhạc bát âm phụ họa cùng với chiêng trống. Hiện nay tại Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ, phổ biến một số bài bản chính cho nhạc bát âm gồm: Lưu Thủy, Ngũ Đối, Kim Tiền...

Trong dàn nhạc bát âm phục vụ cho tế thần, tiếng Kèn dăm ( Kèn bóp) chủ động dẫn nhịp, có tác dụng khá lớn. Bài bản cũng tùy từng địa phương chế tác sử dụng. Nhưng cần phân biệt rõ Kèn dăm trong dàn nhạc bát âm Tế Thần khác hẳn thứ kèn bóp "Già nam" trong phường nhạc hiếu (nhạc tang ma) và nhất là phi phân biệt với loại kèn bóp "so na" phục vụ cho Nhạc tuồng


Hiện nay, nhiều nơi dàn nhạc tế đã có vai trò rất quan trọng, như ở Lệ Mật, Việt Hưng (Gia Lâm, Hà Nội), đội nhạc bát âm còn xếp đội hình thành các chữ "Thượng công lưu nhất" rất độc đáo, lại tăng thêm phần ngoạn mục và tinh tế xen kẽ các tuần tế. Tại Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội), dàn nhạc tế còn phục vụ cho múa Bồng truyền thống. Vai trò của dàn nhạc bát âm quán xuyến suốt từ đầu tới cuối buổi tế thần, kết hợp với các tuần đổ hồi chiêng trống.

Trong khi niệm kinh thờ phật, không có ca nhạc, chỉ dùng chiêng mõ điểm xuyết trong các câu kinh kệ. Chỉ tới khi lập đàn chay, chạy đàn... nhà chùa mới sử dụng toàn thể bộ gõ gồm: trống cái, trống la, thanh la, tiu bộc, với tiết tấu ồn ào sôi động gây không khí náo nhiệt, thành kính cho những người dự lễ, cuốn khúc theo sư tổ chạy đàn.

Trong chùa thờ phật lúc nào cũng cần sự yên tĩnh, trầm tư mặc tưởng nên từ trước tới nay, ngoài chuông mõ không dùng nhạc khí nào khác.

Các Điện thường thờ thần. Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, thế gian chia làm ba giới: Thiên đình, Âm Phủ và Thủy Phủ. Các vị thần chấn thủ ba nơi này mang các danh hiệu Tứ Đại Thiên Vương, Nhị Thập Bát Tú, Thập Tam Hoàng Thái Tử, Ngũ Vị Vương Quan...Các vị đó có nhiệm vụ che trở cho loài người chống hạng yêu quái quấy nhiễu dương gian. Nhưng muốn đạt tới các vị đó, người đời phải mượn một hạng trung gian là các Đạo sỹ, Phù thủy, ông Đồng Bà Cốt. Rồi từ việc mượn người trung gian để cầu xin các vị Thần linh phù hộ che chở cho đến việc tự nhận mình là "Con công đệ tử". Từ đó đã hình thành một loại tín ngưỡng rất phức tạp, trong đó ca nhạc đóng vai trò quan trọng, đó là hát chầu văn.

Người cung văn là một ca nhạc công kiêm thầy cúng chuyên nghiệp, đánh đàn giỏi, có giọng hát hay, thuộc rất nhiều điệu hát. Hát chầu văn rất chú trọng đến văn. Cung văn là người nịnh giỏi tuyệt trần, không những phi có giọng hát ngọt, tiếng đàn hay, còn phải khen ngợi đúng chỗ, đúng lúc.. Chầu văn bao giờ cũng đề cập tới chuyện vui chơi của các vị Thần Thánh. Khi các đồng cô, đồng cậu đã nhập vào người lên đồng, thì cuộc sống thần tiên bắt đầu. Tới cao trào, bóng thường hay múa gươm hoặc bơi thuyền. Cung văn phi chuyển sang "nhịp một" sôi nổi kích động. Trống thanh la gõ rộn ràng và "Hòa khoan" theo làn điệu "Chèo đò" phù hợp với động tác chèo thuyền của bóng

Giai điệu Hát Văn mượt mà, hấp dẫn. Nhịp điệu dồn dập, khỏe mạnh vui tươi. Nhiều làn điệu Chèo cũng đã bắt nguồn từ Chầu văn.

2. Nhạc rước:

Tiếng trống rước vang rất xa làm náo nức lòng người, thúc dục tới xem hội. Bộ trống rước gồm một trống cái do hai người khiêng và bộ trống con thường gồm 4 hoặc 6 chiếc. Người đánh trống lớn sau khi đổ hồi, đánh dõng dạc từng tiếng một, điểm hòa vào bộ trống con. Người đánh trống con đeo trống qua vai, đánh bằng hai dùi nhỏ theo nhịp bước, theo từng khổ quy định, có trống cái điểm. Rứt khổ trống cái đổ ba tiếng liền. Theo nhịp trống, dàn nhạc bát âm tấu Lưu Thủy- Kim Tiền, có tiếng mõ và sênh tiền hòa theo

Nhịp trống rước khoan thai hơn nhịp tiến của bộ trống quân nhạc: đổ vào nhịp mạnh, rung vào các phần nhịp và nhịp yếu, tiếng trống con kết hợp với tiếng chũm chọe, sênh tiền, tiu, mõ. Tiếng trống cái đệm vào nhịp yếu từng tiếng một và cắt khổ trống.

Dàn nhạc bát âm thường gồm có nhị, hồ, nguyệt, sáo, tiêu, mõ, sênh tiền, tiu bộc và có dùng kèn dăm (kèn bóp). Gần đây còn thêm đàn tứ và đàn tam.

Hát múa

Trong lúc ở đại đình đang tế thần, ngoài sân đình cũng tổ chức các cuộc thi hát và múa, căn cứ đặc điểm của từng địa phương. Trong hội làng tại các cửa Đình, giáo phương xưa cử các đào và kép đàn trình diễn ca múa nhạc kết hợp với tế Thần và chúc tụng, mua vui giải trí cho dân làng. Tên hát cửa đình xuất hiện. Hát cửa đình vừa là hình thức, vừa là phong cách biểu diễn của đào kép, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của dân làng trong những ngày hội, ngoài việc phục vụ nghi lễ. Hát Cửa Đình thường kéo dài cả ngày, cả đêm, có khi kéo dài suốt mấy ngày liền. Cho nên, để ghi điểm, thường dùng thẻ làm bằng mảnh tre có ghi đấnh dấu, thưởng cho đào kép. Do đó các đào hát Cửa Đình lĩnh thưởng bằng thẻ gọi là hát thẻ (chữ hán đọc thẻ là trù), đọc theo chữ hán là ca trù. Danh từ ca trù bắt nguồn từ hát Thờ ở Cửa Đình.

Giáo phường Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội) là nơi lưu giữ được gần như nguyên vẹn di tích và sinh hoạt của giáo phường xưa, duy trì được nền nếp Hát Cửa Đình. Hát Cửa Đình ở Lỗ Khê có Hát Thờ và Hát Thi. Hát Thờ Tổ thật là náo nhiệt tưng bừng, tràn đầy không khí say sưa nghệ thuật, chan chứa ân tình. Hát Thi qua sơ khởi tới Kho Kỳ văn, trúng tuyển Chầu thi vào Chầu Cầm qua phúc hạch dịch giải nhất nhì.

Chấm ghi lấy đàn hát hay làm đầu, sắc đẹp là thứ, kế đến kiểm tra tư cách đạo đức. Đào kép trúng tuyển tân khoa được dự cỗ yến. Điệu Hát Múa ải Lao ở làng Hội Xá, Gia Lâm, Hà Nội hàng năm tham gia biểu diễn trong ngày hội Gióng, Phù Đổng. Tục truyền phường đã được thành lập gần nghìn năm nay, ghi lại việc tham gia của những trẻ em mục đồng làng Hội Xá đang chăn bò, thấy đoàn quân Thánh Gióng đi qua, đã buộc bò lại, theo đoàn quân đi đánh giặc Ân. Địa phương đã chú thích chữ " Lao" là "buộc bò" lại để đi theo Thánh Dóng. Nội dung lời ca mang nhiều tính chất kể chuyện, ca ngợi, động viên. Làn điệu có phong cách riêng của địa phương, kết hợp với nhịp điệu múa độc đáo hoặc nhịp hành quân.

Ngoài ra còn một số điệu múa hoặc mô tả thành tích Thần Hoàng làng như điệu Múa rắn Lệ Mật cứu Công chúa nhà Lý, sau di dân sang khai hoang phía tây thành Thăng Long, thành lập "Thập tam trại", hoặc một việc luyện quân của Phùng Hưng trước khi về đánh thành Tống Bình, Hà Nội, hoặc chỉ mang cả tính nghệ thuật lẫn động viên giải trí như Múa Bồng, Múa Đèn, Múa Rồng và phổ cập nhất là Múa Sư tử.
8
7
Nguyễn Trần Thành ...
22/02/2017 16:16:23
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Du Lịch Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.

Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại.


Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn. Hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.

* Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:

- Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.

- Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.

- Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.

- Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.

- Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật bà đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau, kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18. Trong ngày lễ này các bô lão của các phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn 2km.

* Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng... các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...
7
6
Nguyễn Trần Thành ...
22/02/2017 16:16:41
Lễ Hội Làng Túy Loan
Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng. Đến hẹn lại lên, trong hai ngày mồng 9 và mồng 10 Tết (tức ngày 8 và ngày 9-2), lễ hội đình làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng khai mạc, thu hút đông đảo dân làng và du khách thập phương tham gia.

Làng cổ Tuý Loan đã có trên 500 năm tuổi,  đình làng cũng đã có trên 100 năm. Trải qua bao thăng trầm thời gian, đình Tuý Loan tuy không còn giữ được nguyên trạng nhưng vẫn còn vẻ uy nghi vốn có. Và hàng năm, vào ngày mồng 9 Tết, dân hai thôn Đông, Tây của làng cùng khách thập phương lại tập trung tại đây để mở hội. Lễ hội làng Tuý Loan thường diễn ra trong hai ngày. Nếu du khách đi Du Lịch Đà Nẵng vào dịp lễ hội thì sẽ có cơ hội được tham gia vào hoạt động của buổi lễ. 

Phần lễ gồm Lễ rước Sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế Đình giúp con cháu tưởng nhớ năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470), dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan. Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như đẩy gậy, vật tay, kéo co diễn ra ngay trước sân đình… Nghề làm bánh tráng vốn từ lâu đã góp phần làm nổi tiếng làng Tuý Loan nên trong phần hội không thể thiếu cuộc thi nướng bánh tráng. Hai thôn Đông, Tây thường cử ra những cô gái khéo tay nhất của thôn mình để tham gia cuộc thi này. Người chiến thắng trong cuộc thi không những mang lại vẻ vang cho thôn mình mà còn góp phần tôn vinh một nghề truyền thống lâu đời của làng.

Con sông Tuý Loan - Đà Nẵng thơ mộng chảy ven làng đặc biệt trở nên sôi động trong ngày hội với cuộc đua ghe truyền thống của các trai làng. Trên bờ, dân làng và khách thập phương nhiệt tình và vô tư cổ vũ cho tất cả các đội ghe trong tiếng trống thúc giục lòng người. Chiến thắng của bất cứ đội ghe nào cũng sẽ mang lại một năm mới thịnh vượng cho làng. Ngày nay, lễ hội còn được bổ sung thêm nhiều trò vui như thi gói bánh tét, thi đi xe đạp chậm...càng làm cho không khí lễ hội thêm phần náo nhiệt.

Tham dự lễ hội đình làng Tuý Loan chính là một dịp để du khách gần xa hiểu thêm về một vùng đất, một phong tục và những con người chân chất đang gìn giữ truyền thống đáng quý của cha ông ngay trên mảnh đất quê hương mình.
7
7
Nguyễn Trần Thành ...
22/02/2017 16:17:01
Lễ hội làng Hòa Mỹ
Cứ mỗi độ xuân về, làng Hòa Mỹ lại rợp cờ hoa đón mừng dòng người muôn nơi nô nức về trẩy hội. Địa danh Hoà Mỹ được xác lập trên bản đồ đất nước từ năm 1825 (năm Minh Mạng thứ 5), nay là khối phố Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội đình làng diễn ra hàng năm vào ngày 12/01 âm lịch nhằm nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ, kiểm điểm những việc đã làm được trong một năm và định hướng những việc sẽ thực hiện trong năm đến. Do hoàn cảnh chiến tranh, việc tổ chức lễ hội bị gián đoạn một tới gian dài, mãi đến năm 1994 mới được khôi phục trở lại.

Lễ hội đình làng diễn ra hàng năm vào ngày 12/01 âm lịch. Với mục đích nhằm nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ, kiểm điểm những việc đã làm được trong một năm và định hướng những việc sẽ thực hiện trong năm đến.

Do hoàn cảnh chiến tranh, việc tổ chức lễ hội bị gián đoạn một tới gian dài, mãi đến năm 1994 mới được khôi phục trở lại.

Địa danh Hoà Mỹ được xác lập trên bản đồ đất nước từ năm 1825 (Minh Mạng thứ 5), nay là khối phố Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Du Lịch Đà Nẵng.

Lễ hội đình làng Hoà Mỹ diễn ra trong một ngày rưỡi. Phần lễ theo nghi thức cổ truyền gồm lễ vọng và lễ hội kỵ chính thức. Phần hội có nhiều nội dung phong phú, truyền thống và hiện đại đan quyện vào nhau, tạo nên nét rất riêng cho lễ hội. Mở đầu phần hội bao giờ cũng là giải chạy việt dã truyền thống, thu hút đông đảo nông dân, thanh - thiếu niên, nam nữ học sinh tham gia. Trong khi người trẻ tuổi thi cắm hoa, thi làm bánh thì người cao tuổi biểu diễn thể dục dưỡng sinh, vui chơi bài chòi.

Khán giả bao giờ cũng thật đông quanh các trò chơi dân gian như kéo co, đập om... bởi cái không khí rất hội hè của chúng. Các tổ dân phố, các gia tộc, các đoàn thể có dịp ngồi lại bên nhau trong buổi sinh hoạt giao lưu văn hoá, trao đổi những kinh nghiệm về nếp sống đẹp trong đời thường để cùng giúp nhau tiến bộ. Các trích đoạn hát tuồng đan xen vào các tiết mục ca múa nhạc kịch của chương trình văn nghệ lễ hội cũng là một cách kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.

Lễ hội đình làng giữa một khu phố như Hoà Mỹ là một nét rất riêng trong đời sống văn hoá của người dân Đà Nẵng.
6
6
Nguyễn Trần Thành ...
22/02/2017 16:20:02
Lễ hội làng An Hải
An Hải là một đại xã, xưa cùng với Hải Châu, Hóa Khê, Trà Kiệu, Chiên Đàn được gọi là "Quảng Nam ngũ đại xã".Ngày nay làng An Hải chia tách thành 3 phường: An Hải Đông, An Hải Tây và An Hải Bắc thuộc quận Sơn Trà. Còn thôn An Thượng cắt sát nhập cùng với làng Mỹ Thị thành phường Mỹ An thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Phường An Hải Tây gồm 5 thôn: An Trung, An Vĩnh, An Thuần, An Mỹ, An Thị. Phường An Hải Bắc bao gồm 5 thôn: An Nhơn, An Đồn, An Tân, An Hòa và An Cư. Phường An Hải Đông bao gồm 6 thôn: An Hiệp, An Thành, An Cư 1, An Cư 2, An Cư 3 và An Cư 4.

Lễ hội đình làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8 âm lịch, Làng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Du Lịch Đà Nẵng.

Lễ hội đình làng An Hải nhắc nhở mọi người luôn tự hào về một quá khứ hiển linh, dù trải qua bao năm tháng, tên đất - tên làng vẫn còn vang vọng những hồi quang oanh liệt không chỉ của một thành phố mà còn của cả một dân tộc.

Mảnh đất phía đông sông Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Sau đợt tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng, thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, mặc dù dấu vết thành An Hải hầu như không còn nữa, nhưng dấu ấn của cuộc kháng chiến hào hùng ngày xưa vẫn còn lưu giữ trong lòng người dân bao thế hệ qua câu chuyện truyền khẩu.

Năm 2000, lễ hội đình làng An Hải được khôi phục, nhắc nhở mọi ngườì quay về một thời hào hùng ấy./

Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiểm giải môn cờ tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh... Xế chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi đêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau, trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi lắc thúng - một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.
11
7
Thiênn Dii
23/02/2017 05:47:16
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Bất cứ những người con Việt Nam nào dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hóa của dân tộc, nhớ tới những lễ hội tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của mười tám vị vua Hùng- những người đã xây những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam chúng ta. Do vậy, năm nào cũng thế, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, cả nước đều hướng tới Đền Hùng- Phú Thọ. Đây là nơi thờ tụng những vị vua Hùng và là nơi tổ chức lễ hội vào những ngày này. Nhà nước quy định, vào những năm chẵn sẽ được tổ chức theo nghi lễ của quốc gia còn những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ phụ trách. Nhưng dù có ở năm nào đi chăng nữa thì vào những ngày này, mọi người ai cũng muốn được tới nơi đây để thể hiện tấm lòng thành kính của mình dâng lên cho tổ tiên và những người đi trước. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước chúng ta.

Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng mười tháng  ba âm lịch. Những ngôi đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây thể hiện một cách vô cùng sâu sắc những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhân dân. Lễ hội được bắt đầu cũng từ chính thời đại của vua Hùng Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng chính bởi những lí do như vậy mà việc chúng ta suy trì lễ hội này và được tổ chức với quy mô lớn qua các năm càng chứng tỏ tấm lòng của nhân dân, những người thuộc thế hệ đi sau vẫn luôn nhớ tới với niềm biết ơn sâu sắc những vị cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ cho đất nước.

Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy một cách sâu sắc lòng yêu nước của dân tộc chúng ta. Trong những dịp lễ như thế này, chúng ta không thể nào quên được lễ hội Rước kiệu. Đây là một trong những công việc thể hiện sự nghiêm trang, kính lễ tới những người đã khuất. Không khí của buổi lễ vô cùng nghiêm túc, không hề có những hành động như cười đùa, nghịch ngợm. Mọi người sẽ nâng kiệu đi qua các đền và chùa ở trên núi Hùng. Trên đó là những lễ vật như xôi, gà, bánh chưng,… Đó đều là những món cúng truyền thống của dân tộc chúng ta. Tất cả sẽ được xếp một cách gọn gàng và đẹp đẽ ở trong năm bộ kiệu. Đoàn rước kiệu thường được tổ chức một cách vô cùng trang nghiêm và cẩn thận. Thường thì đó chính là những người có sức khỏe tốt, ưa nhìn được xã lựa chọn. Họ đều mặc những đồng phục thống nhất và gon gàng. Mỗi người lại mang những vũ khí thời xưa được phóng tác lại bằng gỗ như đao, chùy, cờ, long,.. để mô phỏng lại như thời ngày trước. Đoàn rước kiệu đi tới đâu, tiếng chiêng tiếng trống như rộn ràng tới đó. Sau đó, những đoàn đại biểu sẽ xếp hàng chỉnh tề để đi sau kiệu và cùng nhau lần  lượt đi theo kiệu lên tới trên đỉnh. Điểm dừng đầu tiên chính là “ Điện kính thiên” . Lúc ấy, cả đoàn dừng lại và thực hiện nghi lễ dâng hương. Cả bầu không khi như khẩn trương và trang nghiêm vô cùng. Mọi người ai cũng chăm chú để theo dõi quá trình dâng hương tới thần linh. Tiếp theo, mọi người đi vào trong thượng cung của đền Thượng. Đây là ngôi đền cao nhất và là ngôi đền chính trong số những đền ở đây. Do đó, tại nơi này, thường thì sẽ có một vị lãnh đạo đại diện cho nhân dân cả nước phát biểu cảm ơn những gì mà ông cha ra đã để lại, sau đó sẽ hứa cố gắng hơn cho những năm sau, cầu mong sự an lành và kinh tế đất nước phát triển. Thường thì nghi lễ này sẽ được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng theo dõi và phát lại trực tiếp để cho dân chúng cả nước cùng nhau theo dõi. Tất cả mọi người lúc này, ai nấy đều nói thầm những lời nguyện cầu từ trong trái tim của mình, mong nhận được sự phù hộ bình an của tất cả thần linh dành cho con cháu.
3
5
NoName.188655
13/03/2018 21:57:57
https://lazi.vn/edu/exercise/thuyet-minh-ve-mot-le-hoi-truyen-thong-o-que-huong-em

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×