Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết trình về bức tranh dân gian Phật Bà Quan Âm

Thuyết Trình:ve buc tranh dan gian Phat Ba Quan Am ve cach lam, nguon goc, dong tranh,mau sac
Mình đang cần gấp, ban nào lam nhanh, đúng,hay,mình sẽ cho 5*
​Bài 24:Tranh Dan Gian Việt Nam trang 139 (Phật Bà Quan Âm)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.715
9
14
Nghiêm Xuân Hậu
22/01/2019 17:51:12
Trong những thể loại nghệ thuật tạo hình Phật Giáo Việt Nam, TRANH THỜ là loại tranh trang trí dùng trong hệ tín ngưỡng và tôn giáo. Tất cả được bày bán khắp phố phương ngày Tết, dưói dạng thức khác nhau. Cũng tìm thấy ở những tộc người trong dân tộc Việt Nam, Kinh cũng như Thượng, đó là những hình thức trang trí, hay hình thức thờ cúng tổ tiên, trong hệ thờ Mẫu, thờ Thần, thờ những vật linh, Phật Giáo, Ðạo giáo mang tính bình dân. Tranh thờ và tranh Tết thường cùng mang ý nghĩa giống nhau, trong dòng tranh Việt Nam cũng như các loại tranh cổ.Tại miền Bắc Việt Nam, tranh Tết có hai dòng chính là tranh Ðông Hồ và tranh Hàng Trống. Ngoài ra còn có dòng tranh Kim Hoàng, cũng mang những nét nghệ thuật riêng và phong cách riêng. Ở Huế có loại tranh làng Sình (Hà Trung hiện nay)...
Tranh Ðông Hồ được khắc, in bằng những màu tự nhiên: vàng hoa hiên, đỏ son, trắng điệp, đen tro than. Số màu dùng nhiều nhất được hạn định là 6 màu (tranh lợn nái). Có tranh chỉ dùng 3 màu (tranh Phật Bà Quan Âm), tuy nhiên vẫn có thể giữ được hài hoà...Ngược với tranh Ðông Hồ, kỹ thuật tranh Hàng Trống dùng nhiều màu “lạnh” hơn. Lại có sự vờn màu, tạo khối và có sự chồng màu lên nhau qua khá nhiều công đoạn.Tranh Hàng Trống được in với nét mảnh, nuột, tinh vi trước, rồi vờn phấn sau, trên loại giấy “xuyến chỉ”. Tranh Hàng Trống nổi tiếng vớicác thể loại: Lý ngư vọng nguyệt, Tố nữ, Thất đồng, Tam đa, Ngũ Hổ, Hắc hổ, Bà Chúa Thượng Ngàn, Ông Hoàng cầm quân, đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Tam toà Thánh Mẫu...
Về hình tượng Phật tượng nói chung, dựa theo những nguyên tắc trong nghệ thuật tạo hình, thường phân chia ra các loại: Phật hình, Bồ tát hình, La hán hình, Thần vương hình, Thiên vương hình, Quỷ hình, Súc hình. Mỗi thể loại còn được chế tác theo nguyên tắc cách điệu, biểu trưng, tả chân, ấn tượng. Điều cơ bản để tạo nên sự khu biệt ấy một phần quan trọng là do các tư thế toạ lập, các thức thủ ấn, trang phục.
Tượng Quan Âm: Những pho tượng lưu hành đều theo sáu cách thể hiện quy định (a) Quan Âm Chuẩn Đề: theo công thức thì tượng nầy có ba mặt và 18 tay. (b) Thiên thủ, thiên nhãn: Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt như ở chùa Bút Tháp. (c) Quan Âm tọa sơn: thể hiện đức Quan Âm ngồi trên đỉnh núi. (d) Phật Bà: thể hiện Phật bà Quan Âm đội mũ ni, ngồi toà sen. (e) Quan Âm tống tử: thể hiện đức Quan Âm ngồi bế đức bé, một bên có Thiện Sĩ (biểu trưng bằng hình con vẹt).
Nhìn chung, tranh thờ dân gian, với nội dung dùng trong nghi lễ, trang trí, thờ phụng. Kỹ thuật tuy thô sơ, nét bình dân mộc mạc, nhưng tất cả nói lên được ý niệm tinh thần tôn kính, thờ phượn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
27
13
Trịnh Quang Đức
22/01/2019 17:54:56
Tranh Phật Bà Quan Âm thuộc dòng tranh Đông Hồ. Tranh Ðông Hồ được khắc, in bằng những màu tự nhiên: vàng hoa hiên, đỏ son, trắng điệp, đen tro than. Số màu dùng nhiều nhất được hạn định là 6 màu (tranh lợn nái). Có tranh chỉ dùng 3 màu (tranh Phật Bà Quan Âm)
Tương truyền, Quan Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật nhưng vì muốn cứu độ chúng sinh nên đã nguyện ở lại cõi ta bà. Người còn được nhân gian gọi với nhiều danh hiệu khác như: Quan Âm Phật, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ, v.v… Theo lời kinh Phổ Môn thì khi người dân gặp cảnh nguy nan thì có thể niệm pháp danh của Ngài là được cứu vớt. Ngoài ra thì niệm danh hiệu nào của Ngài thì được linh ứng và giải cứu ngay. Trong Phật pháp thì quyền pháp năng lực của Quan Thế Âm cao siêu, chỉ sau phật Tổ Như Lai.
Theo các cuốn kinh Phật ghi lại thì Quan Thế Âm đã phân thân giáng trần ba mươi ba kiếp với nhiều hoàn cảnh và thân thế khác nhau để trải qua những hỉ nộ ái ố của nhân gian để thức tỉnh và đi vào con đường tu thành chính quả.
Sở dĩ, bức tranh phật bà Quan Âm không chỉ được các Phật tử dùng để phụng thờ hay trang trí ở những nơi tôn nghiêm mà trong gia đình Việt cũng có nhiều người lựa chọn tranh của Ngài để treo bởi bức tranh cao cấp này tượng trưng cho một đức tin sâu sắc về tín ngưỡng. Tranh Quan Âm Bồ Tát luôn giúp con người có tâm thanh tịnh hơn, hướng thiện . Ngoài ra, bức tranh Quan Âm còn mang ý nghĩa an ủi, nhắc nhở con người đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh.
Bên cạnh đó thì hình ảnh Quan Thế Âm là nữ giới chính là biểu hiện cho hành tư bi tựa như tình thương của người mẹ. Đó là tính thương vô điều kiện mà không một thứ gì có thể so sánh được.
Nếu bạn quan sát và để ý kỹ thì trong tất cả các bức tranh phật bà Quan Âm Ngài đều cầm trên tay phải là cành dương liễu và tay trái Ngài cầm bình nước cam lộ. Hình ảnh này mang ý nghĩa rất sâu sắc. Bình nước cam lộ ngọt và mát thể hiện cho việc chan rải tình thương của Ngài tới những số phận khổ cực chốn nhân gian. Dòng nước này sẽ cứu độ chúng sinh và giúp chúng sinh thanh tịnh. Cành dương liễu mềm, dẻo tượngtrưng cho đức nhẫn nhục của con người. Hình ảnh cành dương liệu này tượng trưng cho việc nếu muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sanh được an vui mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được
14
6
Thư Thư
25/01/2019 19:11:43
- Dòng tranh : Hàng Trống
- Đường nét : nhẹ nhàng , thanh thoát
- Ý nghĩa : ban phước cho người thờ cúng , răn đe điều ác , hướng người ta đến điều thiện

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×