Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tiềm năng, hiện trạng phát triển, phương hướng phát triển và khai thác nuôi trồng hải sản ở vùng biển nước ta

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
697
0
0
바보
29/04/2018 20:40:46
Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giao thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực; ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng trăm triệu dân thuộc những quốc gia này.
Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền, đường bờ biển dài trên 3.260 km (đứng thứ 27 về chiều dài bờ biển trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới) và tỷ lệ mặt tiền hướng biển gấp 6 lần thế giới. Nước ta có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế biển và giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó Biển Đông đóng vai trò “cầu nối” quan trọng, là cửa mở với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. So với các vùng khác trong nội địa, vùng ven biển gồm hầu hết các đô thị lớn có kết cấu hạ tầng khá tốt; có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang được đầu tư phát triển mạnh; có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một số loại có giá trị làm mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông sắt, thủy, bộ thuận tiện… là điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan tỏa ra các vùng khác trong nội địa.
Tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là nguồn tài nguyên dầu khí, trữ lượng ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m3 quy dầu quy đổi, chủ yếu là khí (chiếm trên 50%) và tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Trữ lượng tài nguyên dầu khí đã phát hiện vào khoảng 1,365 tỷ m3 quy dầu, chiếm 30-35% tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí dự báo của Việt Nam, trong đó khí thiên nhiên chiếm trên một nửa. Các mỏ phát hiện dầu khí phân bố chủ yếu ở bốn bể là Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay – Thổ Chu; các bể còn lại là bể Tư Chính Vũng Mây và cụm bể Trường Sa và cụm bể Hoàng Sa chưa đủ số liệu để xác định chính xác diện tích bể cũng như các điểm khai thác. Trong số các mỏ đã phát hiện, mỏ Bạch Hổ ở bể Cửu Long được coi là lớn nhất với trữ lượng khoảng 340 triệu m3 quy dầu, tương đương khoảng 2,1 tỷ thùng, đóng góp vào 80% trữ lượng dầu khai thác hàng năm của Việt Nam.
Không chỉ sở hữu trữ lượng dầu phong phú, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về giao thông thủy. Vùng ven bờ nước ta có tổng số 48 vũng vịnh với tổng diện tích khoảng 4.000 km2, phân bố từ Bắc vào Nam, trong đó vùng Nam Trung Bộ có nhiều nhất (31 vũng, vịnh), chiếm 64,6% tổng số vũng vịnh cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Bộ (7 vũng vịnh), chiếm 14,6%, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cùng có 5 vũng vịnh, chiếm 10,4%, còn vùng biển Nam Bộ không có vũng vịnh. Nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu và cho việc trú ngụ của tàu thuyền.
Về nguồn lợi hải sản, Việt Nam có mặt trong danh sách 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và danh sách 20 vùng biển có lợi ích kinh tế lớn nhất toàn cầu do hải sản đem lại. Đến nay ở vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 12.000 loài sinh vật với trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế; trữ lượng cá biển của toàn vùng khoảng 4,2 triệu tấn; sản lượng cho phép khai thác chừng 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh đó, biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi hải sản khác với khoảng 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn/năm, trong đó hải sản có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm)…
Về du lịch và kinh tế hải đảo, với bờ biển dài 3260 km cùng hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ và hàng trăm bãi tắm cát trắng trải dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo, trong đó có những bãi, biển, vịnh đẹp nổi tiếng thế giới như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… Ngoài ra, còn nhiều khu vực biển có tiềm năng lớn đã và đang được đầu tư như: vịnh Hạ Long – Hải Phòng – Cát Bà; Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Vân Phong – Đại Lãnh – Nha Trang; Vũng Tàu – Long Hải – Côn Đảo; Phan Thiết – Mũi Né; Hà Tiên – Phú Quốc. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều khu vực ven biển có rừng ngập mặn (rừng ngập mặn Cà Mau, rừng ngập mặn cần Giờ…) cùng nhiều làng nghề, lễ hội độc đáo nên tạo điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch.
Ngoài những tiềm năng về tài nguyên – môi trường, biển Việt Nam còn có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2.773 đảo ven bờ với tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.720 km2, 02 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa (gồm hơn 200 đảo) và các đối tượng địa lý (187 đảo). Trong số 3.000 hòn đảo chỉ có 03 đảo rộng trên 100 km2 là Phú Quốc (558 km2), Cái Bầu (194 km2) và Cát Bà (160 km2); còn lại là các đảo nhỏ. Các đảo phân bố từ phía Tây vịnh Bắc Bộ đến phía Đông vịnh Thái Lan nhưng chủ yếu tập trung ở hai vùng biển Đông Bắc và Tây Nam. Trong đó, các tỉnh, thành phố có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (2.078 đảo, chiếm khoảng 75% tổng số đảo ven bờ Việt Nam), thành phố Hải Phòng (243 đảo, chiếm 8,8%), Kiên Giang (157 đảo, chiếm 5,7%) và Khánh Hòa (103 đảo, chiếm 3,7%)… Hệ thống đảo Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội cả nước nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng. Với vị trí phân bố đặc thù, hệ thống đảo có lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế biển, đảo. Đây được coi là ưu thế nổi bật, đặc thù của hệ thống đảo mà các vùng khác không có.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bông
29/04/2018 20:47:39
Khai thác hải sàn: Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vùng Tàu và Bình Thuận.
Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là : ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hài Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đào Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Hãy xác đinh trên hình 9.2 những ngư trường này.
Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển). Nước ta còn có nhiều sông, suối, ao, hồ,... có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành thuỷ sản gặp không ít khó khăn.
Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Nghể thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo. Vì vậy, quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ. Ở nhiều vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.
Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thủy sản gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôitôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.
Xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bầy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×