Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu lịch sử văn hóa và con người Quảng Ngãi: Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em yêu thích nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.194
2
3
trần lan
07/11/2016 11:19:28
Lịch sử hình thành và phát triển
Từ xa xưa Quảng Ngãi đã là địa bàn cư trú của cư dân ven biển miền Trung. Qua nhiều biến thiên của lịch sử, mảnh đất này đã có ít nhiều sự đổi thay. Vào thời Lê, vùng đất Quảng Ngãi ngày nay là phủ Tư Nghĩa, trực thuộc Thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa. Năm 1808, vua Gia Long đổi thành trấn Quảng Nghĩa. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Quảng Nghĩa thành tỉnh Quảng Nghĩa.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố Quảng Ngãi) là đơn vị hành chánh thuộc tỉnh. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 10.11.1975 tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất với tỉnh Bình Bịnh thành tỉnh Nghĩa Bình; thị xã Quảng Ngãi hợp nhất với huyện Tư Nghĩa thành thị xã Quảng Ngãi. Tháng 7.1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập và thị xã Quảng Ngãi trở thành tỉnh lỵ như trước. Năm 2002, thị xã Quảng Ngãi được công nhận đô thị loại 3 và đến ngày 26.8.2005 có Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố loại 2, trực thuộc tỉnh.

Nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa
Nhân vật lịch sử
Quảng Ngãi nổi tiếng về những trang sử hào hùng và tinh thần cách mạng với các tên tuổi như: Bùi Tá Hán, Lê Văn Duyệt, Trương Định, Trương Quyền, Nguyễn Bá Loan, Phạm Kiệt, Phạm Văn Đồng, Trần Quý Hai, Trần Văn Trà,… Tiêu biểu là các nhân vật:
- Trương Định (1820 - 1864): Trương Định sinh quán làng Tư Cung Nam, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1844, ông theo cha vào Gia Định rồi lấy vợ và lập nghiệp ở Tân An, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Long An). Hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Nguyễn, Trương Định mộ dân nghèo, lập đồn điền (vừa làm ruộng vừa phiên chế thành quân dự bị) ở Gia Định, được phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ, nên thường được gọi là Quản Định. Khi quân Pháp tấn công vào Gia Định (1859), Trương Định đưa cơ binh ở đồn điền tham gia chống giặc, dùng chiến thuật du kích, tấn công bất ngờ, gây cho Pháp rất nhiều khó khăn. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên đại úy Barbe, trừng trị nhiều tên tay sai của giặc Pháp, trong đó có Bá hộ Huy ở Đồng Sơn, tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hoà. Tháng 3.1862 quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công.
Ngày 5.6.1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Nhưng theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu "Bình Tây Đại nguyên soái" do dân phong, tiếp tục lãnh đạo các cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.

Ngày 20.08.1864, do sự phản bội của Huỳnh Văn Tấn, căn cứ của Trương Định bị bao vây chặt. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh, khí tiết của người anh hùng. Khi ấy ông 44 tuổi.
- Lê Văn Duyệt (1763 - 1832): Lê Văn Duyệt sinh quán tại Mỹ Tho (tỉnh Định Tường cũ), nhưng quê gốc ở làng Bồ Đề, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Lê Văn Duyệt theo phò Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành một trong những khai quốc công thần của triều Nguyễn, được phong chức Khâm sai chưởng tả quân dinh, Bình Tây tướng quân, tước Quận công. Tuy nhiên, những đóng góp tích cực của ông vào sự phát triển của đất nước, đặc biệt là vùng đất phương Nam, gắn liền với thời gian hai lần giữ chức Tổng trấn thành Gia Định (1813 - 1816; 1820 - 1832). Được các vua Gia Long và Minh Mạng giao quyền hành rộng lớn ở Gia Định và Nam Kỳ, Lê Văn Duyệt tỏ ra là một nhà cai trị xuất sắc, thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, đoàn kết các thành phần dân cư, dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, chống tham nhũng, lạm quyền trong bộ máy quan lại… Nhiều quyết sách của ông ở Gia Định, đặc biệt là về giao thương, đối ngoại (với Cao Miên, Xiêm La và phương Tây) thể hiện tầm nhìn cởi mở, tiến bộ và có phần mâu thuẫn với chính sách "bế quan toả cảng", kỳ thị tôn giáo của triều đình Minh Mạng. Sau khi ông mất (1832), vua Minh Mạng và đình thần vin cớ Lê Văn Khôi (con nuôi và là thuộc tướng của Lê Văn Duyệt) nổi loạn ở thành Phiên An (1832 - 1835), ghép tội ông rất nặng, mãi đến năm Tự Đức thứ nhất (1848) mới được minh oan.

- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000): Phạm Văn Đồng bí danh là Tô, sinh ngày 1.3.1906 tại làng Thi Phổ Nhất, nay thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; là nhà hoạt động chính trị, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

Ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ngày 21.8.1998, Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 746/QĐ - TTg bổ nhiệm ông làm Chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba Lan và Mông Cổ. Ông mất tại Hà Nội ngày 29.4.2000, hưởng thọ 94 tuổi.

Danh nhân văn hóa
Quảng Ngãi còn là quê hương của nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi như: Bích Khê, Tế Hanh, NSND Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh...
- Tế Hanh: Tên thật là Trần Phố, quê ở vạn Đông Yên, xã Bình Dương (trước 1975 là xã Bình Thủy), huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông là Trần Tất Tố. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo. Thuở nhỏ học trường làng, trường huyện sau ra học tại trường Quốc Học Huế. Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8.1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1947, ông làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hóa kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khoá I và khóa II, Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Ông qua đời vào 16.07.2009.

- Trương Quang Lục: Ông sinh ngày 25.2.1933, quê tại xã Tịnh Khê, nay là xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đồng thời là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, Trương Quang Lục đã có một số bài hát được phổ biến như: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Hoa bên suối… Sau hòa bình, ông chuyển ra miền Bắc vừa làm kỹ sư hóa chất ở nhà máy Super - Phosphate Lâm Thao, ông vừa sáng tác ca khúc và nhiều tác phẩm ra đời ở đó.

- NSND Trà Giang: Bà sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, là một diễn viên điện ảnh Việt Nam nổi tiếng. Bộ phim đầu tiên bà tham gia là phim Một ngày đầu thu (đạo diễn Huy Vân), và bộ phim cuối cùng là Dòng sông hoa trắng (đạo diễn Trần Phương). Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1973). Trà Giang còn là đại biểu Quốc hội các khóa V, VI và VII.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
NoName.3138
09/11/2016 13:10:18
Hãy cho em các câu hỏi đầy đủ về cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa và con người Quảng Ngãi?
0
2
NoName.3177
10/11/2016 11:25:52
trong hai cuoc khang chien chong thuc dan phap va de quoc my quan va nhan dan tinh quang ngai da lap nen nhung chien thang tieu bieu nao gop phan vao thang loi chung cua dan toc trinh bay gan gon hieu biet cua em ve mot trong nhung chien thang do
1
1
NoName.3285
13/11/2016 12:53:04
hãy làm rõ truyền thống cách mạng của nhân dân quảng ngãi
1
1
NoName.3287
13/11/2016 12:59:28
trong 2 cuoc khang chien chong thuc dan phap va de quoc mi (tu nam 1945 den nam 1975) quan va dan tinh quang ngai da gop phan nao thang loi chung cua dan toc
0
1
NoName.3371
16/11/2016 11:58:06
Tôi rất thích đấy nhé .....

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×