LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
.......................................
Ôi kì lạ và thiếng liêng - bếp lửa
( Trích bếp lửa - Bằng Việt )
2 trả lời
Hỏi chi tiết
507
2
0
Ngọc Trâm
21/05/2018 21:14:44
Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà. Qua hình ảnh người bà đôn hậu với hình ảnh bếp lửa là 2 nét biểu cảm của 1 hồn thơ đẹp được thể hiện qua các câu thơ:
“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
…………………………………
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Những câu thơ đúc rút suy ngẫm về cuộc đời bà,người cháu thấy bà có 1 cuộc đời rất vất vả gian nan ‘biết mấy nắng mưa”,điệp ngữ xuất hiện lần thứ 2 biểu thị 1 ý khác nhưng đều sáng lên tình yêu thương lớn lao của đứa cháu dành cho bà.Bà đã giữ sự bền bỉ vất vả,chịu thương chịu khó mấy chục năm qua.Bây giờ cháu mới thực sự hiểu được sự kì diệu của bà.Bà là mái ấm tình thương,là chỗ dựa tinh thần của cháu.Bà không chỉ là người nhóm bếp bằng đôi bàn tay già nua gầy guộc mà bà đã nhóm lên bằng cả tấm lòng đôn hậu,ấp iu nồng đượm.Chữ “nhóm” được lặp đi lặp lại 4 lần đan kết với những chi tiết tả thực đã thể hiện 1 cách rõ nhất những suy ngẫm sâu sắc của người cháu về bà.Vị ngọt bùi của khoai sắn,hương thơm nghi ngút của nồi xôi gạo mới,bếp lửa ấp iu…đều từ bàn tay già nua tần tảo của người bà đã nhóm lên.Bà nhen nhóm nuôi dưỡng trong lòng cháu bao giấc mơ hoài bão,bao niềm vui tình yêu thương và đặc biệt hơn bà đã nhóm lên trong lòng cháu không chỉ là những kỉ niệm mà còn là niềm tin lẽ sống kì diệu.nâng bước cháu trên con đường đời.Qua đây ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa,giữ lửa mà còn là người truyền lửa
Ánh sáng bếp lửa đã hiện lên bức tranh về người bà kình yêu,vĩ đại .1 sự kì diệu mà gần gũi thân thương .Trong kí ức tâm hòn của người cháu,người bà phất phảng sắc màu cổ tích.Suy nghĩ về bà,suy nghĩ về bếp lửa Bằng Việt không dồn nén được cảm xúc của mình đã thốt lên bằng tất cả tình cảm dành cho mái ấm tình thương:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa giản dị mà vô cùng thiêng liêng ,nó cháy mãi không bao giờ dập tắt trong mọi hoàn cảnh.Nơi ấy ấp ủ sáng lên mãi tình cảm bà cháu luôn tỏa sáng trong lòng mỗi con người.
Đúng vậy,bài thơ bếp lửa là bản tình ca xúc động về nét đẹp trong gia đình.trong truyền thống dân tộc và đặc biệt là trong tâm hồn mỗi con người chúng ta,Chính vì thế mỗi lúc lật dở từng trang sách,độc giả không khỏi xúc động bùi ngùi.Và cho đến giờ phút này bài thơ vẫn có sức lan tỏa lớn trong lòng mỗi độc giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/05/2018 08:10:22

Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa. Từ những hồi tưởng về tuổi thơ, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời của bà. Bà đã hi sinh cả đời mình để nhóm bếp lửa và giữ cho ngọn lửa luôn ấm áp, tỏa sáng trong gia đình:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mai không chỉ bằng rơm rạ mà còn được nhen lên bằng chính ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin tưởng. Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “kì diệu” và “thiêng liêng”. Ngọn lửa được nhóm lên từ chính bàn tay bà đã nuôi lớn tuổi thơ cháu: “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”. Bà lặng lẽ chịu đựng, hi sinh để: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố”. Chính vì thế, đứa cháu đã cảm nhận được trong bếp lửa bình dị mà thân thuộc có nỗi vất vả, gian lao của người bà.

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.

Trong bài thơ có tới mười lần người bà hiện diện cùng bếp lửa với vẻ đẹp tần tảo, hi sinh, yêu thương con cháu. Và từ “bếp lửa”, tác giả đã đi đến hình ảnh “ngọn lửa”:

Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Người cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, đi xa. Trước mắt có những “niềm vui trăm ngả”, “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ được hiện ra. Nhưng đứa cháu vẫn không ngừng hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Mỗi ngày đều tự hỏi “Sớm mai này” là mỗi ngày cháu đều nhớ về bà, Hình ảnh người bà luôn làm ấm lòng và nâng đỡ cháu trên bước đường đi tới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư