Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai

* Đông Nam Á:
Câu 1:  Những biến đổi quan trọng từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 2: Những nét chủ yếu về tổ chức ASEAN. Tại sao nói: " Từ đầu  những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á".
Câu 3: Mối quan hệ Việt Nam với ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có những cơ hội và thách thức gì?
 * Châu Phi
Câu 1: Trình bày đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Câu 2: Những biến đổi to lớn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Theo em, đâu là biến đổi to lớn nhất ? vì sao?
Câu 3: So sánh đặc điểm giải phóng dân tộc của châu Phi và châu Á sau chiến tranh thế giới thứ 2
Câu 4: Những nét chính về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2
10 trả lời
Hỏi chi tiết
14.580
8
1
Huyền Thu
22/10/2017 20:11:20
Câu 1:
  •  *Ý 1
  • Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
  • Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.
  • Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
  • *Ý 2
  • Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…
  • Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Huyền Thu
22/10/2017 20:11:57
Câu 3:
Cơ hội 
- nước ta có thể giao lưu văn hóa, khoa học, kỉ thuật, y tế, giáo dục, thể thao với các nước trong khu vực 
- giúp đở lẫn nhau trong phát triển kinh tế, an ninh 
- thu hút vốn đầu tư nước ngoài 
- tạo công ăn việc làm cho nhân dân 
- nâng cao cải thiện đời sống của người dân 
- tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại 
- thị trường mở rộng 
- được bảo vệ trên đấu trường quốc tế 
Thách thức 
- nếu không nắm bắt được các cơ hội thì nước ta sẽ trở nên lạc hậu so với các nước khác ở trong khu vực 
- sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế, khoa học, kỉ thuật, hàng hóa của nước ta và các nước trong khu vực 
- gặp khó khăn về ngôn ngữ, phong tục, tập quán không giống nhau 
- sự hội nhập dể bị "hòa tan" làm cho các phong tục tập quán của nước ta bị phai mờ đi.
2
3
Trà Đặng
22/10/2017 20:13:06
* Đông Nam Á:
Câu 1:
Những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
  • Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
  • Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.
  • Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất
  • Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…
  • Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.
11
3
Huyền Thu
22/10/2017 20:13:29
Câu 1 phần châu phi
• Các nước châu Phi đã đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thông qua tổ chức thống nhất châu Phi. Từ khi ra đời cho đến nay, tổ chức này đã có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, phối hợp hành động thúc đẩy phong trào cách mạng ở châu Phi phát triển.
• Lãnh đạo phong trào hầu hết là chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp vô sản còn chưa trưởng thành hoặc chưa có chính đảng độc lập hoặc chưa nắm được quyền lãnh đạo cách mạng.
• Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị, hợp pháp.
• Các nước châu Phi giành được độc lập ở những mức độ khác nhau và sự phát triển kinh tế - xã hội rất không đồng đều sau khi giành được độc lập (Bắc Phi thì phát triển nhanh chóng nhưng châu Phi xích đạo chậm phát triển).
• Ngày nay châu Phi đang đứng trước nhiều khó khăn cần giải quyết như: đói rét, bệnh tật, , sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phương Tây, nợ nước ngoài, mù chữ, sự bùng nổ dân số, nội chiến. Các nước châu Phi đang ra sức phấn đấu để vượt qua những khó khăn này.
3
0
Huyền Thu
22/10/2017 20:14:11
Câu 3:
* Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
+ Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và các Đảng cộng sản đóng vai trò quan trọng trong PTGPDT ở các nước châu Á bên cạnh giai cấp tư sản và chỉnh Đảng của mình lãnh đạo PT.
+ Sau Chiến tranh, hầu hết các nước đều vùng dậy đấu tranh giành độc lập và giành thắng lợi ở các mức độ khác nhau, thời gian khác nhau.
+ Phương thức tiến hành đấu tranh: đa dạng: từ khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh chính trị...
+ Sau khi giành đôcn lập đều ra sức phát triển kinh tế và nhiều nước đã trở thành các nước công nghiệp phát triển hoặc có nền kinh tế đang phát triển.
+ Châu Á hiện nay được coi là một khu vực kinh tế năng động của thế giới.
* kết hợp với châu phi ở câu 1 
3
0
Trà Đặng
22/10/2017 20:15:48
câu 1:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai , được sự cổ vũ và thúc đẩy của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và vùng Trung Đông, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Angiêri lên cao sôi nổi, đặc biệt là từ sau chiến thắng, lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam. Tháng 8 - 1954, trước yêu cầu của sự phát triển cách mạng, Mặt trận dân tộc giải phóng Angiêri được thành lập nhằm đảm đương sứ mạng lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc. Ngày 1 – 11 - 1954, Mặt trận phát động nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang ở vùng rừng núi miền Đông Nam Angiêri.Cuộc khởi nghĩa vũ trang đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều nơi; ở các thành phố như thủ đô Angiê, Côngxtăngtanh… và nhiều vùng nông thôn đã diễn ra những cuộc xung đột vũ trang giữa nhân dân với binh lính. Ở tỉnh Orăng , các căn cứ Cách mạng được thành lập. Thực dân Pháp đã điều động những lực lượng quân đội lớn mạnh với máy bay, xe tăng, pháo binh đến đàn áp cuộc khởi nghĩa. Trải qua nhièu tháng chiến đấu, quân khởi nghĩa vẫn giữ vững vị trí của mình và đánh bại âm muư “ nhanh chóng tiêu diệt cuộc khởi nghĩa” của thực dân Pháp. Trong quá trình chiến đấu, Quân đội giải phóng Angiêri đã hình thành và phát triển ngày càng lớn mạnh
Năm 1958, sau khi lên làm tổng thống, Đờ Gôn đã tăng số quân Pháp ở Angiêri lên tới 80 vạn người , chiếm ½ lực lượng quân đội Pháp và là đội quân viễn chinh lớn nhất trong lịch sử nước Pháp từ xưa đến nay. Cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri bước vào giai đoạn khó khăn quyết liệt nhất.Với ưu thế tuyệt đối về người và vũ khí, thực dân Pháp rải quân theo chiến thuật “ô vuông”, lập những tuyến vành đai bịt chặt biên giới, tập trung hàng vạn quân càn đi, quét lại các vùng căn cứ cách mạng lần lượt theo từng “ô vuông”. Chúng còn đi dồn làng , đuổi dân, cưỡng bức 2 triệu dân vào sinh sống trong các trại tập trung ( chiếm 1/5 dân số Angiêri ) và tiến hành đàn áp , khủng bố một cách tàn khốc. Âm mưu của Pháp nhằm cô lập quân giải phóng với nhân dân, làm tê liệt sức đề kháng của nhân dân rồi tiêu diệt nhanh chóng lực lượng kháng chiến bằng sức mạnh quân sự.Nhưng do ý chí chiến đấu kiên cường và được ủng hộ của toàn dân, Quân giải phóng Angiêri đã không bị tiêu diệt mà còn phát triển lên tới hàng chục vạn và đánh bại các cuộc càn quét của địch. Từ những năm 1960 - 1961, cuộc chiến đấu của quân dân Angiêri đã chuyển từ vùng rừng núi, nông thôn sang bao vây, cô lập các thành phố lớn. Phối hợp với các cuộc tấn công quân sự, còn diễn ra phong trào đấu tranh chính trị của đông đảo quần chúng nhân dân.Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân Angiêri, mặt khác, cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài đã gây nên những hậu quả về tài chính và chính trị mà giới cầm quyền Pháp lúc này không thể chịu đựng được nữa, Pháp buộc phải tiến hành đàm phán với đại biểu chính phủ lâm thời Angiêri tại Êviăng. Ngày 18 – 3 – 1962, Pháp buộc phải kí kết Hiệp định Êviăng, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Angiêri.Hơn 8 năm kháng chiến chống một đế quốc hùng mạnh với hơn 1 triệu người hi sinh (chiếm hơn 1/10 dân số), thắng lợi của cách mạng Angiêri đã có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn ở châu Phi.Sau khi giành được độc lập, chính phủ Angiêri đã thi hành nhiều chính sách đối nội, đối ngoại tiến bộ và nhân dân Angiêri đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.Ở Cộng hoà Nam Phi, trên danh nghĩa là một quốc gia độc lập, nhưng gần 20 triệu người dân da đen và da màu ở nước này (chiếm khoảng 80% dân số Nam Phi) đã phải sống cơ cực, tủi nhục, giống như thân phận nô lệ dưới ách thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc kéo dài từ hơn một nửa thế kỉ nay
3
0
Trà Đặng
22/10/2017 20:17:59
câu 4:

Các giai đoạn phát triển:

Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, được gọi làlục địa mới trổi dậy

+Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào nổ ở Bắc Phi với thắng lợi trong cuộc chính biến CM của binh lính và sĩ quan Ai Cập (3/7/1952) lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước cộng hòa Ai Cập (18/6/1953)

+Giai đoạn 1954 – 1960: Thắng lợi trong trận Điện Biên Phủ của Việt Nam, đã cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi và Tây Phi đứng lên đấu tranh giành độc lập: Angiêri (1954 – 1960), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana (1957) …

+Giai đoạn 1960 – 1975:

- Năm 1960 có 17 nước giành độc lập, nên gọi là “Năm Châu Phi”, mở đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.

- Thắng lợi của CM Angiêri (1962), Etiôpia (1974), Môdămbích, Ăngola (1975) … Chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ.

+Giai đoạn từ 1975 đến năm 2000:

Đây là giai đoạn hoàn thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

-Tháng 4/1980 thành lập nước cộng hòa Dimbabuê.

-Tháng 3/1990 Namibia tuyên bố độc lập.

-Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi mạnh thành cao trào cách mạng rộng rãi trong đông đảo quần chúng, đến 1990 giành thắng lợi quan trọng (chủ tịch Man đê la, được trả tự do, Đảng cộng sản được thừa nhận là một tổ chức hợp pháp, các đạo luật về phân biệt chủng tộc bị bải bỏ.

-Tháng 4/1994 ông Manđêla được bầu làm tổng thống nước Nam Phi mới ,dân chủ và không còn phân biệt chủng tộc .

1
1
Trà Đặng
22/10/2017 20:24:00
câu 2:

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

Như thế:

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

1
0
Trà Đặng
22/10/2017 20:28:46
Câu 2: Những nét chủ yếu về tổ chức ASEAN. :
Hoàn cảnh ra đời:

Sau khi giành độc lập, các nước ĐNÁ dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực như: KT, VH, KH – KT, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng của các nước lớn đến khu vực này.

-Ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) Hiệp hội các nước ĐNÁ được thành lập (ASEAN) gồm: Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippin, Singapore trụ sở đặt tại Jakarta.

-Sau đó  1/1984 kết nạp thêm Brunây, 7/1995 thêm Việt Nam, 7/1997 thêm Lào và Myanma, 4/1999 thêm CPC.

+Mục tiêu:

-Tuyên bố Băng Cốc 1967,  tuyên bố Kuala Lumpur 1971 và Hiệp ước Bali 1976 đã khẳng định rõ mục tiêu chiến lược của ASEAN là:

*Xây dựng và không ngừng phát triển mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển giữa các nước ĐNÁ trên mọi lĩnh vực (chính trị ,kinh tế ,văn hoá ,khoa học –kỹ thuật…)

*Tạo nên một khu vực ĐNÁ hoà bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, không chiến tranh…

-Duy trì sự hợp tác cùng có lợi giữa ASEAN và các tổ chức quốc tế trong khu vực và quốc tế, cùng tồn tại hoà bình.

+Tính chất:   ASEAN là một liên minh chính trị – kinh tế của khu vực ĐNÁ.

+Nguyên tắc hoạt động:   Bình đẳng giữa các quốc gia hội viên.

+Cơ cấu tổ chức:

-Hội nghị thượng đỉnh: Gồm những người đứng đầu chính phủ ASEAN họp 3 năm một lần, nhằm đề ra những phương hướng và chính sách chung cho hoạt động của ASEAN và quyết định những vấn đề lớn.

-Cơ quan lãnh đạo ASEAN là hội nghị ngoại trưởng hàng năm của các thành viên.

-Uỷ ban thường trực ASEAN; đảm nhiệm công việc giữa 2 kỳ hội nghị ngoại trưởng.

+ Quá trình phát triển:

*Giai đoạn từ 1967 – 1975: là một tổ chức non yếu, sự hợp tác giữa các nước hội viên còn rời rạc.

*Giai đoạn từ 1976 – nay: tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất họp ở Bali (23/2/1976), với mục tiêu: xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng ĐNÁ hùng mạnh trên cơ sở tự lực tự cường…,mở ra một thời kỳ phát triển mới, có vai trò cao đối với thế giới.

-1976-1978 ASEAN nhấn mạnh hợp tác kinh tế giữa các nước hội viên, hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn, xúc tiến đối thoại với các nước Phương Tây.

-Từ 1979 do vấn đề Campuchia, quan hệ ASEAN và các nước Đông Dương trở nên đối đầu.

-Từ 9/1989 khi vấn đề Campuchia được giải quyết, mối quan hệ đó chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác.

-Từ đầu những năm 90 các nước ASEAN và Đông Dương, đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học –kỹ thuật …

-Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.

-Ngày 23/7/1997  ASEAN kết nạp thêm Lào và Myanmar.

-Tại Hà Nội ngày 30/4/1999 Campuchia trở thành nước thứ 10 của tổ chức này ,

=> Như vậy đến năm 1999 ASEAN trở thành ASEAN toàn ĐNÁ.

+Thành tựu:

-Qua hơn 40 năm ra đời (1967-2007)  ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nên những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội các nước thành viên.

-Tuy nhiên trong quá trình phát triển có những bước thăng trầm, nhưng vai trò quốc tế của ASEAN ngày càng cao.
1
0
NguyễnNhư
01/01 20:39:40

a) hoàn cảnh:
- sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực
- ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại băng cốc (thái lan)
b, mục tiêu
-  hợp tác phát triển kinh tế văn hoá thông qua nỗ lực chung của các thành viên
- duy trì hoà bình và ổn định khu vực
c, nguyên tắc hoạt đọng
- cùng nhau tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
- không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
- thực hiện sự hợp tác phát triển có kết quả

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư