Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta có rất nhiều anh hùng dân tộc, nhiều vị tướng tài giỏi, nhiều tấm gương để chúng ta noi theo như: Lê Lợi, vua Quang Trung, Trần Quốc Toản, Nguyễn Trãi,…….Trong số rất nhiều các nhân vật lịch sử em yêu thích nhất là nhân vật Ngô Quyền.
Ngô Quyền sinh năm Mậu Ngọ (898) ở xứ Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cùng quê với người anh hùng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Cha ông là Ngô Mân đã từng làm chức Châu mục Đường Lâm. Từ nhỏ, Ngô Quyền sống trong truyền thống yêu nước của quê hương nên đã tỏ ra là người có chí khí phi thường, thông minh tài đức.
Lúc trưởng thành, Ngô Quyền có võ nghệ tinh thông và có chí lớn. Ông đã từng tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La, đã từng theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giải phóng thành Đại La năm 931. Một trong những chiến công lừng lẫy nhất của Ngô Quyền mà nhắc tới ông là chúng ta nhớ ngay đó là chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trong cuộc chiến này Ngô Quyền đã thể hiện sự tài giỏi của mình trong cách nhìn nhận tướng giặc và trong cách bố trí trận địa trên sông Bạch Đằng
Ngô Quyền nhận định :"Hoằng Tháo là một đứa trẻ, lại đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại nghe Kiều Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song giặc có lợi về thuyền chiến, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nhưng ta sẽ cho người đem theo cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, đẽo đầu nhọn bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước thuỷ triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bây giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hay hơn kế ấy cả".
Theo đó ông đã huy động quân và dân lên rừng chặt hàng ngàn cây gỗ dài, đầu dẽo nhon và bịt sắt, rồi đem đón xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần của biển, xây dựng một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ sông. Vùng cửa sông và hạ lưu sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm điểm quyết chiến. Ngô Quyền chọn Sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến vì: Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có nhiều nhánh sông phụ đổ vào. Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh. Triều lên từ nửa đêm về sáng, cửa biển rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ đến hơn 2km. Đến gần trưa thì triều rút mạnh, chảy rất nhanh. Khi triều rút các hàng cọc mới phơi ra, còn lúc sáng sớm nước mênh mông thì thuyền lớn qua lại hai bên bờ vẫn dễ dàng. Trận địa cọc được tiến hành rất gấp rút và chỉ trong khoảng thời gian hơn một tháng là mọi việc đã hoàn thành. Trận địa bố trí vừa xong thì binh thuyền Nam Hán từ Quảng Đông kéo sang. Cuộc chiến đấu đã diễn ra như sự trù liệu và dự tính của Ngô Quyền đã vạch ra.
Cả đoàn binh thuyền lớn của Hoằng Thao vừa vượt biển vào cửa sông Bạch Đằng đã bị dồn dắt vào thế trận bố trí sẵn của ta, và bị tiêu diệt trong thời gian ngắn. Toàn bộ chiến thuyền của địch bị nhấn chìm xuống biển, hầu hết quân địch bị tiêu diệt, chủ soái Lưu Hoằng Thao bị giết tại trận.