LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày nguyên nhân và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ 2

3 trả lời
Hỏi chi tiết
765
1
0
doan man
03/12/2018 22:10:56
* Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 - 1918 ), đế quốc Pháp tuy là một nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế của Pháp bị kiệt quệ. Để hàn gắn và khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhà cầm quyền Pháp vừa tìm cách kết thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là các nước ở Đông Dương và châu Phi.
- Chương trình khai thác lần thứ hai thực hiện ở Đông Dương do An-be Xa-rô, Toàn quyền Đông Dương vạch ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
03/12/2018 22:12:33
chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở Việt Nam​
* Những chính sách khai thác về công - nông - thương nghiệp, giao thông vận tải và kinh tế:
Thực dân Pháp đã đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các nghành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm ( 1924 - 1929 ), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ phrăng ( tăng 6 lần so với trước chiến tranh ).
- Nông nghiệp:
+ Năm 1924, vốn đầu tư vào nông nghiệp là 50 triệu phrăng, đến năm 1927 đã lên đến 400 triệu phrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh.
+ Diện tích các đồn điền cao su, trồng lúa, cà phê,... được mở rộng. Diện tích trồng cao su từ 1500 ha năm 1918 lên đến 78.620 ha năm 1930. Nhiều công ti trồng cây cao su ra đời: Công ti đất đỏ, Công ti Mi-sơ-lanh, Công ti trồng cây nhiệt đới.
- Công nghiệp: Tư bản Pháp chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ, trước hết là mỏ than:
+ Nhiều công ti khai thác than mới được thành lập như Công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Tuyên Quang, Công ti than Đông Triều,...
+ Ngoài than, các cơ sở khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, tăng thêm công nhân và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Một số cơ sở chế biến quặng kẽm, thiếc, các nhà máy tơ sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, nhà máy diêm Hà Nội, Bến Thủy, nhà máy đường Tuy Hòa, gạo Chợ lớn,... đã được nâng cấp và mở rộng quy mô.
- Thương nghiệp:
+ Ngoại thương có sự tăng tiến hơn trước: trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương mới chiếm 37 %, đến những năm 1929 - 1930 đã lên đến 63 % tổng số hàng nhập. Quan hệ giao lưu buôn bán nội địa cũng được đẩy mạnh.
+ Đánh thuế rất nặng các hàng hóa nhập từ nước ngoài mà chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản nhằm nắm chặt thị trường Việt Nam ( và Đông Dương ) cho tư bản độc quyền Pháp.
- Giao thông vận tải:
+ Mục đích:
phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
+ Cụ thể:
• Đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng - Na Sầm ( 1922 ), Vinh - Đông Hà ( 1927 ). Đến năm 1932, Pháp đã xây dựng 2389 km đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam.
• Hệ thống giao thông đường thủy tiếp tục được khai thác. Ngoài các cảng đã có từ trước như cảng Hải Phòng, Sài Gòn, thực dân Pháp xúc tiến xây dựng các cảng Hòn Gai, Bến Thủy.
• Các đô thị được mở rộng và dân cư đông hơn.
- Kinh tế:
+ Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương: phát hành giấy bạc và cho vay lãi. Ngân hàng Đông Dương còn có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn.
+ Thi hành biện pháp tăng thuế nặng nên ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.
=> Chính sách khai thác thuộc địa của chúng nhìn chung về căn bản vẫn không thay đổi: hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng như các nghành luyện kim, cơ khí, hóa chất,... nhằm cột chặt Đông Dương vào nền công nghiệp của nước Pháp và biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
* Những chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp:
- Sau chiến tranh, chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn không thay đổi mà còn tăng cường để phục vụ sự thống trị của chúng và đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Đó chính là chính sách chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và bọn tay sai trung thành của chúng. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù vẫn tiếp tục được củng cố và hoạt động ráo riết. Một số tổ chức chính trị, an ninh, kinh tế được thành lập:
- Thực dân Pháp thi hành một vài cải cách chính trị - hành chính để đối phó với những biến động đang diễn ra ở Đông Dương:
+ Mở rộng các công sở cho người Việt.
+ Tăng thêm số người Việt trong các Phòng Thương mại và Canh nông ở các thành phố lớn.
+ Lập Viện Dân biểu Trung Kì ( 2 - 1926 ), Viện Dân biểu Bắc Kì ( 4 - 1926 ).
+ ở làng, xã, chúng thông qua bộ phận cầm đầu ở hương thôn để nắm sâu xuống các địa phương.
- Văn hóa, giáo dục cũng có sự thay đổi:
+ Đến tháng 12 - 1917, Toàn quyền Đông Dương lập Hội đồng Tư vấn học chính Đông Dương với chức năng đề ra những quy chế cho nghành giáo dục.
+ Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Mô hình giáo dục có tính hiện đại đang hình thành ở Đông Dương.
+ Cơ sở xuất bản, in ấn xuất hiện ngày càng nhiều với hàng chục tờ báo, tạp chí chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Nhà cầm quyền Pháp sử dụng báo chí, văn hóa,... để phục vụ công cuộc khai thác và thống trị của chúng; ưu tiên khuyến khích xuất bản các sách báo theo chủ trương Pháp - Việt đề huề.
+ Các phong trào tư tưởng, khoa học - kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam.
+ Các nghành văn học, nghệ thuật ( hội họa, điêu khắc, kiến trúc,... ) đã có những biến đổi mới về nội dung, văn hóa mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.
0
0
sao ngoi
06/01/2023 16:51:06

*Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất vì: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp bị thiệt hại nặng nề. Chúng muốn vơ vét và bóc lột thuộc địa để bù đắp vào sự thiệt hại trong chiến tranh. Ngoài ra, khu vực Đông Dương có những tiềm năng kinh tế lớn và vị trí chiến lược thuận lợi. Chiếm được khu vực này, Pháp sẽ có lợi về kinh tế và làm bàn đạp để tấn công các nước khác.

* Nội dung chương trình khai thác:

a) Về kinh tế:

- Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào nông nghiệp, mà trọng tâm là cao su.

- Tăng cường khai thác mỏ , chủ yếu là mỏ than.

- Công nghiệp: chỉ đầu tư vào công nghiệp nhẹ.

- Thương nghiệp: đánh thuế nặng vào hàng các nước nhập vào Việt Nam trước đây: Trung Quốc, Nhật Bản…

- Giao thông vận tải: đầu tư thêm vào đường sắt xuyên Đông Dương và một số đoạn cần thiết.

- Ngân hàng Đông Dương nắm mọi huyeeết mạch kinh tế, độc quyền phát hành đồng bạc.

- Tăng cường bóc lột thuế má để làm giàu cho chính quốc.

b) Về chính trị:

- Mọi quyền hành đều tập trung vào tay người Pháp, vua quan là bù nhìn, tay sai.

- Mọi quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt.

- Thẳng tay đàn áp cách mạng.

- Thi hành chính sách "Chia để trị". Chúng chia nước ta thành 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với 3 chế độ khác nhau; chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số; chia rẽ các tôn giáo. - Triệt để lợi dụng giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn để làm tay sai.

c) Chính sách văn hóa, giáo dục:

- Triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân,  khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mại dâm,..

- Hạn chế mở trường, chủ yếu là các trường tiểu học, chỉ có một số ít trường trung học ở các thành phố lớn...

- Sách, báo xuất bản công khai được lợi dụng tuyên truyền chính sách “khai hóa” của thực dân và reo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác.

* Mục đích khai thác Việt Nam của thực dân Pháp là bóc lột nhân dân ta phục vụ lợi ích của tư bản Pháp.

* Hậu quả:

- Nền kinh tế bị tàn phá, đời sống nhân dân cực khổ, đói nghèo.

- Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp giữ nước ta trong vòng lạc hậu, ngày càng lệ thuộc vào Pháp, gây nên sự chia rẽ trong đất nước ta, mâu thuẫn xã hội chồng chéo, đan xen.

- Gây ra tâm lí tự ti trong một bộ phận nhân dân ta, làm nhụt tinh thần đấu tranh...

- Các tệ nạn xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo dài đến đời sống nhân dân, ổn định xã hội...

- Hơn 90% dân số mù chữ sau cách mạng tháng Tám gây nên những khó khăn lớn cho đất nước...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư