Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ của Trung Quốc: Tài sản lớn nhất của con người là sự hiểu biết và thời gian

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.306
16
6
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/01/2018 08:47:01
1. Giải thích :
Văn bản trên nói về giá trị của thời gian :Thời gian thật sự rất quan trọng, là tài sản, là báu vật của con người. Thời gian giúp ta khôn lớn, trưởng thành, lao động, làm tất cả những việc cần thiết và quan trọng trong đời. Nhưng điều đặc biệt tạo nên vị trí, vai trò của thời gian là tính chất một đi không trở lại, như lời đã nói ra, như tên đã bắn. Một giây, một phút, một giờ đều có nhiều sự thay đổi, trôi đi tạo nên quá khứ không bao giờ lấy lại được.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết quý trọng thời gian, không phải ai cũng nhận ra giá trị của nó . Chỉ khi nào con người được sống trong niềm hạnh phúc, đạt đến đỉnh cao vinh quang, hoặc khi để tuột tay 1 cơ hội , đối mặt với hiểm nguy mới thực sự hiểu thời gian là báu vật
2. Bình luận về giá trị của thời gian
-Khẳng định giá trị , ý nghĩa của thời gian( đem lại niềm vui, thành công , hạnh phúc…)
-Lợi ích từ việc biết quý trọng thời gian, làm chủ thời gian:
Nếu ta quý từng giây, từng phút của thời gian mà nỗ lực học tập, tìm tòi nghiên cứu khoa học hay tích cực hăng say lao động để làm ra của cải vật chất cho xã hội cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn
-Tác hại của việc lãng phí thời gian :
Lãng phí thời gian, không biết giữ gìn món quà quý giá này có hậu quả vô cùng to lớn với biểu hiện chẳng có gì ghê gớm nhưng thực chất lại là con sâu gặm nhấm tâm hồn một khi biết đến hối hận. Hối hận xưa nay là điều đáng sợ nhất đối với con người nhưng cũng là điều ta ít nghĩ đến nhất. Con người rất giàu có về mặt vật chất lẫn tinh thần, có khả năng chỉnh phục mọi thứ nhưng lại ít trân trọng để rồi khi đánh mất mới tỉnh ngộ. Chính vì thế, nhìn lại quá khứ ta thường tiếc nuối những chuỗi ngày dài đã lãng phí và phát hiện ra chính những điều đơn giản nhất lại mang đến hạnh phúc lớn lao nhất. Tất cả những cảm giác khi nhận thức được vai trò, ý nghĩa của thời gian chính là hình phạt to lớn nhất cho những ai đánh mất, không trân trọng món quà này. Thời gian là cuộc sống và cuộc sống chúng ta ra sao chỉ có thể do chính chúng ta tạo dựng và thay đổi được mà thôi.
-Phê phán thái độ sống tiêu cực :
Thế nhưng bên cạnh đó những con người không biết trân trọng, lãng phí thời gian vẫn còn khá nhiều và có xu hướng gia tăng, dần trở thành thực trạng đáng lo ngại cho xã hội, nhất là khi đó đa phần là những thanh niên — lực lượng nòng cốt của đất nước. Không học hành, lao động, tự vun đắp tương lai cho bản thân, cho Tổ quốc mà chơi bời lêu lổng, sa đà vào tệ nạn xã hội… là những dấu hiệu tiêu biểu của những con người ấu tri, sống phó mặc và chỉ biết rung đùi hưởng thụ. Món quà của cuộc sống – thời gian — có lẽ đã được phân phát một cách quá rộng lựơng bởi lẽ có vô số những con người hầu như không hề biết đến hai chữ “trân trọng
3. Liên hệ mở rộng
– Quý trọng thời gian là quý trọng giá trị của cuộc sống
-Hãy sống đẹp từng ngày trong hiện tại
_ Qúy trọng thời gian không có nghĩa là sống gấp, sống hưởng thụ mà là sống hết mình, cống hiến cho xã hội…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
19
Quỳnh Anh Đỗ
30/01/2018 12:19:31
I. MỞ BÀI
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật - người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá. Người đã dạy chúng sinh rằng: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”.
II. THÂN BÀI
1. Trước hết ta cần hiểu lời dạy này có ý nghĩa như thế nào? “Tài sản” là sự sở hữu của cá nhân hay tập thể về một giá trị vật chất hay tinh thần có ý nghĩa rất lớn. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi làm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của con người là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người.
2. Bàn luận:
a. Từ cách giải thích đã nêu ở trên, ta thấy lòng khoan dung của con người trong cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp.
- Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người.
- Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình.
- Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người.
- Mặt khác, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. (Nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người có ích cho xã hội; Nguyễn Trãi và Lê lợi sau khi đại thắng quân Minh, đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho bại quân trở về chính quốc)
b. Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai.
- Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù.
3. Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động:
- Về nhận thức ta thấy: lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”
- Về hành động ta cần: rèn luyện nhân cách, phẩm giá, sống biết yêu thương, sẻ chia, đồng cảm; biết kiềm chế những cảm xúc nóng giận và học cách yêu thương, vị tha, khoan dung.
III. KẾT BÀI
Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×