Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong đoạn thơ, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh hay tả cảnh ngụ tình?

Các bạn ơi giúp mình với
4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.588
4
2
Ngọc Trâm
22/05/2018 21:32:45
Câu 6 :
a, Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
b, Nguyễn Du sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình
Tả cảnh: miêu tả, khái quát được phong cảnh cần giới thiệu, cần tả
Tả cảnh ngụ tình: từ phong cảnh được miêu tả, gợi lên được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Tiểu Khả Ái
22/05/2018 21:32:47
6)
a. 5 câu thơ tiếp theo là:
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
3
1
Ngọc Trâm
22/05/2018 21:34:17
Câu 7 :
a, * Ước lệ: Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được dùng trong văn chương cổ.
Ví dụ: dùng hình ảnh “tuyết rơi” để tả mùa đông, “lá vàng rụng” để chỉ mùa thu, “giọt châu” để chỉ giọt nước mắt, “làn thu thuỷ” để chỉ ánh mắt của người con gái.

* Tượng trưng: Là biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể thường lấy từ cây cỏ, chim muông.
Ví dụ: Hình ảnh cây trúc tượng trưng cho người quân tử, cây tùng tượng trưng cho nhân cách cứng cỏi, vững vàng, tuyết tượng trưng cho tâm hồn trong sáng,...

-------> Ước lệ và tượng trưng giống nhau ở chỗ cả hai đều là hình ảnh ẩn dụ và khác nhau ở chỗ tượng trưng là một hình ảnh hoàn chỉnh, ước lệ phần nhiều chỉ là một chi tiết của hình tượng. Phương pháp nghệ thuật cổ không miêu tả hiện thực theo dạng tả chân thực, theo thẩm mĩ văn học cổ dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng đem lại cho lời văn lời thơ trang nhã, bóng bẩy, súc tích. Nhưng, ước lệ tượng trưng được sử dụng một cách sáo mòn, rập khuôn theo công thức sẽ làm cho câu văn, câu thơ rơi vào tình trạng hình thức, nghèo nàn về nội dung.

* Ước lệ tượng trưng : là một đặc điểm của nghệ thuật thơ văn cổ. Đó là cách diễn đạt theo qui ước, khuôn mẫu có sẵn làm cho lời thơ, lời văn thêm tao nhã, thâm thuý. Các nhà thơ cổ đặc biệt là Nguyễn Du là người đã có nhiều sáng tạo trong thủ pháp này.
b, Thúy Vân
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Thúy Kiều
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
3
1
Quỳnh Anh Đỗ
23/05/2018 10:11:42
C6:
c. Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du nói chung rất đa dạng , tài tình và phong phú. Chính Nghệ thuật tả cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều. Lối tả cảnh diễm tình .Nó( phép thế) là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan , man mác khắp trong truyện Kiều . Và( phép nối) cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật chính hoặc phụ ẩn chứa trong đó. Nói một cách khác , Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó.
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Thế rồi gặp cảnh mả Đạm Tiên đắp vội , chỉ còn một nắm đất thấp “ sè sè “ bên đường, chen lẫn vài ngọn cỏ úa :
Sè sè nắm đấ bên đường
Rầu rầu ngon cỏ nửa vàng nửa xanh.
Rồi ngọn gió gọi hồn “ ào ào “ thổi tới như muốn nhắn nhủ điều chi :Ào ào đổ lộc rung câyỞ trong dường có hương bay ít nhiều.Hay cảnh vườn Thúy khi Kim Trọng trở lại tìm Kiều mà không thấy nàng , chỉ thấy cánh én xập xè bay liệng trên mặt đất hoang phủ đầy rêu phong:Xập xè én liệng lầu khôngCỏ lan mặt đất rêu phong dấu giầy .Và đêm xuống ánh trăng soi “ quạnh quẽ “ lẻ loi nơi vườn vắng, tri âm chỉ còn là những cọng cỏ dại mọc lưa thưa:
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời.
Chính vì Nguyễn Du đã kết hợp được cả hai lối hành văn bác học và bình dân một cách tài tình nên truyện Kiều đã được tất cả mọi giai tầng trong xã hội đón nhận thưởng thức một cách nhiệt thành. Những chữ mộc mạc bình dân đã chứng tỏ một bước tiến của nền văn chương Việt Nam trên con đường xa dần ảnh hưởng của chữ Hán chữ nôm mà ï Nguyễn Du đã tiên phong dấn bước
.Lối dùng điển tích trong tả cảnh .Nguyễn Du là một thi hào dùng rất nhiều điển tích trong tác phẩm của mình. Nhưng khác với những nhà thơ khác , thường dùng điển tích chỉ vì chưa tìm được chữ quốc ngữ thích đáng để thay thế . Nguyễn Du thì khác , cụ đã dùng điển tích để “ làm câu thơ thêm có ý vị đậm đà mà vẫn lưu loát tự nhiên, không cầu kỳ thắc mắc “như Giáo sư Hà Như Chi đã nhận định. (Việt Nam Thi Văn Giảng Luận) Nhưng phải nói, những điển tích mà Nguyễn Du dùng chính đã làm giàu cho nền văn chương quốc ngữ Việt Nam , thậm chí nhiều điển tích đã trở thành ngôn ngữ hoàn toàn Việt Nam , mà nói tới ai ai cũng hiểu ý nghĩa đại cương của nó . Chẳng hạn những chữ Biển dâu, Gót sen, Sư tử Hà Đông, kết cỏ ngậm vành , mây mưa, ba sinh, chắp cánh liền cành ..v...v .Những điển tích thường nằm nhiều trong những đoạn thơ tả người, tả tình , tả tâm trạng , tả tiếng đàn , trải dài trong suốttruyện Kiều .Riêng trong lãnh vực tả cảnh là chủ điểm của bài này, chúng ta không gặp nhiều điển tích cho lắm . Nhưng cũng xin đan cử vài ví dụ.Chẳng hạn như đoạn tả cảnh Kiều nhớ Kim Trọng bên dòng nước trong xanh phản chiếu ánh trăng ngà :“ Gương nga chênh chếch dòm songVàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân ” “Gương Nga”chỉ mặt trăng , do tích Hằng Nga , mỹ nhân , vợ của Hậu Nghệ , đánh cắp và uống hết thuốc tiên mà Hậu Nghệ xin được của bà Tây Vương Mẫu . Hằng Nga hóa tiên và bay lên mặt trăng . Từ đó người ta thường gọi mặt trăng là Gương Nga hay chị Hằng , chị Nguyệt .Hai câu thơ khác :Sông Tần một giải xanh xanhLoi thoi bờ liễu mấy cành Dương QuanSông Tần lấy từ câu “ dao vọng Tần Xuyên, can trường đoạn tuyệt” ý nói ở xa nhìn nước sông Tần như nát gan xé ruột . Dương Quan là tên một cửa ải xa ở phía tây nam tỉnh Cam Túc. Cả hai điển tích trên đều mang ý nghĩa một sự nhớ nhung khi xa cách. Đó là lúc Thúy Kiều tiễn đưa Thúc Sinh trở về thăm vợ cũ là Hoạn Thư.Hay:Trước lầu Ngưng Bích khóa xuânVẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Chữ Khóa Xuân lấy từ điển tích Châu Du bị gió đông cản việc phóng hỏa đốt trại Xích Bích , nên Đài Đồng Tước không bịcháy , nhưng chính vì đó mà đã khóa chặt tuổi xuân hai chị em tên Đại Kiều và Tiểu Kiều ,một người vợ Tôn Sách và mộtngười vợ Châu Du..Đông phong bất dữ Chu lang tiện,Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều .Hai câu thơ trên ngụ ý tả cảnh lầu Ngưng Bích như là nơi đã khóa kín tuổi xuân của Thúy Kiều.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo